Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ năm, 21/11/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Tuyên truyền kỷ niệm 195 năm thành lập huyện, 70 năm giải phóng huyện Kim Sơn

Thứ sáu, 22/03/2024 573 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 4 điểm ( 1 đánh giá )

Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện, 70 năm giải phóng huyện Kim Sơn là dịp để các thế hệ người dân Kim Sơn thể hiện tình cảm và đạo lý uống nước nhớ nguồn đổi với các thế hệ cha ông đã có công mở đất, lập huyện, chiến đấu bền bỉ và ngoan cường để bảo vệ và xây dựng quê hương. Đây cũng là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về lịch sử, con người, vùng đất Kim Sơn, từ đó kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, với quyết tâm, ý chí khát vọng vươn lên, phần đấu xây dựng Kim Sơn ngày càng giàu, đẹp, văn minh. Ban Biên tập Trang Thông tin điện tử huyện, trân trọng giới thiệu nội dung tuyên truyền “kỷ niệm 195 năm thành lập huyện (5/4/1829-5/4/2024), 70 năm giải phóng huyện Kim Sơn (30/6/1954-30/6/2024”. Tài liệu do Ban Tuyên giáo Huyện ủy biên soạn.

Đề thờ Nguyễn Công Trứ tại xã Quang Thiện.

A. KIM SƠN 195 NĂM MỞ ĐẤT

I. Công cuộc khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn năm 1829

Trước năm 1829, Kim Sơn còn là một vùng đất hoang vu, sình lầy, lau sậy thuộc phủ Trường Yên, tỉnh Ninh Bình. Nhờ có lượng phù sa từ thượng nguồn qua hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và sông Càn, cùng với ngoài khơi xa có hòn Nẹ che chắn sóng nên hàng năm vùng này được bồi tụ rất nhanh, mỗi năm trung bình bồi ra biển từ 80-100m. Đây là cơ sở để nhà nước phong kiến, các quan lại và các cộng đồng dân cư tổ chức các cuộc khai hoang để “đẩy đồng bằng ra biển"...

Từ đây công cuộc khẩn hoang, thành lập huyện Kim Sơn được gn với vai trò của Dinh điền s Nguyễn Công Trứ.

Được Nguyễn Công Trứ phát hiện trong quá trình tham gia đoàn quân của Triều đình nhà Nguyễn đàn áp cuộc khởi nghĩa của nông dân do Phan Bá Vành lãnh đạo. Đi dẹp cuộc khởi nghĩa nhưng chính Nguyễn Công Trứ lại xác định được biện pháp rất màu nhiệm để giải quyết tận gốc nạn lưu tán và khởi nghĩa của nông dân. Với sự nhạy bén sáng suốt của một nhà kinh tế lỗi lạc, ông đề xuất chủ trương “khẩn hoang để yên nghiệp dân nghèo" đã được vua Minh Mạng chấp nhận, c ông làm Doanh điền s trực tiếp đứng ra tổ chức công cuộc khẩn hoang ở Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình).

Được sự hỗ trợ một phần kinh phí của triều đình, cùng với những chủ trương, cách làm khéo léo, công cuộc khẩn hoang được tiến hành hết sức khẩn trương và đầy gian lao, vất vả. Với cái nhìn của vị quan am hiểu về địa lý tự nhiên vùng biển, hiểu biết về nông nghiệp, Nguyễn Công Trứ đưa ra một phác thảo quy hoạch hợp lý, mang tính tổng thể, liên kết của một huyện, gần tưới và tiêu, tận dụng những lợi thế của tự nhiên... để các cộng đồng cư dân đến sau khai hoang thuận lợi, không mâu thuẫn với nhau về tưới tiêu.

Chỉ sau một thời gian ngắn, Nguyễn Công Trứ đã chiêu tập được 1.260 dân đinh hầu hết ở Nam Định sang, một phần ở Yên Mô, Yên Khánh xuống. Cuộc khẩn hoang với quy mô lớn, địa thể phức tạp, công việc và cũng gian nan vất vả, nhưng với tài tổ chức của Nguyễn Công Trứ cùng với sự quyết tâm cao của sáu mươi vị chiêu mộ đã lãnh đạo thành công công cuộc khẩn hoang và ngày 05/4/1829 (tức ngày 02 tháng 03 năm Kỷ Sửu) huyện Kim Sơn được thành lập với 7 tổng, 1.260 dân đinh, 14.620 mẫu ruộng.

Huyện Kim Sơn ra đời là kết quả của công cuộc khẩn hoang. Đó là một quá trình đấu tranh vật lộn với những khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên (đất chua mặn, tác động của thủy triều, thiếu nước ngọt), những khó khăn và thiếu thốn đủ bề, không chỉ buổi đầu khai lập mà cả khi làng xóm đã hình thành. Bằng trí tuệ và sức lực của mình, của cộng đồng, người Kim Sơn đã đổ mồ hôi, kiên cường chống chọi, vượt lên, tạo ra một vùng quê mới trù phú, huyện mới - Kim Sơn với ý nghĩa “Núi Vàng.

II. Quá trình quai để lấn biển

Với tầm nhìn chiến lược, với tính toán khoa học của con người đa tài, Nguyễn Công Trứ đã để lại cho muôn đời con cháu Kim Sơn một hệ thống thuỷ lợi vô cùng tiện ích. Ông đã cho đào sông Ân là con sông ngang huyện nối liền với sông Đáy và sông Càn chảy qua tất cả các lý, ấp, trại và hơn 30 con sông dọc nhỏ, một phía giáp với Yên Mô, Yên Khánh, một phía giáp với sông Đáy cũng là ranh giới giữa các làng, xã. Do vậy khi triều cường, nước theo các con sông này mang phù sa màu mỡ vào bồi đắp cho những cánh đồng và khi nước xuống nó lại mang theo vị phèn, vị muối mà đổ ra biển Đông.

Là huyện được thiên nhiên ban tặng, hàng năm tiền ra biển từ 80-100m, do sự bồi tụ của sông Đáy, sông Càn và sự chở che của Hòn Nẹ. Vì vậy quá trình phát triển của huyện luôn gắn liền với quá trình quai đề lần biển.

Từ năm 1829 đến nay, lịch sử ghi nhận các thế hệ người Kim Sơn đã qua 9 lần quai đã lấn biển, sau mỗi lần quai đê lấn biển thì diện tích, dân cư, đơn vị hành chính, kinh tế, xã hội của huyện ngày càng được mở rộng và phát triển.

Năm 1829, Nguyễn Công Trứ cho đắp đê đầu tiên ngăn nước mặn, một đường đê nhỏ phía Tây đài 435 trượng, mặt rộng 3 thước, chân rộng 7 thước, thân cao 3 thước; một đường đê trung phía Nam, dài 2.835 trượng, mặt rộng 5 thước, chân rộng 1 trượng, thân cao 4 thước. Mục đích của lần đắp đê này là để “che chở nghề nông"; dân tham gia đắp đê được cấp lương tiền 3 tháng. Đê đắp xong, cho làm tư đê, hằng năm do huyện viên sở tại đốc sức tu bổ. Năm 1830, Nhân dân Kim Sơn đắp tôn cao đê Hồng Lĩnh (đê đường quan); năm 1899, tiến hành đắp đê sông Ân, đây là lần đắp đê thứ ba, nhưng cũng là con đê đầu tiên hoàn chỉnh, mở rộng diện tích của huyện thêm 5.626 ha; năm 1927 tiến hành đắp đê Hoành Trực (Văn Hải) tạo thêm được 7.465 ha; năm 1933-1934, đắp đê Tùng Thiện tạo thêm 1.631 ha bao gồm toàn bộ 2 xã Kim Tân và Kim Mỹ ngày nay; năm 1945, đắp đê Cồn Thoi tạo thêm 742,5 ha; năm 1959-1960, đắp đề Bình Minh I tạo thêm 877,9ha; ngày 18/12/1980 với khí thế "Vươn ra biển Đông làm giàu đánh thắng" cuộc đắp đê Bình Mình II được khởi công, cuối năm 1981 hoàn thành, tạo thêm 1.932 ha; gần 20 năm sau, năm 2000 công trình quai đê lấn biển Bình Minh III được khởi công, đến năm 2009 được hàn khẩu và cơ bản hoàn thành, tạo thêm cho huyện 1.450 ha.

Năm 2020, đắp đê Bình Minh IV (giai đoạn 1) được 700 ha. Đến nay, diện tích tự nhiên của huyện đã tăng gấp hơn 4 lần so với ngày đầu mới thành lập với tổng diện tích là 239,78 km².

Thi công Đê Bình Minh IV.

Như vậy, sau các lần quai đê lấn biển gắn liền với việc tiếp tục công cuộc khẩn hoang, với biết bao mồ hôi, công sức, máu và nước mắt các thế hệ người dân Kim Sơn đã vượt qua những khắc nghiệt của gió, của nước lập nên những kì tích trước thiên nhiên, để lại cho muôn đời sau thành quả vô cùng quý giá “Kim Sơn" - núi vàng mảnh đất trù phủ, tươi đẹp sẽ còn tiếp tục được các thế hệ người dân Kim Sơn vun đắp, dựng xây ngày một tươi đẹp hơn.

(Còn tiếp)

 

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 2126414

Trực tuyến: 220

Hôm nay: 1697