Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ tư, 03/07/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Hội nghị đánh giá kết quả xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2021, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

Thứ năm, 06/01/2022 1283 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Sáng nay, đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh đã chủ trì hội  nghị đánh giá kết quả xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2021, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022. Cùng dự hội nghị có các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo, Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo.

Các đại biểu dự hội nghị.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh (CQĐT): Năm 2021 việc ứng dụng CNTT, xây dựng CQĐT trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Hạ tầng CNTT, nền tảng CQĐT tiếp tục được quan tâm đầu tư, nguồn nhân lực CNTT đã cơ bản được đáp ứng; công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin được chú trọng tăng cường; các hệ thống thông tin quan trọng của tỉnh được vận hành ổn định, an toàn phục vụ tốt cho công tác quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Ban chỉ đạo Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh đã tham mưu cho Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết về xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh. Kiện toàn và đổi tên Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số thành Ban Chỉ đạo chuyển đổi số.

UBND tỉnh bố trí ngân sách để thực hiện xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin mạng. Đến nay, 100% các cơ quan, đơn vị, địa phương đã có Mạng nội bộ LAN; 100% cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện, khoảng 85% ở cấp xã có máy tính để sử dụng; đã phủ sóng di động 2G, 3G cho 100% thôn, xã; phủ sóng 4G cho 100% khu vực trung tâm phường, xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Triển khai cho 100% các cơ quan Đảng, nhà nước sử dụng Mạng Truyền số liệu chuyên dùng. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh hiện đã triển khai một số hợp phần đáp ứng việc kết nối cơ sở dữ liệu (CSDL) hộ tịch, CSDL cấp phiếu lý lịch tư pháp, CSDL cấp mã số quan hệ ngân sách, CSDL đăng ký doanh nghiệp và các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Quốc gia (NGSP). các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Quốc gia (NGSP). Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh đang được đầu tư giai đoạn 1 với các hệ thống phần mềm nền tảng. UBND tỉnh ban hành Danh mục dữ liệu mở của tỉnh; từng bước hình thành hệ sinh thái dữ liệu mở và được cung cấp trên Cổng dữ liệu của tỉnh phục vụ cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước chia sẻ, khai thác sử dụng.

Toàn tỉnh đã thực hiện số hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu về hồ sơ, văn bản cho một số đơn vị, địa phương Cổng dịch vụ công và hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh đã triển khai cho 100% cơ quan nhà nước sử dụng, cụ thể: 18 sở, ngành; 03 đơn vị ngành dọc (Công an, Bảo hiểm xã hội, Điện lực). Trên hệ thống đang cung cấp 2.042 dịch vụ công các mức độ3; Đã kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia, kết nối cơ sở dữ liệu giải quyết thủ tục hành chính một số lĩnh vực.

Năm 2021, tỉnh thực hiện đồng bộ trạng thái lên Cổng dịch vụ công quốc gia với tổng số 341.354 hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (tổng đã đồng bộ 630.512 hồ sơ); đã xây dựng nền tảng thanh toán trực tuyến và kết nối với nền tảng thanh toán của Cổng dịch vụ công quốc gia; tích hợp module chức năng hóa đơn, biên lai điện tử; đã tích hợp mô đun ký số trên hệ thống; triển khai sử dụng dịch vụ Zalo OA làm kênh giao tiếp với người dân, doanh nghiệp để cung cấp thông tin tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống.  

Năm 2021, Ninh Bình đã hoàn thành công bố 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được áp dụng thực hiện ở dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (1.217 dịch vụ); đã tích hợp 795 dịch vụ (71 mức độ 3, 724 mức độ 4) đảm bảo 100% dịch vụ đủ các điều kiện theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ lên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Có tổng số 11.789 hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành qua dịch vụ bưu chính công ích (Tiếp nhận hồ sơ: 256; trả kết quả: 11.533 hồ sơ).

Tỉnh đã cấp 4.080 chứng thư số (3.530 chứng thư số cá nhân và 550 chứng thư số tổ chức); 201 SIM PKI phục vụ việc ký số trên thiết bị di động; triển khai cho 100% các cơ quan, đơn vị sử dụng hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành của tỉnh; hệ thống đã đáp ứng các tính năng gửi nhận văn bản điện tử và liên thông với các

Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước; đã triển khai và thực hiện liên thông giữa các cơ quan Đảng, nhà nước, MTTQ trên địa bàn tỉnh.

Hệ thống Thư điện tử công vụ được nâng cấp, mở rộng dung lượng hộp thư, dịch vụ chặn lọc thư rác..; đã cấp 9.927 tài khoản cho các cá nhân, 283 tài khoản cho tổ chức trên địa bàn tỉnh. Hệ thống Hội nghị truyền hình: Trong năm 2021, hệ thống đã phát huy hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh; đã triển khai liên thông, tương tác đến 143 điểm cầu cấp xã, 16 điểm cầu cấp huyện và 3 điểm cầu cấp tỉnh với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương.

Đây là yếu tố quan trọng, then chốt nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số hài lòng của người dân về sự phục vụ hành chính (SIPAS), góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Ninh Bình.

Tham luận tại hội nghị, các đại biểu cơ bản đồng tình với báo cáo đánh giá kết quả công tác ứng dụng CNTT và xây dựng chính quyền điện tử của Ban chỉ đạo. Đồng thời làm rõ những khó khăn, hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số tốt hơn trong thời gian tới. 

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh ghi nhận, đánh giá cao những kết quả của các sở, ngành, địa phương trong xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2021.

Đồng chí chỉ ra một số hạn chế trong quá trình triển khai, đồng thời đề nghị: các ngành, địa phương cần quan tâm, tập trung cao hơn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2021 tại ngành, đơn vị, địa phương mình nói riêng và của tỉnh nói chung; chú trọng tuyên truyền, tìm hiểu nâng cao nhận thức về đạo xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số; đầu tư kinh phí kịp thời; đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ công chức, viên chức thực hiện đạo xây dựng Chính quyền điện tử, chuyển đổi số; xây dựng lộ trình hoàn thiện trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh; chú trọng công tác tuyển dụng biên chế làm công tác công nghệ thông tin.

Kim Duyên

Theo: ninhbinh.gov.vn

 

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 1814314

Trực tuyến: 93

Hôm nay: 1656

W88 113.80 - https://139.99.113.80/