Hướng dẫn chăm sóc và bảo vệ lúa vụ Mùa 2024
Vụ mùa năm 2024, theo Kế hoạch toàn huyện gieo cấy trên 7.700 ha lúa, để vụ Mùa giành thắng lợi, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật sau:
Cấy máy bằng mạ khay giúp nông dân giải phóng sức lao động, giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.(Ảnh PV)
1. Cấy
Tranh thủ thời tiết thu thời tiết thuận lợi, các đơn vị, bà con nông dân huy động các nguồn lực tập trung gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, phấn đấu cấy xong trước ngày 20/7/2024.
2. Tỉa dặm
- Tiến hành tỉa dặm sớm đảm bảo số dảnh, số khóm cơ bản trên đơn vị diện tích; tỉa dặm sớm để lúa cùng trà, cùng giống, tiện chăm sóc và cho lúa trỗ và chín đều cuối vụ.
- Đối với lúa cấy: Mật độ từ 20-25 khóm/m2 , từ 2-3 dảnh/khóm.
- Đối với lúa gieo xạ: Tỉa cây những chỗ dày dặm vào chỗ thưa để mật độ lúa đồng đều.
3. Bón phân
Bón tập trung, cân đối với phương châm “nặng đầu nhẹ cuối”, tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển, chống chịu được các điều kiện thời tiết bất thuận và các đối tượng dịch hại; không lạm dụng bón nhiều đạm.
3.1 lượng phân bón (tính cho 1 sào 360m2 ):
- Đối với lúa thuần: Phân chuồng 250-300kg; phân lân 20kg; phân đạm Ure 8-9kg; phân kali 5-6kg.
- Đối với các loại phân bón hữu cơ: các đơn vị hướng dẫn nhân dân bón đúng, đủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển thuận lợi.
3.2 Kỹ thuật bón: Phải bón đủ lượng phân, bón đúng lúc, đúng kỹ thuật.
a, Đối với lúa cấy:
- Bón lót: 100% phân chuồng và phân lân + 50% phân đạm + 20% phân kali. Bón trước khi bừa lần cuối để phân được vùi sâu vào trong đất, hạn chế thất thoát do rửa trôi và quá trình bay hơi.
- Bón thúc lần 1: Sau cấy 7-10 ngày, khi lúa bén rễ hồi xanh; bón 50% phân đạm + 30% phân kali, kết hợp làm cỏ, sục bùn.
- Bón thúc lần 2: Khi lúa đứng cái-làm đòng, sau cấy 45-50 ngày; bón 50% lượng phân kali còn lại. Nếu lúa xấu có thể bón thêm 1kg phân Ure/sào, tuyệt đối không bón đạm khi lúa đang bị bệnh.
b, Đối với lúa gieo xạ:
- Bón lót: Tạo luống xong rồi vãi phân lót sau đó cào lấp phân với lượng 15-20kg phân lân đơn hoặc 20-25kg NPK chuyên lót. Nên bổ sung thêm phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh.
- Bón thúc lần 1(bón nhử): Khi lúa được 2-2,5 lá, đưa nước láng mặt ruộng để tỉa dặm và kết hợp bón phân với lượng 1,5-2kg Ure và 1kg kali cho 1 sào. Sau khi bón 2-3 ngày nên tháo cạn nước, giữ đủ ẩm để bộ rễ lúa ăn sâu tăng khả năng chống đổ.
- Bón thúc lần 2: Khi lúa được 5-6 lá đưa nước trở lại, làm cỏ sục bùn kết hợp với bón phân với lượng 6-7kg Ure và 2-3 kg kali cho 1 sào. Giai đoạn này cần giữ nước từ 3-4 cm để lúa đẻ nhánh thuận lợi.
- Khi lúa đẻ đủ số dảnh cơ bản, tháo cạn nước để ruộng nứt nẻ chân chim trong thời gian 10-12 ngày để rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng chống đổ và hạn chế đẻ nhánh vô hiệu.
- Bón đón đòng: khi lúa phân hoá đòng thì đưa nước vào ruộng kết hợp bón kali với lượng là 3kg/sào; nếu lúa xấu, lá có màu xanh vàng thì bón thêm Ure với lượng 1kg/sào. Giữ nước trong ruộng từ giai đoạn này đến trước khi gặt 15 ngày.
- Để tăng khả năng chống đổ cho lúa gieo xạ thì nên tăng lượng kali và giảm lượng đạm so với lúa cấy khoảng 10%.
4. Điều tiết nước
Giữ mực nước trên mặt ruộng khoảng 2-3 cm từ khi cấy đến sau khi bón thúc đẻ nhánh 7-10 ngày. Sau đó, rút cạn nước chỉ để ruộng vừa đủ ẩm, khô nẻ chân chim trong suốt thời kỳ cây lúa đẻ nhánh đến khi lúa phân hóa đòng (đứng cái) nhằm kích thích rễ lúa mọc dài, lan rộng và cắm sâu vào đất, tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng, tăng khả năng chống đổ.
Từ khi lúa phân hoá đòng là lúc 10% số dảnh cái có thắt eo đầu lá thì cho nước vào ruộng ở mức 3-4cm kết hợp bón đón đòng và giữ nước thường xuyên đến khi lúa chín sáp (chắc xanh). Trước thu hoạch khoảng 15 ngày, giai đoạn lúa chín đỏ đuôi rút cạn nước để khô cho đến khi gặt.
5. Phòng trừ sâu bệnh
- Do điều kiện thời tiết vụ Mùa có mưa nhiều và nắng nóng xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu, bệnh phát sinh gây hại như: Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh lùn sọc đen…
- Các đơn vị và nhân dân cần theo dõi các bản tin dự báo tình hình sâu bệnh hại trên địa bàn qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn; kết hợp với thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sâu bệnh hại và có biện pháp phòng trừ kịp thời khi tới ngưỡng.
- Ngoài ra các đơn vị cần thường xuyên triển khai kế hoạch diệt chuột, phát động nhân dân diệt chuột thường xuyên, đồng loạt bằng các biện pháp thủ công, hoá học bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
- Cách phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại chính như sau: + Bệnh nghẹt rễ: Sục bùn, tháo nước phơi ruộng 2-3 ngày, bón bổ sung phân lân nung chảy Văn Điển (8-10 kg/sào) hoặc phân chuồng hoai mục (250- 300 kg/sào). Những ruộng bị nặng thì phun thuốc Antracol 70WP và có thể bón bổ sung thêm phân bón qua lá có hàm lượng các nguyên tố vi lượng cao như Atonik 1.8SL, Humic, K-humate…theo hướng dẫn trên bao bì.
+ Ốc bươu vàng: Làm lưới chắn khi cho nước vào ruộng, vét rãnh trong ruộng để ốc tập trung vào trong rãnh và nhặt ốc đem tiêu hủy; với diện tích mật độ ốc cao tiến hành phun bằng một trong các loại thuốc sau: HN-Samole 700WP, Diotor 830WDG...
+ Rầy nâu, rầy lưng trắng: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi thấy mật độ rầy ≥ 1500 con/m2 thì phun trừ rầy bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như: Victory 585EC; Chess 50WG; Sutin 40WP; Palano 600WP; Midan 10WP; Sạch Ray 200WP; ApplauBas 27WP;… 50 con/m2³
+ sâu cuốn lá nhỏ: Khi mật độ sâu non (giai đoạn đẻ nhánh); 20 con/m2 (giai đoạn đòng) tiến hành phòng trừ bằng một trong các loại thuốc³ đặc hiệu như: Clever 150SC, 300WG; Director 70EC; Virtako 40WG; Voliam Targo 063SC; Abacarb-HB 50EC; Match 050EC; Tango 800WG; Silsau 200 con/m2 phải tiến hành phun trừ 2³4.5EC;...(những ruộng có mật độ sâu lần, lần 2 cách lần 1 từ 4-5 ngày).
+ Sâu đục thân lúa 2 chấm: Phun phòng trừ sâu đục thân lúa 2 chấm ở những ruộng mật độ ổ trứng ≥ 0,3 ổ/m2 , Phun thuốc lần 1 khi sâu non nở rộ (thời điểm lúa trổ bông lác đác). Nếu mật độ ổ trứng cao phun lại lần 2 cách lần 1 từ 4 – 5 ngày bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu: Prevathon 5SC; Voliam Targo 63SC,Virtako 40WG,...
+ Bệnh lùn sọc đen: cần phát hiện sớm, nhổ vùi cây bị bệnh và phun thuốc trừ rầy là môi giới truyền bệnh.
+ Bệnh đạo ôn: Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi phát hiện bệnh dừng bón đạm, không phun thuốc kích thích sinh trưởng và duy trì mức nước trong ruộng 3-4 cm; sử dụng 1 trong những loại thuốc như Bump 650WP, Kasoto 200SC, FuJione 40WP, Filia 525SE, Amistar top 325SC, Kabim 30WP, Bamy 75WP, Fujion 40WP.... Nếu bệnh gây hại nặng cần phun kép 2 lần, cách nhau 5 -7 ngày.
+ Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Khi bệnh xuất hiện, dừng bón phân đạm, không phun thuốc kích thích sinh trưởng, phân bón lá và duy trì mức nước trong ruộng 3-4 cm. Khi bệnh phát triển trên đồng ruộng với triệu chứng rõ ràng thì việc phun thuốc thường kém hiệu quả. Tuy nhiên, tại những vùng có nguy cơ cao có thể phun phòng bằng một trong các loại thuốc như: Lobo 8WP, Visen 20 SC, Linacin 40SL, Starner 20WP, Kasumin 2L,… 5% số dảnh³
+ Bệnh khô vằn: Phun trừ trên những ruộng có tỷ lệ bệnh bắng các loại thuốc đặc hiệu như: Alvil 5SC, Tilt super 300 EC, Cavil 50SC, Chevin 5EC, Moren 25WP...
6. Phát hiện và xử lý kịp thời lúa cỏ
- Lúa cỏ (hay còn gọi là lúa ma, lúa trời, lúa hoang) rất giống cây lúa thường, thời gian sinh trưởng ngắn hơn, trỗ bông sớm hơn lúa thường 5-7 ngày, thời gian trỗ kéo dài, khi chín rất dễ rụng và phát tán trên đồng ruộng. Để quản lý tốt và không cho lúa cỏ lây lan, ảnh hưởng đến năng suất lúa cần phát hiện sớm và nhỏ bỏ bằng tay; thường xuyên cắt các bông lúa cỏ lẫn tạp khi mới trỗ hạt chưa kịp vào chắc đem tiêu huỷ để tiêu diệt nguồn lây lan.
- Những diện tích lúa bị nhiễm lúa cỏ trên 70% cần khoanh vùng (đắp bờ ngăn, chăng lưới mắt nhỏ trên ruộng), thu hoạch riêng, tận thu, cắt sát gốc; sau khi thu hoạch, phơi khô rơm, rạ và vun gọn tiến hành đốt để tiêu huỷ tàn dư. Sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma, chế phẩm vi sinh Sumitri phân huỷ Xellulo bằng cách sau khi thu hoạch tiến hành cày sớm, cho nước vào ngập bề mặt tạo ẩm để nhử hạt lúa cỏ và các loại cỏ dại khác nảy mầm, sau đó trộn đều chế phẩm với cát, tro bếp rồi vãi đều trên mặt ruộng và tiến hành bừa dầm để những hạt lúa cỏ còn lại trên đồng ruộng được ngâm đều cùng chế phẩm (sử dụng phương pháp này 2-3 lần để có thể tiêu diệt được cơ bản những hạt lúa cỏ tồn tại trên đồng ruộng). Những vùng đang sử dụng phương pháp gieo sạ, gieo vãi thì chuyển sang phương thức gieo mạ, cấy tay hoặc cấy máy để dễ dàng phân biệt cây lúa cỏ lúc còn non và tiến hành nhổ bỏ, tiêu huỷ.
Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện
-
Bộ Pháp điển Việt Nam giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng tra cứu, tìm kiếm quy định pháp luật
Thứ năm, 14/11/2024 23 lượt xem
-
9 chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã từ 1/11/2024
Thứ ba, 05/11/2024 44 lượt xem
-
[Infographic] Những nội dung chính của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Thứ hai, 21/10/2024 495 lượt xem
-
Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và 25 năm Ngày “Dân vận” của cả nước
Thứ ba, 08/10/2024 1525 lượt xem
-
Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và 25 năm Ngày “Dân vận” của cả nước
Thứ sáu, 04/10/2024 802 lượt xem
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
Thông báo Kết quả xét tuyển Vòng 1 và triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự tuyển Vòng 2 Kỳ tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Kim Sơn năm 2024
Thứ tư, 20/11/2024 111 lượt xem
-
THÔNG BÁO Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức còn lại sau khi tổ chức xét tuyển theo chính sách thu hút
Thứ tư, 06/11/2024 242 lượt xem
-
V/v góp ý vào dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 đối với 04 xã Hùng Tiến, Như Hoà, Văn Hải và xã Thượng Kiệm
Thứ hai, 21/10/2024 308 lượt xem
-
THÔNG BÁO Về việc lấy ý kiến đối với việc đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, thị trấn tiêu biểu” năm 2024
Thứ hai, 21/10/2024 227 lượt xem
-
Thông báo tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến”
Thứ sáu, 04/10/2024 107 lượt xem
-
QĐ công bố cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện
Ban hành: 04/11/2024
-
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra huyện Kim Sơn
Ban hành: 01/11/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được phân cấp cho Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn
Ban hành: 30/10/2024
-
V/v tham gia Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”
Ban hành: 18/10/2024
-
BC Kết quả tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến” tại Trung tâm Một cửa liên thông huyện
Ban hành: 10/10/2024
-
NQ quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Kim Sơn
Ban hành: 09/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Phạm Văn Khoa và vợ là Đoàn Thị Thu, địa chỉ tại xóm Luận, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Nguyễn Văn Tiến và vợ là Phạm Thị Khánh Linh, địa chỉ tại phố Phúc Nam, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
Lượt truy cập: 2126341
Trực tuyến: 199
Hôm nay: 1624