Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ năm, 21/11/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

1. Vị trí địa lý:

Phát Diệm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 27 km về phía Đông Nam, thị trấn nằm trên quốc lộ 10 và ngã tư sông Vạc, sông Ân. Quốc lộ 10 đi qua 3 xã: Kim Chính, Thượng Kiệm và xã Lưu Phương chia các xã này thành 2 nửa, phần trung tâm nằm bên quốc lộ 10 được tách ra để thành lập thị trấn Phát Diệm.

Diện tích: 105,3 ha; Dân số: 10.687 người, số người theo đạo công giáo chiếm tỉ lệ 23,7% số dân.

Thị trấn Phát Diệm được thành lập ngày 03/02/1958 theo Nghị định số 162/NĐ của Chính phủ thành lập thị trấn Phát Diệm thuộc huyện Kim Sơn với dân số 5000 người gồm 6 phố: Phố Trì Chính (phố Kiến Thái cùng trong phố Trì Chính), phố Thượng Kiệm, Phú Vinh, Năm Dân, Phát Diệm và Lưu Phương.

Năm 1988, theo Quyết định số 106-QĐ/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ, thị trấn Phát Diệm có 9 phố (phố Phát Diệm tách thành 3: Đông, Tây, Nam, phố Trì Chính tách thành 2: Trì Chính, Kiến Thái).

Năm 2004, theo phân vạch địa giới hành chính, tách phố Lưu Phương về xã Lưu Phương, thị trấn Phát Diệm được chia ra 8 phố: Kiến Thái, Trì Chính, Thượng Kiệm, Phú Vinh, Phát Diệm Đông, Phát Diệm Tây, Năm Dân và Phát Diệm Nam.

* Vị trí tiếp giáp với các đơn vị hành chính khác:

- Phía Đông giáp xã Kim Chính.

- Phía Nam giáp xã: Kim Chính, Thượng Kiệm, Lưu Phương.

- Phía Tây giáp xã Lưu Phương.

- Phía Bắc giáp xã Kim Chính, Thượng Kiệm, Lưu Phương.

2. Truyền thống, lịch sử:

Lịch sử và truyền thống đấu tranh cách mạng trong hai cuộc kháng chiến và hơn 40 năm xây dựng quê hương đất nước trong đó có 10 năm của sự nghiệp đổi mới. Đảng bộ và nhân dân thị trấn Phát Diệm được Đảng, Bác Hồ và Nhà nước khen thưởng nhiều danh hiệu cao qúy:

* Khen thưởng tập thể:

- Thị trấn:

+ Khen thưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1958 về thanh toán nạn mù chữ.

+ Huân chương lao động hạng Ba năm 1958 về thanh toán nạn mù chữ.

+ Huân chương Lao động hạng nhì năm 1965 về hoàn thành kế hoạch bổ túc văn hóa.

+ Huân chương chiến công hạng Ba năm 1967 về chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

+ Huân chương chiến công hạng Ba năm 1968 về bảo vệ trị an.

- Hợp tác xã:

+ Huân chương lao động hạng Ba năm 1978 và Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1985 cho xí nghiệp hợp tác Đại Đồng.

+ Huân chương lao động hạng Ba năm 1981 và Huân chương Lao động hạng Nhì năm 1987 cho hợp tác xã vận tải Mùa Thu.

+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 1985 và Huân chương lao động hạng Ba năm 1988 cho hợp tác xã Đại Thắng.

* Cá nhân:

03 Huân chương độc lập.

01 Huân chương lao động hạng Nhất.

807 Huân chương chống Pháp, chống Mỹ các loại.

301 Huy chương chống Pháp, chống Mỹ các loại

65 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

03 Huy hiệu của Hồ Chủ Tịch.

06 Kỷ niệm chương chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy.

(Nguồn: Lịch sử Đảng bộ thị trấn Phát Diệm (1945-1995)).

3. Tiềm năng, thế mạnh:

* Du lịch:

Quốc lộ 10 và sông Vạc chia thị trấn Phát Diệm làm 4 phần cân xứng ở 4 phía của ngã tư sông Vạc và sông Ân tạo ra hệ thống giao thông thủy và bộ rất thuận lợi, các sản phẩm buôn bán đặc trưng như chiếu cói, rượu Kim Sơn, gạo tám, nếp, dự…

Thị trấn Phát Diệm nổi tiếng với nhà thờ Phát Diệm - một công trình kiến trúc đá hiện đại hài hòa kết hợp giữa phương Đông và phương Tây, nơi được ví như kinh đô công giáo của Việt Nam.

Cầu ngói Phát Diệm là một công trình độc đáo, đã được in hình trên tem bưu chính Việt Nam. Cầu nằm bắc qua sông Ân ở trung tâm thị trấn Phát Diệm. So với 5 cây cầu ngói cổ hiện còn lại ở Việt Nam, cầu ngói Phát Diệm có chiều dài khá lớn, 36m, chia thành 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian.

* Làng nghề thủ công cói truyền thống: Thị trấn Phát Diệm có 03 làng nghề cói truyền thống: Làng nghề cói phố Năm Dân, làng nghề cói Trì Chính, làng nghề cói Phú Vinh.

4. Kinh tế - xã hội:

Về cơ cấu kinh tế chủ yếu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, nông nghiệp. Trong đó: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 40%; kinh doanh dịch vụ, xây dựng chiếm 50%, nông nghiệp chiếm 10%.

Trong những năm qua, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế thị trấn Phát Diệm vẫn duy trì ổn định, hằng năm tốc độ tăng trưởng đạt 10-13%, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, nâng cao.

5. Danh sách Ban chấp hành Đảng bộ, lãnh đạo HĐND và UBND thị trấn:

DANH SÁCH

Tham gia BCH Đảng bộ thị trấn Phát Diệm, nhiệm kỳ 2020-2025

Lãnh đạo HĐND, UBND thị trấn

 

STT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị công tác

Số điện thoại

I

DANH SÁCH BCH ĐẢNG ỦY XÃ

1

Trần Thanh Liêm

TVHU, Bí thư Đảng ủy TT

0982.971.259

2

Triệu Quốc Cường

Phó Bí thư TT Đảng ủy TT

0903.224.412

3

Đỗ Văn Thành

Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND TT

0913.326.229

4

Trần Đức Đại

Phó CT UBND TT

0915.430.955

5

Nguyễn Mạnh Thắng

Trưởng Công an thị trấn

0904.008.456

6

Trần Văn Thủy

PCT HĐND TT

0978.508.595

7

Trần Công Lâm

Bí thư chi bộ phố PD Đông

0363.031.237

8

Phan Thị Hường

Chủ tịch Hội Phụ nữ

0986.490.793

9

Trần Thị Vân Anh

Bí thư Đoàn Thanh niên

0915.560.355

10

Nguyễn Thị Thanh Hương

HIệu trưởng trường MN

0971.876.385

11

Trần Thị Kim Nhung

Công chức Văn phòng Đảng ủy

0972.047.145

12

Nguyễn Thị Hải Yến

Phó chủ nhiệm UBKT Đảng ủy

0966.755.268

13

Nguyễn Công Chung

Chủ tịch Hội Nông dân

0966.780.522

14

Hoàng Khắc Hiển

Chủ tịch UBMTTQVN thị trấn

0914.309.400

II

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO HĐND TT

1

Trần Thanh Liêm

TVHU, Bí thư Đảng ủy TT

0982.971.259

2

Trần Văn Thủy

PCT HĐND TT

0978.508.595

III

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO UBND TT

1

Đỗ Văn Thành

CT UBND TT

0913.326.229

2

Trần Đức Đại

PCT UBND TT

0915.430.955

 

 

 

 

 

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 2125723

Trực tuyến: 36

Hôm nay: 1006