Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ tư, 03/07/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Ghi nhận qua Lễ hội Đền Nguyễn Công Trứ

Thứ ba, 26/12/2023 206 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Đền thờ Nguyễn Công Trứ tọa lạc tại xã Quang Thiện, nơi đây được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Kiến trúc chính  của điểm tham quan này được thiết kế theo kiểu chữ Đinh, Tiền đường 5 gian, Chính cung 3 gian. Bên trái, bên phải Tiền đường chính là 2 cột đồng trụ, bên trong Tiền đường chính là án hương, giá trống chiêng và 3 bức đại tự để thờ Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ.

Gian giữa của Chính Cung là nơi để bàn thờ Dinh Điền sứ Nguyễn Công Trứ. Trên bàn thờ gồm có một bát hương bằng men sứ trắng với họa tiết màu xanh thẫm vẽ hình lưỡng long chầu nguyệt. Có thể nói rằng đây là bát hương cổ rất quý có từ đời nhà Trần. Hai gian bên của Chính cung là hai bàn thờ để bài vị lớn thờ 62 cụ chiêu mộ, nguyên mộ có công khẩn hoang cùng Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Công trình được tọa lạc trên một vùng đất rộng, có không gian thoáng đãng, cây cối xanh tươi, mặt trông ra sông Ân lộng gióĐền thờ Nguyễn Công Trứ đã nhiều lần được tôn tạo và trùng tu nhờ nguồn vốn và ngân sách nhà nước, cơ sở vật chất tại đây càng hoàn thiện đã góp phần tạo nên sự thành công của lễ hội đền Nguyễn Công Trứ hàng năm.

Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ có thể coi là lễ hội lớn nhất của cư dân huyện ven biển Kim Sơn để ghi nhớ công ơn của Dinh Điền sứ Nguyễn Công Trứ. Lễ hội năm nay diễn ra trong 3 ngày 12,13 và 14/11âm lịch nhằm kỷ niệm 165 ngày mất của Dinh Điền sứ với các hoạt động phần Lễ như: Lễ nghênh sắc phong, lễ tế cung đình, lễ tế nữ quan, múa chầu 5 thượng suối lân, cúng dâng 9 giá đồng. Trong quá trình diễn ra Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ, phần lễ được diễn ra trang trọng và văn minh, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước. Phần lễ chính là nghi thức dâng hương tại đền thờ với sự tham gia của nhiều đoàn tế từ các địa phương trên địa bàn huyện tham gia. Trong 3 ngày, các phần tế Cáo yết, Chính kỵ và tế Tạ được diễn ra lần lượt và theo đúng trình tự cũng như phong tục vốn có.

Phần hội chủ yếu được diễn ra với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như bơi trải, tổ tôm điếm, cờ tướng, bơi trải, kéo co, cờ người, đây là một nét đặc trưng không thể thiếu của lễ hội đền Nguyễn Công Trứ, thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân Kim Sơn cũng như lột tả phần nào tính cách hào sảng của người dân ven biển.

Bơi trải và kéo co được đông đảo người dân theo dõi, cổ vũ trong khuôn khổ Lễ hội Đền Nguyễn Công Trứ.

 

Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ hội diễn ra đêm liên hoan văn nghệ với các tiết mục vô cùng đặc sắc. Điểm gây ấn tượng của những tiết mục này đó là diễn viên là những người dân địa phương và nội dung trong từng vở diễn và lời ca đều liên quan đến thân thế, sự nghiệp, sự đóng góp của Dinh điền sứ trong công cuộc khẩn hoang, yên nghiệp dân nghèo ở huyện Kim Sơn. Có thể thấy, bên cạnh yếu tố tâm linh trong việc tổ chức các hoạt động tế lễ thì Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ được tổ chức hàng năm đã và đang góp phần to lớn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc, trong đó có những làn điệu ca trù vô cùng đặc sắc. Phần hội đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân địa phương,

Ngoài các hoạt động lễ hội để tưởng nhớ công lao của Dinh Điền sứ cùng các bậc tiền nhân khai hoang lập ấp, kiến tạo nên huyện Kim Sơn. Dịp này, Huyện ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam huyện, các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn cùng con em trong và ngoài huyện, quý khách thập phương đã tổ chức các đoàn đến dâng hương, dâng hoa, thể hiện lòng biết ơn và tri ân sâu sắc.

Các thế hệ người Kim Sơn mãi tri ân công lao to lớn của Dinh Điền Sứ Nguyễn Công Trứ. Công tích, cuộc đời và tên tuổi của ông mãi còn đó với thời gian. Khi còn sống, người Kim Sơn đã lập đền thờ sống ông gọi là Sinh Từ. Khi ông mất, truy từ nơi thờ ông vẫn bốn mùa hương khói và được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia. Người Kim Sơn từ các bậc cao niên đến lớp trẻ hôm nay đều thán phục tài năng trong quy hoạch đồng điền của ông từ ngày mở đất.

Điều này đã thể hiện tư chất của Nguyễn Công Trứ vừa là vị quan đại thần, vừa là nhà khoa học, mọi việc làm đều phải có sự chuẩn bị, điều tra, khảo sát, đảm bảo đạt hiệu quả cao. Sự nghiệp khẩn hoang của ông đã mở đầu cho chặng hành trình quai đê, lấn biển để có một Kim Sơn trù phú và giàu đẹp ngày nay.

"Truy Từ mới lập đền thờ

Ghi công đức để đến giờ làm gương."

                                                                                                                   Diệu Hoa

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 1814121

Trực tuyến: 92

Hôm nay: 1463

W88 113.80 - https://139.99.113.80/