Xây dựng thành công huyện nông thôn mới: Tạo thế và lực cho vùng đất mở Kim Sơn
Kim Sơn là vùng đất mở nằm ở giữa hai con sông: sông Càn và sông Đáy, là huyện duy nhất của tỉnh Ninh Bình có biển. Với địa bàn rộng, dân số đông, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong điều kiện có nhiều khó khăn, song với quyết tâm chính trị cao, cùng với sự tham gia chủ động, tích cực của người dân, huyện đã từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM.
Quang cảnh thị trấn Phát Diệm (huyện Kim Sơn). Ảnh: Anh Tuấn
Ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, quyết tâm vượt khó của cả hệ thống chính trị và nhân dân huyện Kim Sơn trong phong trào xây dựng NTM, ngày 18/8/2023, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022. Đây là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Kim Sơn, khẳng định bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc của huyện trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, hội nhập và phát triển đất nước.
Kim Sơn ra đời từ công cuộc khẩn hoang vùng bãi bồi ven biển. Trải qua 9 lần quai đê lấn biển, diện tích tự nhiên của huyện là trên 230 km2 , tăng hơn 4 lần so với ngày đầu mới thành lập. Kim Sơn hình thành 2 vùng địa lý kinh tế: Các xã khu vực phía Nam (trung tâm là thị trấn Bình Minh) nằm ở ven biển có thế mạnh về nuôi trồng và khai thác thủy hải sản với trên 10.000 ha vùng bãi bồi ven biển rộng lớn và các xã bãi ngang, có nhiều tiềm năng về thủy sản và du lịch. Các xã phía Bắc (trung tâm là thị trấn Phát Diệm) thuộc khu vực phù sa bồi đắp, đất đai màu mỡ, có thế mạnh phát triển cây lương thực, trong đó lúa là cây trồng chủ lực.
Nhìn lại thời điểm từ khi bắt đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM trên địa bàn huyện, Kim Sơn có xuất phát điểm thấp, bình quân các xã chỉ đạt 4 tiêu chí/xã; năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 11,1 triệu đồng/ năm; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn giai đoạn 2011 - 2015) là 16,46%; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, kinh tế và tổ chức sản xuất có nhiều chuyển biến nhưng chưa bền vững; nguồn lực đầu tư còn hạn chế...
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh; Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Kim Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện hệ thống quản lý lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện từ huyện đến cơ sở. Kịp thời ban hành các văn bản làm cơ sở để triển khai thực hiện: Giai đoạn 2011-2015 đã ban hành trên 203 văn bản, giai đoạn 2016-2022, ban hành trên 317 văn bản các loại để chỉ đạo thực hiện Chương trình.
Bước vào giai đoạn đầu thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, các cấp, các ngành, tập trung phát động và đẩy mạnh phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng NTM" gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", nay là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện chủ đề công tác hàng năm của Tỉnh ủy, Huyện ủy, tạo nên phong trào thi đua sâu rộng trên toàn huyện. Qua đó đã tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động; huy động sự tham gia tích cực của toàn xã hội, đặc biệt đã khơi dậy, phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ" trong suốt quá trình triển khai, tạo nên sự đồng thuận, sức mạnh cộng hưởng trong xây dựng NTM.
Trong 12 năm triển khai thực hiện xây dựng NTM, nhân dân đóng góp hơn 130 tỷ đồng, gần 100 nghìn ngày công lao động, hiến 89,9 ha đất, cải tạo vườn ao... để làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa, khu vui chơi thể thao, dồn điền, đổi thửa, cải tạo thủy lợi nội đồng; xây dựng hàng chục km đường cây xanh, hơn 250km đường hoa. Từ nguồn đóng góp, ủng hộ của nhân dân và đầu tư của Nhà nước, nhiều hạng mục công trình đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng đạt hiệu quả cao như: hệ thống đường bê tông giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi nội đồng, trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc.
Không chỉ tập trung xây dựng hạ tầng thiết yếu, trong xây dựng NTM, huyện chỉ đạo thực hiện gắn xây dựng NTM với tái cơ cấu nông nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; chú trọng phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường nông thôn. Do đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, hiệu quả. Đến hết năm 2022, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 533,9 tỷ đồng, đạt 108,7% dự toán tỉnh giao; giá trị trên 1ha canh tác đạt 196 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân toàn huyện đạt gần 60 triệu đồng/người/ năm, gấp 5 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1,5%.
Sản lượng lúa bình quân hàng năm đạt trên 100 nghìn tấn, sản lượng thủy hải sản đạt khoảng 25 nghìn tấn/năm, là vùng nuôi trồng thủy hải sản lớn nhất của tỉnh với các sản phẩm tôm, cua, ngao, hàu… Các mô hình liên kết, chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩn nông nghiệp được hình thành, phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập cho người sản xuất. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển, thu hút và tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện (năm 2022 chiếm 49,7% trong tổng giá trị sản xuất của huyện). Thương mại - dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng và có sự tham gia của các thành phần kinh tế, năm 2022 đạt 27,5% tổng giá trị sản xuất của huyện.
Các lĩnh vực y tế - văn hóa - giáo dục được quan tâm đầu tư, nâng cao cả về cơ sở vật chất, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt trên 90%, tăng gấp đôi so với năm 2011. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT của huyện Kim Sơn luôn xếp ở thứ hạng cao trong tỉnh.
Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến xã, thôn, xóm được quan tâm đầu tư xây dựng, 100% xã, thị trấn, các thôn, xóm, phố có nhà văn hóa, khu thể thao phổ thông. Đặc biệt, khu Trung tâm thể dục, thể thao huyện, Khu công viên văn hóa cộng đồng được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng với cơ sở vật chất đồng bộ, tạo điểm nhấn hiện đại cho Khu trung tâm hành chính mới của huyện, đáp ứng nhu cầu luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí của nhân dân trong huyện.
Chất lượng môi trường sống, công tác bảo vệ môi trường được đặc biệt quan tâm, triển khai thực hiện; 25/25 xã, thị trấn xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn huyện đạt 43%. Cảnh quan, không gian trên địa bàn huyện đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và an toàn.
Cùng với đó, hệ thống chính trị ngày càng được củng cố vững chắc. Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội huyện Kim Sơn luôn được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Công tác cải cách hành chính và dịch vụ công trực tuyến các mức độ thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết đảm bảo theo quy định, được UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh ghi nhận, đánh giá cao. Trên địa bàn huyện Kim Sơn có 99,53% người dân hài lòng với những kết quả nổi bật, toàn diện trong xây dựng NTM của huyện.
Có thể khẳng định, những kết quả xây dựng NTM của huyện là rất đáng ghi nhận và tự hào. Tuy nhiên, với quan điểm xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện NTM là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Thời gian tới, huyện Kim Sơn sẽ bám sát các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, đặc biệt là Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 26/6/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển bền vững vùng kinh tế ven biển Kim Sơn, giai đoạn 2022 - 2030... Tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; nâng cao các nhóm tiêu chí nhằm đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài; môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy.
Trước yêu cầu nhiệm vụ của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đặc biệt với vị trí, vai trò của huyện Kim Sơn trong sự phát triển chung của tỉnh, Kim Sơn cần định hướng đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, từng bước hoàn thiện các tiêu chí để tiến tới xây dựng Kim Sơn trở thành đô thị loại 4 theo hướng sinh thái giàu bản sắc. Để đạt mục tiêu này, Kim Sơn cần sớm hoàn thành quy hoạch tổng thể và chi tiết làm căn cứ huy động nguồn lực, thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tái tổ chức sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ hệ sinh thái Khu dự trữ sinh quyển thế giới trên nền tảng tăng trưởng xanh, khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng thương mại, dịch vụ; thu hút đầu tư các dự án công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, các dự án năng lượng tái tạo, hình thành các khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng vùng ven biển. Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, văn minh đô thị, nền hành chính công "tận tụy vì dân", đi đôi với việc giữ gìn cảnh quan tươi đẹp, nét đặc sắc văn hóa, cốt cách đặc trưng riêng có của con người và miền quê ven biển Kim Sơn... Đây là những quy chuẩn không thể thiếu đối với một đô thị.
Thời gian tới, bên cạnh sự quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân là quan trọng, vấn đề phát huy nội lực của huyện là cơ bản và chủ động. Điều đó đòi hỏi vai trò, trách nhiệm và sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và mỗi người dân Kim Sơn cần phải được đề cao một cách thiết thực, hiệu quả hơn nữa. Trước mắt, đặt ra yêu cầu công tác quản lý một cách "thức thời và khoa học", nhằm kiến tạo những bước đi đột phá, quyết liệt. Đồng thời, cũng cần phải có sự chuẩn bị lường đón những nguy cơ tiềm ẩn về trật tự an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là an ninh biên giới biển.
Với truyền thống gần 200 năm mở đất, cùng với niềm tự hào, vui mừng, phấn khởi đón Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, chúng ta tin tưởng rằng truyền thống đó tiếp tục dâng trào mãnh liệt trong toàn Đảng bộ, quân và dân Kim Sơn. Bằng những hành động cụ thể, Kim Sơn sẽ biến những khát vọng trở thành hiện thực như một sự kế thừa, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống và tri ân với các bậc tiền nhân.
Mai Khanh
Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Kim Sơn
-
Kim Sơn tập trung thu hoạch lúa Mùa
Thứ sáu, 08/11/2024 63 lượt xem
-
Thẩm tra kết quả các tiêu chí, hồ sơ xét công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu
Thứ hai, 28/10/2024 106 lượt xem
-
Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP
Chủ nhật, 27/10/2024 108 lượt xem
-
Kim Sơn: Nỗ lực đưa nghề đến lao động nữ nông thôn
Thứ hai, 21/10/2024 50 lượt xem
-
Phụ nữ công giáo làm kinh tế giỏi
Thứ hai, 21/10/2024 285 lượt xem
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
Thông báo Kết quả xét tuyển Vòng 1 và triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự tuyển Vòng 2 Kỳ tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Kim Sơn năm 2024
Thứ tư, 20/11/2024 112 lượt xem
-
THÔNG BÁO Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức còn lại sau khi tổ chức xét tuyển theo chính sách thu hút
Thứ tư, 06/11/2024 242 lượt xem
-
V/v góp ý vào dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 đối với 04 xã Hùng Tiến, Như Hoà, Văn Hải và xã Thượng Kiệm
Thứ hai, 21/10/2024 308 lượt xem
-
THÔNG BÁO Về việc lấy ý kiến đối với việc đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, thị trấn tiêu biểu” năm 2024
Thứ hai, 21/10/2024 227 lượt xem
-
Thông báo tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến”
Thứ sáu, 04/10/2024 107 lượt xem
-
QĐ công bố cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện
Ban hành: 04/11/2024
-
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra huyện Kim Sơn
Ban hành: 01/11/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được phân cấp cho Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn
Ban hành: 30/10/2024
-
V/v tham gia Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”
Ban hành: 18/10/2024
-
BC Kết quả tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến” tại Trung tâm Một cửa liên thông huyện
Ban hành: 10/10/2024
-
NQ quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Kim Sơn
Ban hành: 09/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Phạm Văn Khoa và vợ là Đoàn Thị Thu, địa chỉ tại xóm Luận, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Nguyễn Văn Tiến và vợ là Phạm Thị Khánh Linh, địa chỉ tại phố Phúc Nam, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
Lượt truy cập: 2126479
Trực tuyến: 226
Hôm nay: 1762