Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ hai, 23/12/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thứ sáu, 22/11/2024 147 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Sáng 21/11, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Các đại biểu dự hội nghị.

Các đại biểu dự hội nghị.

Các đồng chí: Đoàn Minh Huấn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Cùng dự có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng chân trên địa bàn tỉnh; các đồng chí Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ; Thường trực các huyện, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc; báo cáo viên Trung ương, báo cáo viên cấp tỉnh; giảng viên các Trung tâm Chính trị huyện uỷ, thành uỷ; Trường Đại học Hoa Lư.

Đồng chí Phạm Thị Thinh, Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật giới thiệu những nội dung cốt lõi của cuốn sách.

Hội nghị đã nghe đồng chí Phạm Thị Thinh, Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật giới thiệu những nội dung cốt lõi của cuốn sách “Xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây là 1 trong 45 cuốn sách của Tổng Bí thư đã được xuất bản.

Cuốn sách do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Tạp chí Cộng sản, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức biên tập, xuất bản. Được triển khai từ tháng 3/2023, cuốn sách đã hoàn thành, ra mắt vào dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).

Cuốn sách tuyển chọn 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, trong đó bài viết sớm nhất là năm 1968. Nội dung các bài phát biểu, bài viết thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư đối với việc xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản sắc và hội nhập, tạo nguồn lực nội sinh và huy động sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Những cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nội dung cuốn sách gồm ba phần. Trong đó, phần thứ nhất “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, gồm 19 bài phát biểu, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Hội nghị công tác tư tưởng - văn hóa toàn quốc, Hội nghị Tuyên giáo toàn quốc... Với những lập luận đầy sức thuyết phục, những dẫn chứng rất phong phú và sinh động, đồng chí đã lý giải cụ thể nội hàm của khái niệm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phân tích vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng giải pháp để phát huy đầy đủ, toàn diện giá trị văn hoá.

Phần thứ hai “Phát triển toàn diện, đồng bộ để văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước bền vững”, tuyển chọn 73 bài phát biểu, bài viết, thư của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với các lĩnh vực văn hóa cũng như quá trình xây dựng, phát triển của các cơ quan văn hóa. Với thực tiễn phong phú và tư duy lý luận sắc bén, sự am hiểu sâu sắc về đặc trưng của từng loại hình văn hóa, đồng chí Tổng Bí thư đã có những chỉ đạo toàn diện, đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật; giáo dục, đào tạo; khoa học, công nghệ; báo chí, xuất bản…

Phần thứ ba “Từ luận điểm văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thực tiễn cuộc sống”, tuyển chọn 32 bài viết, trả lời phỏng vấn của các cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong nghiên cứu, học tập và triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, gắn với xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam.

Nhà xuất bản đã tuyển chọn đăng trong cuốn sách hơn 100 bức ảnh tư liệu quý, ghi lại những hình ảnh của Tổng Bí thư trong các chuyến đi thăm, làm việc với các địa phương, các cuộc làm việc với các cơ quan, đơn vị trong ngành Văn hóa, các buổi gặp gỡ văn nghệ sĩ, trí thức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa trên mọi miền Tổ quốc.

Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Đoàn Minh Huấn phát biểu kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Đoàn Minh Huấn nhấn mạnh và làm rõ hơn về giá trị của cuốn sách. Trong đó khẳng định, cuốn sách đã thể hiện những nét đặc trưng văn hoá của dân tộc Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng với phát triển văn hoá.Cuốn sách có giá trị lý luận và thực tiễn quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói riêng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung; trang bị cho cán bộ, đảng viên,Nhân dân về quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển văn hóa, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần, động lực và nguồn lực nội sinh cho phát triển đất nước.      

Đối với Ninh Bình, tác phẩm càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết, bởi hiện nay Ninh Bình đang xác địnhphát triển du lịch, công nghiệp văn hóa là mũi nhọn phát triển dựa trên tài nguyên di sản là nguồn lực văn hoá. Trong đó, “Giá trị văn hóa - con người - thiên nhiên Ninh Bình, nhất là tinh hoa văn hóa Cố đô, nguồn nhân lực chất lượng cao và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp” là một trong 3 nền tảng để Ninh Bình thực hiện chiến lược đưa Ninh Bìnhtrở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo vào năm 2035.

Từ yêu cầu thực tiễn, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ lưu ý cán bộ, đảng viên, nhân dân phải có nhận thức đúng, sâu sắc về văn hoáđể tham gia hoạch định và hiện thực hoá các mục tiêu của tỉnh; khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa khát vọng phát triển quê hương, làm cho tài nguyên di sản trở thành tài sản, trở thành động lực phát triển kinh tế.

Lưu ý về một số giải pháp phát triển công nghiệp văn hoá, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cho rằng cần phải có chiến lược về bảo tồn, phục dựng, hồi sinh di sản- đây là hạ tầng cho phát triển. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu trong thời gian tới cần tăngcường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nhận thức hơn nữa về văn hoá, công nghiệp văn hoá cho các cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ làm văn hoá. Đồng thời phải có giải pháp thúc đẩy chiến lược, phải thương mại hoá vàdoanh nghiệphoá để phát huy giá trị gia tăng kinh tế di sản, góp phần sớm hiện thực hoá mục tiêu chiến lược đã đề ra.

Nguồn: Báo Ninh Bình

Góp ý của nhân dân
Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 2176559

Trực tuyến: 18

Hôm nay: 70