Long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024
Tối 17/4 (tức mùng 9/3 âm lịch), tại Sân lễ hội Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế (924-2024) và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.
Chương trình nghệ thuật với chủ đề "Sứ mệnh Đế đô".
Dự kỷ niệm và khai mạc lễ hội, đại biểu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban công tác Đại biểu Quốc hội thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Trung ương Đảng; Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương; Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch-Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; Nguyễn Tiến Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau; các đồng chí Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; lãnh đạo các Ban, Ủy ban, Văn phòng Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; Tạp chí Cộng sản; lãnh đạo một số tỉnh, thành phố; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể cùng tướng lĩnh lực lượng vũ trang là con em quê hương Ninh Bình...
Các đại biểu dự kỷ niệm và khai mạc lễ hội.
Đại biểu tỉnh Ninh Bình dự kỷ niệm và khai mạc lễ hội có các đồng chí: Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có các đồng chí nguyên Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; lãnh đạo các huyện, thành phố, lãnh đạo xã Trường Yên và đông đảo Nhân dân địa phương, du khách thập phương...
Trong không khí trang trọng và thành kính, đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày diễn văn kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.
Đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày diễn văn kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.
Diễn văn khẳng định: Sử cũ còn ghi: Đinh Bộ Lĩnh sinh năm Giáp Thân (924) tại làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng, nay là xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Cha ông là Thứ sử Châu Hoan Đinh Công Trứ, quê làng Đại Hữu; mẹ là Đàm Thị.
Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về quê, nương nhờ chú ruột. Vốn con nhà quan tướng, lại thường xuyên được rùi mài binh thư, rèn luyện võ nghệ, Đinh Bộ Lĩnh tỏ ra thông minh, tài giỏi ngay từ thuở thiếu thời. Ông được các bạn chăn trâu cùng trang lứa tôn làm đầu mục, bẻ hoa lau làm cờ, chia quân đánh trận, thể hiện chí khí, tài năng ngay từ khi nhỏ tuổi. Được các bạn quê, cùng trang lứa như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú… kết nghĩa anh em, tôn làm thủ lĩnh.
Năm 944, Ngô Quyền mất, triều đình rối ren, xã hội loạn lạc, các thổ hào, thủ lĩnh địa phương nổi dậy cát cứ xưng hùng, xưng bá, đất nước lâm cảnh bi thương, sử cũ gọi là loạn 12 sứ quân. Nuôi chí anh hùng, giương cao cờ nghĩa, Đinh Bộ Lĩnh đã đứng lên gánh vác trọng trách thống nhất giang sơn. Với khí phách và tài thao lược, nhân dân khắp các vùng theo về rất đông, thế và lực của Đinh Bộ Lĩnh ngày càng lớn mạnh, thắng lợi lẫy lừng, được tụng xưng là Vạn Thắng Vương, rồi tiến lên hoàn thành sứ mệnh đánh dẹp và thu phục cục diện 12 sứ quân.
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình, lấy Hoa Lư làm Kinh đô, khai mở nền chính thống quốc gia, mở đầu một kỷ nguyên mới, thống nhất giang sơn, phục hưng dân tộc, nâng tầm vị thế đất nước, tiếp tục củng cố vững chắc nền tự chủ, độc lập dân tộc mà họ Khúc, họ Ngô trước đó đã giành được sau ngàn năm Bắc thuộc.
Tái hiện màn Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế.
Ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng đã xây dựng bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương; xây dựng cung điện, thiết chế triều nghi; thực hiện chế độ quân sự "ngụ binh ư nông"; chia đất nước thành 10 đạo, cử người tài giỏi đức độ cai quản; thực hiện chính sách ngoại giao độc lập; tập trung chăm lo phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp; xây dựng nền văn hóa đặc sắc, cho phát hành tiền "Thái Bình Hưng Bảo" - tiền kim loại đầu tiên của Việt Nam, khẳng định dấu ấn của nền tài chính độc lập thời sơ khai.
Qua đó đã khẳng định mạnh mẽ nền độc lập dân tộc, vị thế quốc gia, lòng tự tôn, tinh thần tự lực, tự cường, ý chí phục hưng dân tộc, tạo nền tảng vững chắc cho định đô Thăng Long - Hà Nội và thúc đẩy hình thành nền văn minh Đại Việt.
Sau khi Đức vua mất, quần thần đã suy tôn là Tiên Hoàng Đế. Kế tục sự nghiệp huy hoàng của Đinh Tiên Hoàng Đế, triều đại nhà Tiền Lê, rồi nhà Lý đã lãnh đạo quân và dân cả nước bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, mở mang bờ cõi, xây dựng Đại Cồ Việt trở thành quốc gia hưng thịnh, vươn lên mạnh mẽ trong cấu trúc quyền lực khu vực lúc bấy giờ.
Thân thế và sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng Đế luôn gắn liền với quá trình thống nhất giang sơn, hình thành nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử dân tộc, khai sinh quốc hiệu Đại Cồ Việt, khẳng định mạnh mẽ ý chí phục hưng dân tộc, dựa trên bản lĩnh độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. Tầm vóc lịch sử vĩ đại, khát vọng độc lập, thống nhất, xây dựng quốc gia hùng cường của Đinh Tiên Hoàng Đế gắn với quốc hiệu Đại Cồ Việt, với vai trò, vị thế của Kinh đô Hoa Lư đã trở thành tài sản vô giá của dân tộc ta, nhân dân ta.
Tri ân công đức của ông, nhân dân và thể chế nhà nước các thời kỳ đã cho lập đền thờ tại khu vực cung điện xưa, hằng năm tổ chức Lễ hội Hoa Lư - lễ hội lớn, được tổ chức như Lễ trọng. Cho đến ngày nay vẫn là hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo, đặc sắc riêng có của người dân Cố đô Ninh Bình, là điểm hẹn của nhân dân và du khách trong nước, quốc tế, nơi bày tỏ lòng tôn kính với các bậc tiên đế, các anh hùng hào kiệt đã có công dựng nước, giữ nước và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia từ năm 2014.
Một tiết mục trong chương trình nghệ thuật.
Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình luôn coi trọng, gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp của Lễ hội Hoa Lư như gìn giữ hồn cốt linh thiêng của Cố đô ngàn năm, để sự nghiệp vĩ đại của đức Đinh Tiên Hoàng Đế luôn sống mãi với thời gian và non sông đất Việt.
Tự hào về mảnh đất sinh ra người anh hùng dân tộc Đinh Tiên Hoàng Đế, với ý chí và khát vọng vươn lên, trong những năm qua, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình đã luôn đoàn kết, thống nhất, chủ động, sáng tạo, phát huy truyền thống hào hùng của cha ông và tiềm năng, lợi thế, nhất là giá trị truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Cố đô, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Kinh tế liên tục tăng trưởng cao, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm 90% GRDP. Từ năm 2022 đã trở thành tỉnh tự cân đối ngân sách, thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố của cả nước; các chỉ số về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, cải cách hành chính… đều xếp trong nhóm 15 địa phương cao nhất. Thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng "Xanh, Bền vững và Hài Hòa", dựa trên các giá trị nổi trội, độc đáo, đặc sắc riêng có về văn hóa - lịch sử, tự nhiên - sinh thái; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn với xây dựng đô thị di sản; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản, đổi mới sáng tạo. Đã hình thành được một số ngành công nghiệp chủ lực, trụ cột là công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; phát triển nông nghiệp sinh thái đa giá trị; đã cơ bản đạt các tiêu chí tỉnh nông thôn mới. Du lịch và dịch vụ phát triển mãnh mẽ, Ninh Bình luôn trong nhóm 15 điểm đến hàng đầu thế giới, nhóm 10 tỉnh có lượng khách đến cao nhất cả nước.
Văn hóa - xã hội phát triển toàn diện; An sinh xã hội được đảm bảo. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được tập trung thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả. Vị thế của tỉnh Ninh Bình được nâng cao, là điểm đến hấp dẫn của du khách và các nhà đầu tư.
Tỉnh Ninh Bình tiếp tục kiên định, tập trung cao thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược theo Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, quyết tâm phấn đấu xây dựng và phát triển tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí và đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; xứng tầm với vị thế, tầm vóc lịch sử, giá trị đặc biệt của Cố đô Hoa Lư, giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, địa bàn chiến lược về quốc phòng - an ninh, mắt xích trọng yếu kết nối giữa vùng Bắc Trung Bộ với vùng đồng bằng sông Hồng, giữa vùng Tây Bắc với phía Nam hành lang kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ.
Kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024 là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước, các giá trị văn hóa tốt đẹp, ý chí độc lập, tự chủ, thống nhất và khát vọng hòa bình của dân tộc ta; thể hiện lòng thành kính, sự tri ân sâu sắc công lao, những đóng góp to lớn của đức Đinh Tiên Hoàng Đế và các bậc tiền nhân; làm sâu sắc hơn về tầm vóc lịch sử, giá trị đặc biệt, vai trò to lớn của Triều đại Nhà Đinh, Nhà Tiền Lê, của Nhà nước Đại Cồ Việt và của vùng đất Cố đô Hoa Lư - Ninh Bình trong tiến trình lịch sử dân tộc; đồng thời tôn vinh các giá trị vững bền và sức sống mãnh liệt của Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Hoa Lư; thúc đẩy trách nhiệm bảo tồn, phát huy truyền thống lịch sử - văn hóa đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.
Tại buổi lễ, đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã khởi trống khai hội.
Đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy khởi trống khai hội.
Tiếp đó là chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024 với chủ đề "Sứ mệnh Đế Đô", gồm 2 phần: Chương I: Thống nhất giang sơn, mở xưng Hoàng Đế, phục hưng dân tộc; Chương II: Ninh Bình ngày mới-Dòng chảy non sông.
Tiết mục khai từ "Hùng thiêng một cõi nước Nam".
Các tiết mục nghệ thuật được trình diễn bởi các ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng, chuyên nghiệp, với hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại và trình diễn Drone Light đã nêu bật thanh âm cội nguồn, về sứ mệnh Đế Đô, sự nghiệp đánh dẹp và thu phục 12 sứ quân, thống nhất giang sơn về một mối, lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt. Đồng thời, làm nổi bật sự phát triển mạnh mẽ của miền Cố đô lịch sử trong ngày mới, thiên nhiên say lòng, con người thân thiện đang không ngừng đổi thay diện mạo, bứt phá đi lên... Hơi thở cuộc sống hiện đại hòa cùng những giá trị văn hóa, lịch sử đã vẽ nên bức tranh Ninh Bình đầy hương sắc, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Ninh Bình tới đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục đặc sắc, do các nghệ sĩ nổi tiếng, chuyên nghiệp biểu diễn.
Ngay sau chương trình kỷ niệm là màn bắn pháo hoa tầm thấp. Qua đó động viên tinh thần, tạo khí thế phấn khởi, sức mạnh đoàn kết trong cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân tỉnh Ninh Bình, tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Nguồn: Báo Ninh Bình
-
Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra, động viên công tác phòng, chống bão số 3 tại huyện Kim Sơn
Thứ bảy, 07/09/2024 19 lượt xem
-
Học sinh, học viên nghỉ học, không đến trường ngày 7/9/2024
Thứ sáu, 06/09/2024 44 lượt xem
-
[Infographic] 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2024-2025
Thứ tư, 04/09/2024 33 lượt xem
-
Lễ khánh thành Dự án đường dây 500 kV mạch 3
Thứ năm, 29/08/2024 613 lượt xem
-
Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thứ ba, 20/08/2024 179 lượt xem
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
Báo cáo kết quả vận động ủng hộ quỹ "Đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội" các cấp huyện Kim Sơn năm 2024
Thứ sáu, 30/08/2024 70 lượt xem
-
Thông báo kết quả lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá 103 lô Kim Tân
Thứ năm, 22/08/2024 115 lượt xem
-
Thông báo kết quả ủng hộ quỹ Đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội huyện năm 2024 (từ ngày 28/6/2024 đến ngày 16/8/2024
Thứ hai, 19/08/2024 138 lượt xem
-
Thông báo về việc lựa chọn đơn vị tổ chức đấu giá tài sản
Thứ năm, 15/08/2024 128 lượt xem
-
Thông báo kết quả ủng hộ quỹ Đền ơn đáp nghĩa và an sinh xã hội huyện năm 2024 (từ ngày 28/6/2024 đến ngày 09/8/2024)
Thứ sáu, 09/08/2024 186 lượt xem
-
V/v bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 02/9 và tháng cao điểm an toàn giao thông cho học sinh đến trường
Ban hành: 22/08/2024
-
QĐ về việc phê duyệt Dự toán, Phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng do ảnh hưởng khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án: Xây dựng trụ sở công an 24 xã thuộc đề án “Đảm bảo cơ sở vật chất cho Công an xã chính quy trên địa bàn tỉnh” (đợt 1:12 xã) - Hạng mục: Trụ sở công an xã Yên Lộc
Ban hành: 21/08/2024
-
QĐ về việc phê duyệt Dự toán, Phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng do ảnh hưởng khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án: Xây dựng trụ sở công an 24 xã thuộc đề án “Đảm bảo cơ sở vật chất cho Công an xã chính quy trên địa bàn tỉnh” (đợt 1:12 xã) - Hạng mục: Trụ sở công an xã Kim
Ban hành: 21/08/2024
-
QĐ Về việc phê duyệt Dự toán, Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ĐT.482 kết nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 10 và kết nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 12B, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 21/08/2024
-
QĐ về việc phê duyệt dự toán, phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (Hạng mục nạo vét và kè sông khu dân cư phía Nam thuộc tuyến đường phải sông Phát Diệm) để thực hiện dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho 04 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ - Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 31/07/2024
-
V/v thực hiện một số nghi thức trong những ngày Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ban hành: 23/07/2024
-
V/v thực hiện một số nghi thức trong những ngày Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ban hành: 23/07/2024
-
V/v phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông
Ban hành: 01/07/2024
-
KH kiểm tra công vụ năm 2024
Ban hành: 01/07/2024
-
V/v triển khai thực hiện Nghị định số 63/2024/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 04/2024/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
Ban hành: 29/06/2024
Lượt truy cập: 1965473
Trực tuyến: 29
Hôm nay: 1295