Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ tư, 03/07/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Kim Sơn quyết liệt khoanh vùng, dập dịch tả lợn Châu Phi

Thứ năm, 09/05/2019 605 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Tại huyện Kim Sơn, dịch bệnh tả lợn Châu Phi xuất hiện đầu tiên tại xã Văn Hải ngày 19/4, nay đã lan rộng ra các xã: Kim Chính, Xuân Thiện, Kim Mỹ, Đồng Hướng. Hiện, công tác phòng chống, khoanh vùng, dập dịch được huyện Kim Sơn triển khai quyết liệt, nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan ra diện rộng, giảm tối đa thiệt hại cho ngành chăn nuôi.

 

Trước những diễn biến phức tạp của Dịch tả lợn Châu Phi, công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở triển khai quyết liệt. UBND huyện đã có Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 22/2/2019 về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, và ban hành 1 kế hoạch, 10 quyết định và 7 văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác phòng, chống Dịch tả lợn trên địa bàn.

 

Biểu hiện và cách phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi (Nguồn internet)

 

Ngay khi phát hiện ổ dịch đầu tiên tại xóm Khanh Hải (xã Văn Hải), các ngành chức năng phối hợp cùng địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp khoanh vùng dập dịch (từ việc tiêu hủy lợn bệnh; khử trùng tiêu độc ổ dịch, môi trường xung quanh; lập chốt kiểm soát ngăn chặn buôn bán, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn ra vào vùng dịch…). Huyện Kim Sơn đã tiếp nhận gần 5.000 lít hoá chất, cấp hỗ trợ 74 tấn vôi bột cho các xã, thị trấn thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng. UBND huyện đã mua 1 máy phun hóa chất động cơ và các trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch. Thành lập 19 chốt kiểm dịch tạm thời, trong đó 8 chốt tại các xã, thị trấn có bến đò ngang giáp ranh với huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định), còn lại là các chốt ở 5 xã có dịch, tại các chốt, lực lượng chức năng được phân công trực thường xuyên 24/24h và tiến hành khử trùng tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua chốt, hướng dẫn các phương tiện vận chuyển tránh đi qua vùng dịch. Với mục tiêu cao nhất là không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

 

Chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại xã Văn Hải

 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dịch bệnh đang bước vào giai đoạn bùng phát mạnh. Trên địa bàn huyện đã có 5 xã là Văn Hải, Xuân Thiện, Kim Chính, Kim Mỹ, Đồng Hướng xuất hiện dịch tả lợn châu Phi với 10 hộ chăn nuôi có lợn mắc bệnh. Tổng số lợn phải tiêu hủy tính đến ngày 09/5 là 243 con, trọng lượng 18.501 kg.

 

Dịch tả lợn châu Phi hiện chưa có thuốc chữa và vắc - xin phòng, chống. Cùng với đó, thời tiết nóng, ẩm thất thường là điều kiện thuận lợi cho virus dịch tả lợn châu Phi phát triển. Cơ chế lây truyền bệnh khá đa dạng; qua phương tiện vận chuyển, nguồn thức ăn, nguồn nước, người vào vùng dịch không được khử trùng tiêu độc, qua các loại động vật trung gian truyền nhiễm (côn trùng, chuột, chim…). Dịch bùng phát mạnh nhưng tập trung chính ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, công tác phòng chống dịch bệnh không được bảo đảm…v.v

 

Để ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi không lây lan ra diện rộng, ngay chiều 08/5, đồng chí Chủ tịch UBND huyện đã chủ trì hội nghị với trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tả lợn Châu Phi, cán bộ thú y các xã, thị trấn triển khai các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch bệnh, các giải pháp đưa ra trong hội nghị được đồng chí Chủ tịch UBND huyện chỉ ra đó là: Đối với UBND các xã, thị trấn chỉ đạo cán bộ Thú y thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn lợn, khi có hiện tượng lợn ốm, chết không rõ nguyên nhân, phải báo cáo ngay với cơ quan chủ quản. Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các hộ chăn nuôi thường xuyên vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại, thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, thực hiện “5 không” đó là: Không dấu dịch; không mua bán lợn bệnh và sản phẩm lợn bệnh; không bán chạy lợn bệnh; không cho lợn ăn thức ăn thừa từ các nhà hàng, quán ăn; không vứt xác lợn chết ra môi trường. Đồng thời, tuyên truyền, vận động người chăn nuôi không nhập lợn giống không rõ nguồn gốc, không có giấy tờ kiểm dịch của cơ quan Thú ý. Quản lý chặt chẽ việc vận chuyển lợn từ vùng ngoài vào địa bàn, ngăn chặn kịp thời việc mua bán, giết mổ lợn bị bệnh và cương quyết xử lý, bắt giữ đối với những trường hợp vận chuyển lợn trái phép vào địa bàn và giết mổ lợn ốm, lợn không rõ nguồn gốc. Các xã khi có ổ dịch phát sinh, UBND xã phải chịu trách nhiệm tiêu hủy toàn bộ đàn lợn trong vòng 24h kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính với Dịch tả lợn Châu Phi; các địa phương rà soát lại tổng số đàn lợn đang nuôi và số hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn để quản lý, giám sát chặt chẽ; các chốt kiểm soát dịch bệnh tạm thời, duy trì trực 24/24h theo đúng quy định để ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan.

 

Đối với các cơ quan chuyên môn: Phòng NN&PTNT, Trạm Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc theo dõi hoạt động các chốt kiểm soát dịch bệnh tạm thời của các xã, thị trấn đã thành lập; Phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thú y tỉnh Ninh Bình kiểm tra, lấy mẫu gửi đi xét nghiệm khi có dịch bệnh phát sinh. Phòng Tài nguyên và môi trường hướng dẫn UBND các xã, thị trấn thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường khi thực hiện tiêu hủy lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

 

Các hộ chăn nuôi thường xuyên rắc vôi bột, phun thuốc khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi

 

Cùng với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc khoanh vùng, dập dịch, rất cần sự nâng cao nhận thức trong việc chủ động phòng, chống dịch của từng người dân, từng gia đình và của cả cộng đồng, nhất là các hộ chăn nuôi cần lựa chọn con giống chất lượng, có nguồn gốc và đã qua kiểm dịch hạn chế nguồn lây lan. Về lâu dài, chăn nuôi hướng đến an toàn sinh học, nhất là chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung để bảo đảm các điều kiện phòng, chống dịch tốt và hiệu quả nhất. Các ngành chuyên môn cũng khuyến cáo người dân tiêu dùng không nên hoang mang, lo lắng mà quay lưng “tẩy chay” thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn, người tiêu dùng hãy là những người tiêu dùng thông thái lựa cho gia đình những sản phẩm thịt lợn an toàn với quy trình kiểm dịch, sản xuất chặt chẽ ở những cửa hàng thực phẩm sạch.

 

Khi các hộ chăn nuôi có lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh (dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng, tai xanh) bắt buộc phải tiêu hủy để phòng, chống dịch bệnh lây lan (kể cả khi xuất hiện dịch nhưng chưa được công bố dịch theo quy định của pháp luật) sẽ được hỗ trợ theo quyết định số 542/QĐ-UBND, ngày 08/5/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc quy định mức hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn bị tiêu hủy do mắc bệnh, nghi mắc bệnh bắt buộc phải tiêu hủy trên địa bàn tỉnh với mức: Đối với lợn thịt, lợn con các loại hỗ trợ 32.000đồng/kg thịt lợn hơi; đối với lợn nái, lợn đực giống đang khai thác hỗ trợ 48.000 đồng/kg thịt lợn hơi. Đối với lợn mắc bệnh, lợn nghi mắc bệnh đã thực hiện tiêu hủy bắt buộc trên địa bàn tỉnh trước ngày ban hành quyết định này, mức hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số -2/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính Phủ cho tất cả các loại lợn là 38.000 đồng/kg thịt lợn hơi.

 

Hy vọng rằng với sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của các cấp, các ngành, địa phương, hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện sẽ ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi hiệu quả, giảm tối đa thiệt hại cho ngành chăn nuôi, góp phần ổn định và phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn.

 

Bài, ảnh: Nguyễn Chinh – Đài truyền thanh huyện

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 1814200

Trực tuyến: 184

Hôm nay: 1542

W88 113.80 - https://139.99.113.80/