Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ năm, 21/11/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

1.     Vị trí địa lý:

Hồi Ninh là xã cách trung tâm huyện Kim Sơn trên 7km về phía Tây. Phía Bắc giáp xã Khánh Nhạc, Khánh Thủy huyện Yên Khánh, phía Nam giáp sông Đáy bên kia là huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định, phía Đông giáp xã Chất Bình, phía Tây giáp xã Kim Định. Hồi Ninh gồm 6 thôn: Dĩ Ninh, Đạo Củ, Dưỡng Điềm, Đồng Nhân, Tuân Hóa, Hồi Thuần.

Tổng diện tích tự nhiên là 524 ha, dân số hiện nay là 6.555 người, trong đó, tỷ lệ đồng bào theo đạo Công giáo chiếm trên 53%.      

Từ khi khai hoang lập ấp đến nay, xã Hồi Ninh đã trải qua nhiều lần biến đổi với những tên gọi khác nhau.

Năm 1946, huyện Kim Sơn đổi tên các đơn vị hành chính, xóa bỏ tên tổng, thành lập các xã. Xã Hồi Ninh lúc này có tên là Hoàng Thám gồm các làng Dĩ Ninh, Đạo Củ, Dưỡng Điềm, Đồng Nhân, Tuân Hóa và Hồi Thuần.

Năm 1964, theo Quyết định số 199-QĐ/NV, ngày 22/7/1964 của Bộ Nội vụ, huyện Kim Sơn đổi tên 17 xã, xã Hoàng Thám đổi thành xã Hồi Ninh.

Đến năm 1977, theo Quyết định số 125/CP ngày 27/4/1977 của Hội đồng Chính phủ và Chỉ thị số 01/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam Ninh, 09 xã phía Nam huyện Yên Khánh được sáp nhập vào huyện Kim Sơn, lúc này xã Hồi Ninh sáp nhập với xã Chất Bình thành xã Kim Bình.

Đến năm 1994, theo Nghị định 59/CP ngày 04/7/1994 của Chính phủ, 09 xã phía nam huyện Yên Khánh tách khỏi huyện Kim Sơn, đồng thời tách xã Kim Bình thành xã Hồi Ninh và xã Chất Bình.

2.     Truyền thống, lịch sử:

Lịch sử bao giờ cũng có tính liên tục, kế thừa và phát triển, 69 năm (1948 - 2017), hơn nửa thế kỷ Đảng bộ và nhân dân xã Hồi Ninh đã trải qua biết bao những biến động. Đã viết lên những trang sử truyền thống đấu tranh cách mạng thật đáng tự hào, những trang lịch sử đã được kết tinh trong quá trình lâu dài, đấu tranh gian khổ để khắc phục khó khăn, chống áp bức bất công và xây dựng quê hương.

Trải qua các cuộc chiến tranh biết bao hy sinh mất mát, nhân dân Hồi Ninh vẫn tuyệt đối trung thành, tin tưởng vào đường lối và sự lãnh đạo của Đảng, dồn sức cho chiến trường, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, tình hình chính trị trong xã luôn ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội không ngừng được tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy phong trào của xã phát triển vững chắc và toàn diện song vai trò của Đảng bộ trên một số lĩnh vực hoạt động còn hạn chế.

Những thay đổi căn bản trong 69 năm qua của xã thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, chế độ Xã hội chủ nghĩa nổi lên sức mạnh to lớn của nhân dân và sự trưởng thành toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng bộ xã Hồi Ninh.

Lịch sử đấu tranh cách mạng 69 năm qua Đảng bộ là niềm tự hào của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã để lại những kinh nghiệm qúy báu, vận dụng đường lối cách mạng của Đảng, kinh nghiệm và lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương cho hiện tại và mai sau.

Đảng bộ luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhân dân, chăm lo quyền lợi chính đáng của nhân dân, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nâng cao trình độ giác ngộ vì quyền lợi và nghĩa vụ cho nhân dân, coi đây là mục tiêu, là động lực hoạt động của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đầy gian khổ hy sinh, nhiều cán bộ đảng viên là tấm gương tiêu biểu nêu cao tinh thần cách mạng, ra sức hoạt động dũng cảm chiến đấu trong chiến tranh ác liệt. Chi bộ thường xuyên được củng cố và lãnh đạo nhân dân chiến đấu ngay trong vùng địch hậu, địch chiếm đóng. Trong xây dựng Chủ nghĩa xã hội, toàn thể đảng viên trong Đảng bộ hăng hái đi tiên phong trong công cuộc đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp, văn minh.

Thực tiễn 69 năm xây dựng và lãnh đạo cách mạng của địa phương và những thành quả to lớn mà Đảng bộ và nhân dân Hồi Ninh đã đạt được thể hiện sự trưởng thành nhanh chóng của Đảng bộ là kết quả toàn diện của công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ.

3.     Tiềm năng, thế mạnh:

Vào thời điểm tách xã (năm 1994), bên cạnh niềm phấn khởi trước vận hội mới và những thuận lợi cơ bản, Đảng bộ, nhân dân trong xã cũng phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức: Hồi Ninh là xã nghèo, thuần nông, điểm xuất phát thấp, kinh tế kém phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kém, nhiều tuyến đường giao thông, trường học, trạm y tế, bệnh viện đã xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu; thiếu đội ngũ cán bộ quản lý tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ mới; đời sống của nhân dân còn rất nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh đó, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong xã đã nhận thức đúng đắn những thuận lợi, khó khăn của xã, tăng cường đoàn kết, nâng cao truyền thống cách mạng, phát huy nội lực, năng động, sáng tạo, ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, giành được những kết quả quan trọng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.

 Nét nổi bật nhất là đã phát huy và khai thác được các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của xã và thu hút được các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vào địa bàn xã để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, liên tục 18 năm qua kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10%, nhiều chỉ tiêu kinh tế đã đạt và vượt mức kế hoạch đề ra.

Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp với truyền thống cần cù, sáng tạo và tích cực tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ sản xuất nhỏ mang tính tự cấp tự túc, đến nay đã phá được thế độc canh cây lúa, đưa nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp. 18 năm liền Hồi Ninh liên tiếp giành được những vụ mùa thắng lợi; năng suất, sản lượng lương thực năm sau cao hơn năm trước và tăng đồng đều ở tất cả các vụ, các thôn trong xã.

Cùng với việc nâng cao năng suất lúa, sản xuất vụ đông của xã cũng phát triển mạnh và đang trở thành vụ sản xuất chính. Nuôi thủy sản phát triển, chuyển dần sang hướng sản xuất hàng hóa. Chú trọng công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp sâu rộng trên địa bàn xã. Phát huy một số ngành nghề thủ công trên địa bàn xã để tăng thêm thu nhập cho người dân trong những ngày nông nhàn như đan bèo bồng, đan cói, đan mây tre… Do đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

4.     Kinh tế - xã hội:

Ủy ban nhân dan xã đã chủ động xây dựng kế hoạch và dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, chủ động đề ra các biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ và thương mại, chuyển dịch cơ cấu giống lúa, cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

Chú trọng phát huy một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có thế mạnh của địa phương như nghề mộc, sản xuất hàng chiếu cói, bèo bồng tạo việc làm cho người lao động trong những ngày nông nhàn. Từng bước chuyển dịch cơ cấu mở rộng dịch vụ nâng cao tỷ trọng phát triển kinh tế. Đời sống Nhân dân ổn định nhiều mặt được cải thiện.

Bên cạnh đó, địa phương cũng chú trọng phát triển ngành chăn nuôi, công tác thú y được quan tâm chỉ đạo. Tăng cường kiểm tra, giám sát, chuyển giao khoa học kỹ thuật chú trọng nâng cao năng suất lao động do đó đàn gia súc, gia cầm ổn định, đạt chất lượng năng suất cao.

Thực hiện tốt công tác xã hội hóa trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, thực hiện có hiệu qủa chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông nông thôn, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Nhìn chung tình hình kinh tế xã hội ổn định và có bước phát triển; sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được duy trì ổn định, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ; các chính sách xã hội được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống cho nhân dân; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, xây dựng Nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo.

5. Danh sách Ban chấp hành Đảng bộ, lãnh đạo HĐND và UBND xã:
 

DANH SÁCH

Ban Chấp hành Đảng bộ, lãnh đạo HĐND, lãnh đạo UBND xã

Nhiệm kỳ 2020 - 2025

 

STT

Họ và tên

Chức vụ công tác hiện nay

Số điện thoại

I.

DANH SÁCH BCH ĐẢNG BỘ XÃ

1

Lê Thanh Đức

Bí thư Đảng Bộ

0914.667.046

2

Đặng Văn Bảo

PBT TT Đảng ủy- CT HĐND

0374.170.256

3

Vũ Văn Tưởng

PBT Đảng ủy, CT UBND

0973.483.925

4

Trần Quang Đại

Phó Chủ tịch UBND

 0976.603.633  

5

Tô Đăng Khoa

Phó Chủ tịch HĐND

0983.750.635

6

Tô Nhất Ninh

Chủ tịch MTTQ xã

  0915.703.682 

7

Vũ Văn Ninh

Bí thư Đoàn xã

0976.738362

8

Nguyễn Quốc Đạt

Chỉ huy trưởng Quân sự

0962.376.133

9

Nguyễn Anh Tài

Trung tá- Trưởng Công an

0913.030.555

10

Đỗ Hồng Thanh

Công chức Tư pháp

0982.056.525

11

Đậu Ngọc Thoại

PCN UBKT ĐU

0342.392.636

12

Trần Thị Hướng

CT Hội LHPN

0352.966.055

13

Phạm Văn Toàn

Bí thư chi bộ xóm 1

0396.704.519

II.

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO HĐND XÃ

1

Đặng Văn Bảo

PBT TT Đảng ủy- CT HĐND

 0374.170.256

2

Tô Đăng Khoa

Phó Chủ tịch HĐND

0983.750.635

III.

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO UBND XÃ

1

Vũ Văn Tưởng

PBT Đảng ủy, CT UBND

0973.483.925

2

Trần Quang Đại

Phó Chủ tịch UBND

 0976.603.633  

IV.

VĂN PHÒNG

1

Nguyễn Thị Thu Hồng

Văn phòng Đảng ủy

0379.902.980

2

Triệu Thị Hương

Văn phòng HĐND&UBND

0339.715.949

 

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 2125722

Trực tuyến: 35

Hôm nay: 1005