Kim Sơn tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế biển
Thứ ba, 17/04/2018
2941 lượt xem
Kim Sơn là huyện duy nhất của tỉnh Ninh Bình có khoảng 15 km bờ biển, hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra biển trung bình 100m, tạo ra vùng bãi bồi mầu mỡ; vùng ven biển có Cồn Nổi cách đất liền 3km theo đường chim bay, diện tích trên 500 ha. Trong đất liền có rất nhiều hệ thống sông ngòi, đặc biệt là sông Đáy, Sông Vạc, sông Càn. Với vị trí địa lý, thời tiết thuận lợi, Kim Sơn luôn có tiềm năng, thế mạnh về nuôi trồng, khai thác thuỷ hải sản, phát triển kinh tế biển.
Sau 25 năm tái lập tỉnh, cùng với sự phát triển chung của các địa phương trong tỉnh, Đảng bộ và nhân dân huyện Kim Sơn đã bám sát chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; đoàn kết, thống nhất, phát huy truyền thống đơn vị anh hùng, tranh thủ thời cơ, vận dụng phù hợp với điều kiện của địa phương, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và chủ trương về phát triển kinh tế biển, tỉnh Ninh Bình và huyện Kim Sơn đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và tập trung khai thác có hiệu quả, thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển.Kinh tế biển được đầu tư phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong các chương trình trọng tâm, trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện Kim Sơn. Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật vùng ven biển Kim Sơn được triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, với tổng kinh phí hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, như: Các tuyến đê BM1, BM2, BM3; dự án cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi ven biển; dự án đường giao thông đến trung tâm 3 xã vùng kinh tế mới ven biển; dự án khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền cửa sông Đáy; dự án đường ĐT 481; chợ đầu mối thủy sản Kim Đông; Trung tâm phòng chống thiên tai; Đang chuẩn bị thi công đường ra trạm Biên phòng Cồn Nổi,...Cùng với chính sách đầu tư của tỉnh về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, huyện đã đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cải tạo ao đầm, đưa giống mới, tăng nguồn vốn vay để đầu tư nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm đầu tái lập tỉnh, thủy sản gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có đủ điều kiện về hạ tầng, giao thông, thủy lợi và nhân dân vùng kinh tế mới chưa có đủ vốn đầu tư phát triển sản xuất, diện tích nuôi trồng ít, đến năm 2016 tổng sản lượng thủy sản đạt 23.896,6 tấn, tăng 14.025,6 tấn so với năm 2010; tổng giá trị thủy sản năm 2016 đạt trên 559 tỷ đồng, tăng trên 259 tỷ đồng so với năm 2010; Sản xuất giống thủy sản đã đạt kết quả bước đầu, đã sản xuất được giống ngao, cua và một số giống cá. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình, cơ sở sản xuất, nuôi trồng, khai tác thuỷ hải sản đem lại hiệu quả kinh tế cao, doanh thu đạt từ 400 - 500 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt trong 3 năm gần đây, mô hình ươm nuôi, khai thác ngao khu vựcCồn Nổi khá phát triển, trung bình một ha cho doanh thu trên 300 triệu đồng/năm.
Bên cạnh phát triển truyền thống đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản, Kim Sơn còn được biết đến với các điểm du lịch hấp dẫn như Nhà thờ Phát Diệm, Di tích Đền thờ Triệu Quang Phục, Bãi Ngang - Cồn Nổi, Rừng ngập mặn Kim Sơn…Đặc biệt, được sự ưu ái của thiên nhiên, vùng biển Kim Sơn với 15km bờ biển, một phần nằm trong vùng sinh thái các tỉnh đồng bằng sông Hồng rộng lớn, trù phú, sinh động với diện tích trên 100.000ha, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Những cánh rừng ngập mặn trải dài, những đầm lầy mặn, bãi bồi, cửa sông… là nơi hội tụ của hơn 500 loài động, thực vật thủy sinh, hơn 50 loài cây ngập mặn trên các bãi bồi cửa sông, 200 loài chim, trong đó có nhiều loài quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ thế giới. Với hệ sinh thái, đa dạng sinh học đã đưa vùng ven biển Kim Sơn trở thành bộ phận quan trọng, là vùng đệm và vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển thế giới đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng. Kim Sơn còn được công nhận là nơi thuận lợi và phù hợp cho loại hình du lịch nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng…Công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển được quan tâm thực hiện. Tổng diện tích rừng phòng hộ đến hết năm 2016 đạt trên 550 ha. Cùng với phát triển kinh tế biển, công tác bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai vùng biển, giữ gìn tài nguyên biển, bảo vệ chủ quyền vùng biển được tỉnh tập trung chỉ đạo, đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó với sự cố tràn dầu trên biển, trồng rừng ngập mặn và rừng chắn cát vùng ven biển, xây dựng các kịch bản về biến đổi khí hậu và nước biển dâng để có các giải pháp ứng phó… “Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam” hằng năm được hưởng ứng tích cực với các hoạt động thiết thực, qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho toàn hệ thống chính trị và từng người dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển và đại dương đối với sự phát triển bền vững, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. Từ đó khơi dậy ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, lòng tự hào, ý thức dân tộc của nhân dân huyện Kim Sơn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, huyện Kim Sơn cũng còn một số khó khăn khi phát triển kinh tế biển đó là: Nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, nước lợ trong những năm qua phát triển chưa bền vững, yếu tố rủi ro do thiên tai, dịch bệnh còn cao. Kinh tế biển đã có bước phát triển, nhưng chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh dồi dào của vùng ven biển. Nhất là khai thác tiềm năng về du lịch sinh thái, kết hợp với tắm biển. Mặt khác, công tác quy hoạch chưa được rà soát, bổ sung kịp thời cho phù hợp với điều kiện phát triển và nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó, việc quản lý vùng bãi bồi còn nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vị trí, vai trò của biển chưa đầy đủ; các cơ quan quản lý nhà nước về biển chưa phát huy tốt vai trò của mình, nhất là trong việc xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách phát triển kinh tế biển.
Trong thời gian tới, nhằm quản lý, khai thác kinh tế biển hiệu quả, bền vững, huyện Kim Sơn thực hiện tốt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ven biển Kim Sơn đến năm 2020, định hướng đến 2030 (đã được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt năm 2015) với mục tiêu chung là: Huy động các nguồn lực tập trung khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển mạnh mẽ và toàn diện các ngành kinh tế ven biển, theo hướng sản xuất hàng hóa; xây dựng khu ven biển Kim Sơn trở thành vùng kinh tế phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập, trong đó: Giai đoạn đầu chủ yếu là phát triển thủy sản và xây dựng cơ sở hạ tầng, giai đoạn sau chuyển mạnh sang phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch; Giải quyết tốt các vấn đề xã hội và nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân vùng ven biển; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và tăng cường công tác quốc phòng, an ninh, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn vùng biên giới biển. Để thực hiện mục tiêu trên, huyện Kim Sơn đã đề ra một số giải pháp cụ thể:
Một là:Tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 09 - NQ/TW ngày 9/2/2007 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”; Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXI, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về phát triển kinh tế biển; đẩy mạnh tuyên truyền về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ven biển Kim Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Thực hiện tốt Quyết định số 373/QĐ-TTG ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.
Hai là:Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển nâng cao đời sống của nhân dân vùng ven biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ vững chắc an ninh biên giới biển; tạo thành thế phát triển kinh tế mạnh liên hoàn, hữu cơ gắn kết giữa phát triển vùng biển, ven biển, với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế ven biển, nhất là người dân vùng ven biển, như trồng rừng, khai thác nuôi trồng thuỷ sản với thời gian sử dụng đất ổn định từ 5 năm trở lên, nhất là nuôi ngao, một tiềm năng thế mạnh cần khai thác có hiệu quả. Tăng cường các hoạt động khuyến lâm, khuyến ngư; tổ chức tốt các khâu đào tạo nhân lực, lao động kỹ thuật, quản lý nuôi trồng thuỷ sản và tiêu thụ sản phẩm.
Phát triển thủy sản theo hướng tăng dần diện tích nuôi công nghiệp và bán công nghiệp công nghệ cao, bảo đảm chất lượng sản phẩm an toàn, nhất là nuôi tôm phục vụ xuất khẩu tăng hiệu quả sản xuất, gắn với chế biến và bảo tồn hệ sinh thái ven biển cũng như môi trường; đa dạng cơ cấu con nuôi, với đối tượng nuôi chính phía trong đê là tôm sú, cua xanh, tôm thẻ chân trắng, rong câu và một số loài cá có giá trị kinh tế cao, phía ngoài bãi triều là ngao; phát triển các trại sản xuất giống nhân tạo và khu ươm giống, để từng bước đáp ứng nhu cầu con giống cho vùng nuôi; khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các đội tàu có công suất lớn để khai thác xa bờ.
Tiếp tục huy động các nguồn lực đảm bảo cho công tác bảo vệ và trồng rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển, bảo vệ vùng đệm cho khu dự trữ bảo tồn sinh quyển vùng đồng bằng sông Hồng.
Ba là:Huy động, thu hút các nguồn lực để phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ:
Huy động, thu hút các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho khu công nghiệp giai đoạn 1 đến năm 2020, quy mô 200 ha, giai đoạn 2 đến năm 2030 là 936 ha và hệ thống bến đò, bến cảng để bốc xếp dỡ hàng hóa, thu mua sơ chế thủy sản phục phát triển sản xuất; tập trung bố trí phát triển công nghiệp chế biến nông - thủy sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi, cơ khí, sản xuất vật liệu không nung, dịch vụ bến tàu, bến cảng, công nghiệp phụ trợ....Phát triển các làng nghề thủ công truyền thống như mộc, cói, mây tre đan...theo mô hình phù hợp gắn với du lịch và xuất khẩu. Tập trung khai thác tiềm năng khu vực Cồn Nổi để phát triển du lịch sinh thái biển, với các dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, nhà hàng ẩm thực, vui chơi giải trí...kết hợp du lịch với thăm quan làng nghề truyền thống; liên kết không gian du lịch Cồn Nổi - hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và khu du lịch trong, ngoài tỉnh.
Bốn là: Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật gắn với phát triển không gian đô thị. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống giao thông, phát huy thế mạnh của cả hình thức vận tải đường bộ và vận tải đường thủy, xây dựng kết nối các cảng thủy với bến bãi đường bộ một cách hợp lý. Phối hợp với các cơ quan đơn vị thực hiện giải phóng mặt bằng để thi công tuyến đường Bái Đính - Kim Sơn, đường ra Cồn Nổi, đường bộ chiến lược ven biển, phát triển, nâng cấp mở rộng đường giao thông thị trấn Bình Minh, đô thị Cồn Nổi và các tuyến đường liên xã. Khuyến khích đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ, đường sông biển tới Cồn Nổi và phát triển cơ sở vật chất, hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển du lịch Cồn Nổi. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hệ thống mạng lưới điện, từng bước đảm bảo tất cả các khu vực đều có thể sử dụng điện từ lưới điện quốc gia, kể cả khu vực Cồn Nổi; Tiếp tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh; cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế, giáo dục phục vụ dạy học và khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa theo hướng hiện đại; tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho thị trấn Bình Minh; Lập quy hoạch xây dựng đô thị thị trấn Kim Đông và thị trấn Cồn Nổi để tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển đô thị của tỉnh.
Năm là: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước khu vực ven biển, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Triển khai tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ven biển đã được UBND tỉnh phê duyệt đảm bảo hiệu quả cao nhất, trước mắt là cắm mốc quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được thuê đất ổn định theo quy hoạch và pháp luật về đất đai.
Thu Thủy - Ban Tuyên giáo
Bài liên quan
-
Điểm sáng Dân vận khéo thực hiện phong trào thi đua “Ngày thứ Bảy xanh, ngày Chủ nhật sạch”
Thứ tư, 20/11/2024 82 lượt xem
-
Ngành Giáo dục và đào tạo huyện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Thứ tư, 20/11/2024 81 lượt xem
-
Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh, Huyện thăm, chúc mừng các cơ sở giáo dục và Nhà giáo nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)
Thứ ba, 19/11/2024 735 lượt xem
-
Các đồng chí lãnh đạo huyện dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các khu dân cư
Thứ hai, 18/11/2024 145 lượt xem
-
Khai giảng lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới khóa III năm 2024
Thứ hai, 18/11/2024 47 lượt xem
Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
Thông báo
-
Thông báo Kết quả xét tuyển Vòng 1 và triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự tuyển Vòng 2 Kỳ tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Kim Sơn năm 2024
Thứ tư, 20/11/2024 111 lượt xem
-
THÔNG BÁO Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức còn lại sau khi tổ chức xét tuyển theo chính sách thu hút
Thứ tư, 06/11/2024 242 lượt xem
-
V/v góp ý vào dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 đối với 04 xã Hùng Tiến, Như Hoà, Văn Hải và xã Thượng Kiệm
Thứ hai, 21/10/2024 308 lượt xem
-
THÔNG BÁO Về việc lấy ý kiến đối với việc đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, thị trấn tiêu biểu” năm 2024
Thứ hai, 21/10/2024 227 lượt xem
-
Thông báo tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến”
Thứ sáu, 04/10/2024 107 lượt xem
Văn bản mới
-
QĐ công bố cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện
Ban hành: 04/11/2024
-
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra huyện Kim Sơn
Ban hành: 01/11/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được phân cấp cho Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn
Ban hành: 30/10/2024
-
V/v tham gia Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”
Ban hành: 18/10/2024
-
BC Kết quả tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến” tại Trung tâm Một cửa liên thông huyện
Ban hành: 10/10/2024
-
NQ quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Kim Sơn
Ban hành: 09/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Phạm Văn Khoa và vợ là Đoàn Thị Thu, địa chỉ tại xóm Luận, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Nguyễn Văn Tiến và vợ là Phạm Thị Khánh Linh, địa chỉ tại phố Phúc Nam, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
Truyền hình
Truyền thanh
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 2126272
Trực tuyến: 195
Hôm nay: 1555