Nâng cao chất lượng hoạt động các thư viện trường học
Khi biết tôi có ý định đến thư viện tỉnh mượn sách tham khảo phục vụ cho cuộc thi Tìm hiểu về Biển đảo Việt Nam, cô cháu gái đang học lớp 9 ở một trường THCS trên địa bàn thành phố Ninh Bình muốn đi theo để tìm xem có thể mượn “ké” vài cuốn sách tham khảo môn Toán, Lý cho kỳ thi vào THPT sắp tới.
Hỏi cháu sao không đến thư viện trường mượn cho thuận tiện thì được biết, thư viện trường cũng có nhiều đầu sách nhưng chưa phong phú, phòng đọc lại nhỏ hẹp, chật chội, thủ tục mượn “rườm rà” nên lớp cháu nói riêng và các bạn học sinh trong trường nói chung rất ít bạn làm thẻ thư viện để đọc và mượn sách phục vụ cho việc học, phần lớn các em tự mua, mượn của nhau và tra cứu trên mạng Internet...
Được biết, những năm qua, ngành Giáo dục - Đào tạo nói chung, các cấp học, bậc học trên địa bàn tỉnh ta nói riêng đã quan tâm đầu tư cho hệ thống thư viện các nhà trường nhằm góp phần hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên và học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong nhà trường. Toàn tỉnh hiện có hàng trăm thư viện trường học đạt chuẩn Quốc gia; riêng bậc tiểu học hầu hết các thư viện đều đạt chuẩn theo tiêu chí trường học đạt chuẩn Quốc gia, đáp ứng nhu cầu về sách, tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong nhà trường.
Hàng năm, bên cạnh việc cung ứng các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, các loại tạp chí, báo cần thiết…, các trường học tích cực đầu tư, bổ sung nhiều tài liệu, sách báo chuyên ngành phục vụ nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh. Mặc dù vậy, thực tế hoạt động cho thấy nhiều thư viện trường học chưa tạo được lực hút đối với giáo viên và học sinh.
Ở trường THCS Liên Sơn (Gia Viễn), đồng chí Nguyễn Văn Định, cán bộ thư viện trường cho biết: Trường có trên 3.300 đầu sách, hàng năm được đầu tư rất ít cho việc mua và bổ sung sách. Riêng năm học 2011-2012, trường phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia nên thư viện mới được đầu tư trên 30 triệu đồng để mua bổ sung một số loại sách, trang bị giá sách và tủ đựng, bàn ghế, quạt mát cho thầy, cô giáo và học sinh có nhu cầu đến đọc, nghiên cứu… Được “thực mục sở thị” mới thấy, sách của thư viện trường rất nghèo nàn, trong đó chủ yếu là sách giáo khoa của các khối lớp 6,7,8,9, sách tham khảo và sách nghiệp vụ cho giáo viên rất ít, đặc biệt không thấy có các loại sách kinh điển, sách tra cứu, từ điển... Theo cán bộ thư viện trường, hoạt động của thư viện rất cầm chừng, chưa mang lại hiệu quả thiết thực do các đầu sách quá ít, nhất là những sách tham khảo, sách nâng cao, từ điển tiếng Anh, tiếng Việt… do đó mỗi tháng chỉ có khoảng gần 200 lượt học sinh đến mượn, đọc.
Tìm hiểu được biết, có khá nhiều thư viện các trường THPT, THCS và Tiểu học trong tỉnh cũng đang cùng tình trạng như thư viện trường THCS Liên Sơn, nhất là những trường vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi…
Nhưng thực tế lại có những trường ở thành phố, thị xã, thư viện trường học đạt chuẩn nhiều năm với khá nhiều đầu sách, phong phú về chủng loại nhưng việc phát huy thư viện trường học vẫn chưa hiệu quả và không được thường xuyên.
Em Hồng Hà, học sinh trường THCS Trương Hán Siêu (thành phố Ninh Bình) cho biết: “Mặc dù trường em có thư viện với khá nhiều các loại sách, có cả những sách tham khảo hay, phòng đọc rộng, thoáng mát nhưng em cũng như nhiều bạn khác rất ít khi đến thư viện trường để mượn sách, một phần bởi thời gian học trên lớp, học thêm chiếm gần hết thời gian trong ngày, một phần không hiểu sao nhà trường rất hạn chế cho học sinh làm thẻ đọc, thẻ mượn ở thư viện”.
Còn em Đức Trung, học sinh trường THCS Ninh Thắng (Hoa Lư) thì cho biết: “Em rất ham đọc sách nhưng cũng ít khi vào thư viện trường vì thư viện trường còn ít tài liệu sách tham khảo, số đầu sách chỉ tập trung vào chủ đề liên quan đến môn học, khi cần sách, tài liệu tham khảo, em đều phải tìm mua hoặc mượn của bạn bè, tra cứu trên mạng internet...”.
Ở bậc Tiểu học, THCS vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hầu hết các em không có điều kiện được đọc những cuốn sách hay, những cuốn truyện bổ ích. Nhiều thư viện trường học có số đầu sách nhất định nhưng với diện tích nhỏ như phòng học thì với số lượng trung bình trên dưới 1.000 học sinh /trường, thư viện sẽ khó bố trí chỗ ngồi đọc sách cho học sinh…
Để phát huy vai trò của thư viện, các nhà trường cần quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, bảo đảm đủ sách, báo, tài liệu đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của giáo viên và học sinh; tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa của thư viện tới các em học sinh.
Bên cạnh đó, nhà trường cần có phòng thư viện thoáng mát, sạch sẽ và nhân viên thư viện chuyên trách, đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc thi tuyên truyền giới thiệu sách, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các cuộc thi với nội dung kiến thức phù hợp với từng khối lớp có trong tài liệu của thư viện nhằm giới thiệu các loại sách, tài liệu tới học sinh và xây dựng văn hóa đọc để các em chủ động tìm đến sách mới phát huy được hiệu quả của thư viện trường học.
-
Xây dựng khối đại đoàn kết vì mục tiêu chung
Chủ nhật, 17/11/2024 87 lượt xem
-
Đồng chí Bùi Xuân Diệu được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT
Thứ sáu, 15/11/2024 212 lượt xem
-
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
Thứ năm, 14/11/2024 63 lượt xem
-
Công bố Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình
Thứ ba, 05/11/2024 760 lượt xem
-
Bàn giải pháp nâng cao chất lượng công tác phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội
Thứ ba, 29/10/2024 82 lượt xem
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
Thông báo Kết quả xét tuyển Vòng 1 và triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự tuyển Vòng 2 Kỳ tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Kim Sơn năm 2024
Thứ tư, 20/11/2024 111 lượt xem
-
THÔNG BÁO Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức còn lại sau khi tổ chức xét tuyển theo chính sách thu hút
Thứ tư, 06/11/2024 242 lượt xem
-
V/v góp ý vào dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 đối với 04 xã Hùng Tiến, Như Hoà, Văn Hải và xã Thượng Kiệm
Thứ hai, 21/10/2024 308 lượt xem
-
THÔNG BÁO Về việc lấy ý kiến đối với việc đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, thị trấn tiêu biểu” năm 2024
Thứ hai, 21/10/2024 227 lượt xem
-
Thông báo tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến”
Thứ sáu, 04/10/2024 107 lượt xem
-
QĐ công bố cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện
Ban hành: 04/11/2024
-
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra huyện Kim Sơn
Ban hành: 01/11/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được phân cấp cho Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn
Ban hành: 30/10/2024
-
V/v tham gia Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”
Ban hành: 18/10/2024
-
BC Kết quả tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến” tại Trung tâm Một cửa liên thông huyện
Ban hành: 10/10/2024
-
NQ quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Kim Sơn
Ban hành: 09/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Phạm Văn Khoa và vợ là Đoàn Thị Thu, địa chỉ tại xóm Luận, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Nguyễn Văn Tiến và vợ là Phạm Thị Khánh Linh, địa chỉ tại phố Phúc Nam, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
Lượt truy cập: 2126103
Trực tuyến: 200
Hôm nay: 1386