“tuyên truyền kỷ niệm 65 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng, 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân”
Ban biên tập giới thiệu nội dung “tuyên truyền 65 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng, 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân” . Tài liệu do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh biên soạn.
Bộ đội Biên Phòng Kim Sơn tuần tra.
Phần thứ nhất
65 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU,TRƯỞNG THÀNH CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
VÀ 35 NĂM “NGÀY BIÊN PHÒNG TOÀN DÂN”
Việt Nam có đường biên giới đất liền dài khoảng 5.044,806 km, tiếp giáp với 3 nước: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia; có bờ biển dài hơn 3.260 km, với vùng biển rộng hơn một triệu km2, tiếp giáp với hải phận quốc tế và vùng biển các nước: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia và Brunei; có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ (trong đó có gần 2.800 đảo ven bờ) và 02 quần đảo lớn Hoàng Sa, Trường Sa.
Biên giới quốc gia là bộ phận thiêng liêng, bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế và đối ngoại. Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn coi biên cương là “phên dậu” của Tổ quốc, mọi biến động nơi biên cương đều liên quan đến sự an nguy của đất nước. Vì vậy, ông cha ta đã khéo léo thực hiện chính sách “nhu viễn” mềm dẻo nhằm tranh thủ các tù trưởng, tộc trưởng ở biên cương để đoàn kết các dân tộc chống ngoại xâm; kết hợp với đề ra chính sách “biên viễn” (coi nơi địa đầu biên cương xa xôi là huyết mạch cốt tử của triều đình) để xây dựng thành lũy, tích trữ lương thảo, vũ khí, lấy dân binh lập phên dậu, trấn đồn trú canh giữ... thời nào cũng có tướng tài và binh lính tinh nhuệ làm nòng cốt ra trấn giữ biên thùy, nên đã bảo vệ toàn vẹn non sông bờ cõi, xác lập vững chắc cương vực của một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đó là gia tài thiêng liêng, vô cùng quý giá mà ông cha ta truyền lại cho con cháu muôn đời.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) là thành phần trong Quân đội nhân dân Việt Nam, được Đảng và Bác Hồ kính yêu quyết định thành lập ngày 03/3/1959 (CANDVT). Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ BĐBPluôn nhận rõ trách nhiệm, trung thành tuyệt đối với Đảng, tận tụy với Nhân dân, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, mưu trí, dũng cảm, vượt mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhân dân, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, góp phần xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
I. BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG65 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU VÀ TRƯỞNG THÀNH
A. SỰ RA ĐỜI CỦA LỰC LƯỢNG BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ngày 20/7/1954 Hiệp định Giơnevơ được ký kết chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương; các nước tham gia Hội nghị tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Mỹ là nước trực tiếp giúp Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương đồng thời là thành viên của Hội nghị Giơnevơ nhưng lại trắng trợn tuyên bố: “Mỹ không bị nội dung Hiệp định này ràng buộc”; từ đó, Mỹ ráo riết hất cẳng Pháp ra khỏi Đông Dương để thống trị miền Nam nước ta bằng chủ nghĩa thực dân mới; sử dụng bọn tay sai phản động trong nước nổi phỉ, xưng vua, gây bạo loạn ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, cưỡng ép đồng bào công giáo ở phía Bắc di cư vào Nam; cài cắm gián điệp, biệt kích ra miền Bắc; thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á và trên thế giới, uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc của Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Trước tình hình đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng bản chất xâm lược của đế quốc Mỹ; đồng thời chủ trương tập trung chống Mỹ cứu nước. Do đó, ngay sau thắng lợi của chiến dịch Biên giới 1950, Trung ương Đảng và Bác Hồ đã quyết định thành lập 3 lực lượng trực thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới đất liền, bờ biển, giới tuyến và các mục tiêu quan trọng ở nội địa:
- Công an Biên phòng thuộc Bộ Công an, thành lập theo Sắc lệnh số 141/SL ngày 16/02/1953 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, bố trí thành các đồn biên phòng dọc biên giới, trực thuộc Ty Công an các tỉnh có biên giới.
- Cảnh sát vũ trang thuộc Bộ Công an được thành lập theo Nghị định số 982/TTg ngày 28/7/1956 của Chính phủ, làm nhiệm vụ bảo vệ các trại giam, tham gia tiễu phỉ, trừ gian.
- Cùng với hai lực lượng trên còn có các đơn vị Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng làm nhiệm vụ bảo vệ (gọi là Bộ đội Bảo vệ), gồm: Trung đoàn Tây Bắc bảo vệ biên giới Việt Nam - Lào, Đại đoàn 350 (Sư đoàn 350) làm nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan Trung ương, bảo vệ các mục tiêu chính trị, kinh tế, quân sự quan trọng ở miền Bắc và Tiểu đoàn 25 (sau này là Tiểu đoàn 41) làm nhiệm vụ bảo vệ giới tuyến quân sự tạm thời.
Ngày 19/11/1958, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) ra Nghị quyết số 58/NQ-TW “Về việc thành lập lực lượng Cảnh vệ nội địa và Biên phòng”, sau này là lực lượng CANDVT.Đây là nghị quyết đặc biệt, đầu tiên của Đảng về công tác biên phòng, nội địa và giới tuyến.
Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 03 tháng 3 năm 1959, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 100/TTg thành lập lực lượng CANDVT, nêu rõ:“Thống nhất các đơn vị bộ đội thuộc Bộ Quốc phòng đang làm công tác bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, giới tuyến và các đơn vị Công an Biên phòng, Cảnh sát vũ trang thành một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an nhân dân vũ trang, đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an”.
Tại buổi Lễ thành lập lực lượng CANDVT ngày 28/3/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự và huấn thị:
“Đoàn kết, cảnh giác
Liêm chính, kiệm cần
Hoàn thành nhiệm vụ
Khắc phục khó khăn
Dũng cảm trước địch
Vì nước quên thân
Trung thành với Đảng
Tận tụy với dân”.
Từ đây, nước ta chính thức có một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác nội địa, biên phòng, tập trung thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, gồm 3 cấp: Trung ương có Ban Chỉ huy Trung ương CANDVT (tháng 7/1961 đổi tên thành Bộ Tư lệnh CANDVT); cấp tỉnh, thành phố có Ban Chỉ huy CANDVT tỉnh, thành phố; cấp cơ sở có các đồn CANDVT và đơn vị cơ động. Từ đó, ngày 03/3/1959 chính thức trở thành Ngày truyền thống của lực lượng CANDVT và BĐBP ngày nay.
Ngày 02/3/1962, tại Đại hội chiến sĩ thi đua CANDVT toàn quốc lần thứ nhất, Bác Hồ đã đến dựvà tặng cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng bài thơ:
“Non xanh nước biếc trùng trùng,
Giữ gìn Tổ quốc ta không ngại ngùng gian lao.
Núi cao sự nghiệp càng cao,
Biển sâu chí khí ta soi vào càng sâu,
Thi đua ta quyết giật cờ đầu”.
Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, có 4 nghị quyết đánh dấu sự ra đời và thay đổi tổ chức của lực lượng BĐBP, đó là:
- Nghị quyết số 58/NQ-TW ngày 19/11/1958 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) về việc “Thành lập lực lượng bảo vệ nội địa và biên phòng” đánh dấu sự ra đời lực lượng CANDVT (nay là BĐBP).
- Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/10/1979 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IV) về việc “Chuyển giao nhiệm vụ và lực lượng CANDVT sang Bộ Quốc phòng thành lực lượng BĐBP”.
- Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 30/11/1987 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI về “Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới”;Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 31/5/1988 của Ban Bí thư về “Chuyển giao lực lượng BĐBP từ Bộ Quốc phòng sang Bộ Nội vụ”,chuyển giao lực lượng BĐBP cho Bộ Nội vụ (tức Bộ Công an hiện nay)trực tiếp phụ trách.
- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 08/8/1995 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) về “Xây dựng BĐBP trong tình hình mới” đã quyết định chuyển lực lượng BĐBP từ Bộ Nội vụ sang Bộ Quốc phòng.
Ngày 22/12/2004, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) ra Thông báo số 165-TB/TW về tổ chức BĐBP nhấn mạnh: Công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia và xây dựng BĐBP phải bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Chính phủ, Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), Bộ Quốc phòng và các tỉnh ủy, thành ủy (nơi có BĐBP). BĐBP là một quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng, với 3 cấp: Bộ Tư lệnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, thành phố và Đồn Biên phòng.
(Còn nữa)
-
Cảnh giác lừa đảo tải, cài ứng dụng VNeID giả mạo
Thứ sáu, 29/11/2024 45 lượt xem
-
Festival Ninh Bình lần thứ III - "Dòng chảy di sản"
Thứ sáu, 22/11/2024 126 lượt xem
-
Bộ Pháp điển Việt Nam giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng tra cứu, tìm kiếm quy định pháp luật
Thứ năm, 14/11/2024 44 lượt xem
-
[Infographic] Những nội dung chính của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Thứ hai, 21/10/2024 512 lượt xem
-
Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và 25 năm Ngày “Dân vận” của cả nước
Thứ ba, 08/10/2024 1552 lượt xem
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
TB Kết quả điểm xét tuyển Vòng 2 (thi môn Nghiệp vụ chuyên ngành)
Thứ năm, 05/12/2024 1201 lượt xem
-
Thông báo Kết quả xét tuyển Vòng 1 và triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự tuyển Vòng 2 Kỳ tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Kim Sơn năm 2024
Thứ tư, 20/11/2024 832 lượt xem
-
THÔNG BÁO Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức còn lại sau khi tổ chức xét tuyển theo chính sách thu hút
Thứ tư, 06/11/2024 470 lượt xem
-
V/v góp ý vào dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 đối với 04 xã Hùng Tiến, Như Hoà, Văn Hải và xã Thượng Kiệm
Thứ hai, 21/10/2024 340 lượt xem
-
THÔNG BÁO Về việc lấy ý kiến đối với việc đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, thị trấn tiêu biểu” năm 2024
Thứ hai, 21/10/2024 256 lượt xem
-
Thông báo về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
Ban hành: 05/12/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Sửa đổi Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Kim Sơn
Ban hành: 28/11/2024
-
QĐ tặng danh hiệu “Thôn, xóm, khối, phố văn hoá” năm 2024
Ban hành: 22/11/2024
-
QUYẾT ĐỊNH V/v phê duyệt kế hoạch xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng IV lên hạng III các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Kim Sơn
Ban hành: 22/11/2024
-
V/v tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trực tuyến
Ban hành: 15/11/2024
-
QĐ công bố cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện
Ban hành: 04/11/2024
-
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra huyện Kim Sơn
Ban hành: 01/11/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được phân cấp cho Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn
Ban hành: 30/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Phạm Văn Dũng và vợ là bà Nguyễn Thị Duyên, địa chỉ tại xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 22/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Phạm Văn Truyền và vợ là bà Phan Thị Mến, địa chỉ tại xóm Chùa, xã Khánh Hoà, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 22/10/2024
Lượt truy cập: 2151589
Trực tuyến: 30
Hôm nay: 1031