Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ năm, 21/11/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết công tác Tư pháp 2016

Thứ sáu, 20/04/2018 1133 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Sáng ngày 23/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết công tác Tư pháp 2016 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2017. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị; cùng dự có các đồng chí: Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao; Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp. Các đồng chí đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương cùng đại diện lãnh đạo tại 62 điểm cầu các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
 
Tại điểm cầu Ninh Bình, dự hội nghị có đồng chí Đinh Trung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.
Hội nghị đã được nghe báo cáo tóm tắt Tổng kết công tác Tư pháp 2016 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu công tác năm 2017. Theo đó, năm 2016, Bộ, Ngành Tư pháp đã khẩn trương triển khai toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát Chương trình, Kế hoạch công tác, các Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Các nhiệm vụ của Bộ, Ngành Tư pháp ngày càng bảo đảm chất lượng, tiến độ so với chương trình, kế hoạch đã đề ra. Cụ thể:
Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, trình Quốc hội thông qua 12 luật,  nghị quyết (riêng Bộ Tư pháp đã giúp Chính phủ trình Quốc hội thông qua 02 luật và cho ý kiến với 03 luật khác); trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trên 1.000 văn bản quy phạm pháp luật. Góp phần vào công tác xây dựng văn bản QPPL, các địa phương trên cả nước đã ban hành 4.036 VBQPPL cấp tỉnh (tăng 795 văn bản so với năm 2015); 5.968 VBQPPL cấp huyện (so với năm 2015, giảm 12 văn bản); tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã giảm mạnh, đặc biệt, số văn bản nợ đọng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây Trong năm, Ngành tư pháp đã thẩm định trên 11.800 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Qua kiểm tra, đã phát hiện 659 văn bản có dấu hiệu trái nội dung, thẩm quyền. Công tác cải cách hành chính được Các Bộ, ngành, địa phương quan tâm,  năm 2016 đã hoàn thành việc đơn giản hóa 4.527/4.723 thủ tục hành chính được Chính phủ phê duyệt tại 25 Nghị quyết chuyên đề (đạt tỷ lệ 95,85%). Riêng Bộ Tư pháp đã thực hiện thẩm định 783 TTHC, qua đó, đề nghị không quy định 141 thủ tục, sửa đổi 537 thủ tục; tham gia ý kiến đối với 594 TTHC. Thực hiện chủ trương tiết kiệm của Chính phủ, Bộ Tư pháp đã rà soát, lồng ghép và cắt giảm 20% số hội nghị, hội thảo, tọa đàm và các chuyến công tác địa phương. Về công tác thi hành án dân dự, hệ thống thi hành án dân sự đã thi hành xong trên 530.000 việc, đạt tỉ lệ trên 78%. Về công tác bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp cho biết, cả nước hiện có hơn 11.500 luật sư và 3.700 tổ chức hành nghề luật sư. Các luật sư đã tham gia trên 257.000 vụ việc.
Có thể nói, Năm 2016, toàn ngành Tư pháp đã có sự trưởng thành, phối kết hợp tốt hơn, chủ động hơn với các Bộ, ngành, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền địa phương, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước và từng địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, tăng cường vị thế đối ngoại của đất nước, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, người dân
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác Tư pháp còn có một số khó khăn, hạn chế như: Còn lúng túng trong triển khai Luật ban hành VBQPPL 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, chất lượng một số VBQPPL chưa cao; chưa thực sự gắn với trọng tâm về phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; trong THADS, số việc và tiền có điều kiện chưa thi hành xong chuyển kỳ sau còn nhiều, vi phạm pháp luật trong công tác THADS có chiều hướng gia tăng; còn lúng túng trong việc giải quyết hộ tịch có yếu tố nước ngoài khi thực hiện phân cấp theo quy định mới của Luật hộ tịch; việc thành lập Hội công chứng viên tại một số địa phương còn chậm so với yêu cầu; việc chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng còn lúng túng, tiêu chí xét duyệt hồ sơ thành lập Văn phòng công chứng do một số địa phương ban hành chưa phù hợp với quy định; việc triển khai Đề án đổi mới công tác TGPL ở một số địa phương còn gặp khó khăn; công tác pháp chế ở nhiều địa phương còn yếu; hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực của Bộ, Ngành chưa cao....
Nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 của Ngành Tư pháp là: Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ các cơ quan tư pháp, pháp chế từ Trung ương đến địa phương gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW và Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về tinh giản biên chế; Triển khai có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 nhất là những quy định mới của Luật này; Xây dựng và tổ chức triển khai hiệu quả Đề án đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2020; Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;  Kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc trong triển khai thi hành Luật công chứng năm 2014; Triển khai có hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2016-2024; siết chặt kỷ cương, kỷ luật, khắc phục tình trạng cán bộ, công chức THADS vi phạm pháp luật. Tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trong THADS; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc trọng điểm, phức tạp, kéo dài; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, từng bước tiếp nhận công nghệ giáo dục hiện đại trong việc đào tạo luật ; Tham mưu giúp Chính phủ kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong hội nhập quốc tế, đàm phán, ký kết, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận, cam kết quốc tế và giải quyết các tranh chấp quốc tế; Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và giải quyết các công việc của người dân, doanh nghiệp; Hoàn thành việc cung cấp dịch vụ công mức độ 4 trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm, lý lịch tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao những tiến bộ của Bộ,Ngành Tư pháp trong năm 2016 vừa qua. Thủ tướng nhấn mạnh công tác Tư pháp là công tác liên quan nhiều đến người dân và doanh nghiệp. Chúng ta muốn xây dựng nhà nước do dân và vì dân, một nhà nước liêm chính, kiến tạo và phát triển trong đó có sự đóng góp rất lớn của Ngành Tư pháp. Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Bộ, ngành Tư pháp phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục tồn tại, tăng cường sự đoàn kết, làm tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, giữ được uy tín đối với xã hội, người dân và doanh nghiệp. Góp phần tạo khuôn khổ pháp lý phục vụ và bảo vệ ngày càng tốt hơn nữa quyền lợi của người dân, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Đảm bảo kỷ cương phép nước, tạo điều kiện phát triển đất nước vững mạnh.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường; Bộ Tư pháp cũng công bố quyết định khen thưởng của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong ngành tư pháp. Đồng thời, Phát động phong trào thi đua trong ngành Tư pháp năm 2017 với chủ đề ”Toàn ngành Tư pháp tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đổi mới thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao trong năm 2017”.
Về phía tỉnh Ninh Bình, đồng chí Đinh Trung Phụng, TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhất trí và đánh giá cao với những kết quả của Bộ, ngành Tư pháp đã đạt được trong năm qua. Đồng thời, báo cáo, làm rõ kết quả cũng như khó khăn, vướng mắc của Ngành Tư pháp Ninh Bình trong năm 2016 và đề xuất, kiến nghị với Bộ Tư pháp một số vấn đề nhằm làm tốt hơn nữa công tác Tư pháp như: Nghiên cứu, đánh giá toàn diện các quy định của pháp luật tổ chức pháp chế sở, ngành làm cơ sở đề xuất tiếp tục xây dựng, đổi mới, hoàn thiện thể chế pháp luật trong hoạt động tư pháp giúp cho việc quản lý nhà nước được thống nhất và đảm bảo tính khả thi; nghiên cứu giải pháp và hướng dẫn việc chuyển đổi mô hình văn phòng công chứng; hướng dẫn cụ thể cơ chế tài chính trong việc đảm bảo các điều kiện về nguồn lực khi triển khai, thi hành các nhiệm vụ liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước của ngành đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ khi thực hiện trong cả nước;  Nghiên cứu ban hành chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân lực chất lượng cao làm công tác Tư pháp, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi đối với ngành Tư pháp trong giai đoạn hiện nay....
  Ninhbinh.gov.vn

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 2126338

Trực tuyến: 197

Hôm nay: 1621