TÌM HIIỂU VỀ NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM NGÀY TÔN VINH HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT, GIÁO DỤC Ý THỨC THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT CHO MỌI NGƯỜI TRONG XÃ HỘI
1. Sự hình thành ngày pháp luật
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng đặc biệt, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, yêu cầu tăng cường vai trò của pháp luật là một tất yếu khách quan. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp. Ngày Pháp luật là một trong những hình thức, biện pháp, là một mô hình triển khai cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu đó.
Ngày Pháp luật thực chất là mô hình bắt nguồn từ sáng kiến của cơ sở. Xuất phát từ nhu cầu đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, các tỉnh Hà Tây (trước đây), Tiền Giang, Long An... đã tổ chức triển khai mô hình này với tính chất là một ngày sinh hoạt pháp luật tập trung để cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và sau đó được một số địa phương khác tham khảo, áp dụng. Qua theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp việc thực hiện mô hình “Ngày pháp luật” tại các địa phương, Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (nay là Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương) đã đánh giá đây là một cách làm mới, tích cực, góp phần đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn nhân rộng mô hình này trên phạm vi toàn quốc (Công văn số 3535/HĐPH ngày 04/10/2010 của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ). Theo đó, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đa số các Bộ, ngành đã triển khai thực hiện mô hình này và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực trong thực tế.
Xuất phát từ vai trò của pháp luật và từ những mô hình, sáng kiến về Ngày pháp luật của địa phương, kết hợp với việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, trong quá trình xây dựng Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, theo đề xuất của Chính phủ, Ngày Pháp luật đã chính thức được thể chế hóa trong Luật phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013.
Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định:“Ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.
Cụ thể hóa Điều này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 4/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức triển khai thực hiện Ngày Pháp luật.
2. Mục đích, ý nghĩa ngày pháp luật
Theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật được tổ chức để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; là cơ hội để tổ chức nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cộng đồng thông qua những cách thức khác nhau. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.
Trên thế giới, hiện có nhiều nước tổ chức Ngày Pháp luật hay “Ngày Hiến pháp” như một ngày hội để “thượng tôn pháp luật”, tôn vinh Hiến pháp – đạo luật gốc của mỗi quốc gia. Hiện có khoảng 40 quốc gia lấy ngày ký, ban hành hoặc thông qua Hiến pháp để hàng năm tổ chức kỷ niệm “Ngày Hiến pháp” của mình. Trong ngày này, các luật gia, luật sư và các hiệp hội nghề nghiệp về luật tổ chức nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng nhằm tăng cường hơn nhận thức của nhân dân, học sinh, sinh viên về vị trí, vai trò tối thượng, không thể thay thế của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là về các giá trị tự do, dân chủ, công lý, công bằng.
Ở Việt Nam, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật với dấu mốc đây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta năm 1946, khởi đầu cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, là sự khẳng định mạnh mẽ các giá trị dân chủ, dân quyền, thượng tôn pháp luật và còn tồn tại bền vững cho đến ngày hôm nay. Các giá trị đó thể hiện tập trung nhất tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, được kế thừa trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992.
Ngày Pháp luật khơi dậy trong mọi cá nhân công dân ý thức về trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của mình mà tham gia một cách tích cực vào các sinh hoạt của đời sống chính trị và đời sống xã hội. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Ngày Pháp luật với nội hàm ghi nhận ngày ban hành bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nhà nước Việt Nam thì không chỉ giới hạn chỉ là ngày 09/11, mà được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, để không chỉ là một ngày, mà phấn đấu sẽ là 365 ngày trong một năm mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật theo hiện khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật cũng là một trong những chế định quan trọng đặt tiền đề cho việc đổi mới tổ chức thực hiện công tác này. Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội.
Năm 2013 là năm đầu tiên tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật trong phạm vi toàn quốc và cũng là năm ghi nhận một sự kiện rất quan trọng trong đời sống chính trị - pháp lý của đất nước, đó là việc toàn dân tích cực tham gia quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Do vậy, chủ đề Ngày Pháp luật năm 2013 được xác định là:“Toàn dân xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Ngày Pháp luật năm 2017 với Chủ đề “Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp”.
Ngày Pháp luật là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng, nhằm tạo sự chuyển biến toàn diện trong ý thức tự giác tuân thủ chấp hành Hiến pháp và pháp luật; xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền công dân, quyền con người; phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Lê Thành Nhân - Phòng Tư pháp
-
Phổ biến pháp luật về đất đai và trợ giúp pháp lý tại xã Kim Trung
Thứ hai, 03/06/2024 61 lượt xem
-
[Infographics] 3 kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin cá nhân
Thứ tư, 26/07/2023 1005 lượt xem
-
Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, trợ giúp pháp lý tại huyện Kim Sơn
Thứ sáu, 21/04/2023 1137 lượt xem
-
Triển khai Bộ tiêu chí theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi trong nước
Thứ hai, 14/11/2022 1574 lượt xem
-
Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 09/11/2022
Thứ ba, 18/10/2022 2455 lượt xem
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
Báo cáo kết quả vận động ủng hộ quỹ "Đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội" các cấp huyện Kim Sơn năm 2024
Thứ sáu, 30/08/2024 70 lượt xem
-
Thông báo kết quả lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá 103 lô Kim Tân
Thứ năm, 22/08/2024 115 lượt xem
-
Thông báo kết quả ủng hộ quỹ Đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội huyện năm 2024 (từ ngày 28/6/2024 đến ngày 16/8/2024
Thứ hai, 19/08/2024 138 lượt xem
-
Thông báo về việc lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá tài sản
Thứ năm, 15/08/2024 128 lượt xem
-
Thông báo kết quả ủng hộ quỹ Đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội huyện năm 2024 (từ ngày 28/6/2024 đến ngày 09/8/2024)
Thứ sáu, 09/08/2024 186 lượt xem
-
V/v bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 02/9 và tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường
Ban hành: 22/08/2024
-
QĐ về việc phê duyệt Dự toán, Phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng do ảnh hưởng khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án: Xây dựng trụ sở công an 24 xã thuộc đề án “Đảm bảo cơ sở vật chất cho Công an xã chính quy trên địa bàn tỉnh” (đợt 1:12 xã) - Hạng mục: Trụ sở công an xã Yên Lộc
Ban hành: 21/08/2024
-
QĐ về việc phê duyệt Dự toán, Phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng do ảnh hưởng khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án: Xây dựng trụ sở công an 24 xã thuộc đề án “Đảm bảo cơ sở vật chất cho Công an xã chính quy trên địa bàn tỉnh” (đợt 1:12 xã) - Hạng mục: Trụ sở công an xã Kim
Ban hành: 21/08/2024
-
QĐ Về việc phê duyệt Dự toán, Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ĐT.482 kết nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 10 và kết nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 12B, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 21/08/2024
-
QĐ về việc phê duyệt dự toán, phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (Hạng mục nạo vét và kè sông khu dân cư phía Nam thuộc tuyến đường phải sông Phát Diệm) để thực hiện dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho 04 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ - Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 31/07/2024
-
V/v thực hiện một số nghi thức trong những ngày Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ban hành: 23/07/2024
-
V/v thực hiện một số nghi thức trong những ngày Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ban hành: 23/07/2024
-
V/v phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông
Ban hành: 01/07/2024
-
KH kiểm tra công vụ năm 2024
Ban hành: 01/07/2024
-
V/v triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 04/2024/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Ban hành: 29/06/2024
Lượt truy cập: 1965448
Trực tuyến: 54
Hôm nay: 1270