Thủy sản Kim Sơn vượt “sóng” về đích
Năm 2022, vượt qua những “cơn sóng” của sự khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh, giá cả thức ăn thủy sản biến động…hoạt động NTTS trên địa bàn huyện nhất là nuôi trồng thủy sản vùng nước lợ, nước mặn phát triển tốt, nguồn lợi thủy sản thu về vượt sản lượng chỉ tiêu đề ra.
Năm 2022 dần khép lại với những thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen trên tất cả các lĩnh vực. Với người nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi Kim Sơn là năm vượt qua những “cơn sóng” khó khăn để mang lại thành quả “được mùa”.
Gia đình chị Vũ Thị Huyền, xóm 5, xã Kim Đông có 1 ha ao nuôi theo hình thức quảng canh, đối tượng nuôi thả chính là tôm thẻ và cua xanh. “Năm 2022, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh nhưng nhờ nuôi trồng an toàn, tuân thủ các quy trình kỹ thuật như kiểm soát nguồn nước, độ pH, phèn, kiềm nên sản lượng tôm gia đình thu được trên 3 tạ/ha/vụ; cua xanh được 3,5 tạ/ha/vụ, ngoài ra còn thu được cá tạp và rong câu. Thị trường tiêu thụ ổn định nên toàn bộ tôm và cua xanh xuất bán được giá”, chị Huyền phấn khởi cho biết.
Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện phát triển tốt
Cùng chung niềm vui được mùa với các hộ nuôi tôm, cua, nhiều hộ dân vùng ven biển cũng có nguồn thu nhập cao từ việc nuôi ngao, hàu giống. Nghề nuôi ngao, hàu giống bắt đầu xuất hiện ở huyện Kim Sơn từ năm 2016 đến nay đã phát triển mạnh mẽ và trở thành nghề mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho nhiều hộ dân vùng ven biển. Toàn vùng có 302 cơ sở với diện tích 340,4ha sản xuất ngao, hàu giống, trong đó: Khu vực trong đê Bình Minh 2 có 190 cơ sở với diện tích 162,1ha; khu vực ngoài đê Bình Minh 2 có 111 cơ sở với diện tích 178,3ha. Các trang trại sản xuất giống ngao, hàu chủ yếu tập trung trên địa bàn xã Kim Đông, Kim Trung và vùng bãi bồi khu vực đê Bình Minh 2 đến đê Bình Minh 3, đem lại nguồn thu nhập cho các hộ nuôi trồng từ 1,5 – 2 tỷ đồng/ha/năm.
Các hộ dân có nguồn thu nhập cao từ việc nuôi ngao, hàu giống
Năm 2022, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện là 4.467 ha. Trong đó, diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ 3.446 ha, diện tích nuôi thủy sản nước ngọt là 1.021 ha. Diện tích NTTS nước mặn, lợ từ đê Bình Minh 1 đến Cồn Nổi chủ yếu là tôm sú theo hình thức quảng canh cải tiến và bán thâm canh; nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh trong nhà có mái che; nuôi cua xanh ghép với tôm và sản xuất ngao, hàu giống.
Tuy nhiên để có được “trái ngọt”, trong năm qua ngành thủy sản phải trải qua không ít khó khăn, thách thức, đó là: Giá thức ăn thủy sản, hóa chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản có nhiều biến động. Việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ NTTS nước lợ của một số hộ dân còn hạn chế, hạ tầng ao nuôi chưa đảm bảo còn bị rò rỉ không giữ được nước, ảnh hưởng đến việc quản lý ao nuôi; các hộ nuôi tôm quảng canh đa số lấy nước trực tiếp từ kênh mương chung vào ao nuôi, không có ao lắng, ao xử lý nước, do vậy việc kiểm soát, ngăn chặn mầm bệnh rất khó khăn. Cùng với đó, dịch bệnh, thời tiết diễn biến phức tạp, môi trường ngày càng khắc nghiệt…ảnh hưởng đến quá trình NTTS.
Đồng chí Vũ Văn Tấn, Trưởng phòng NN&PTTNT huyện cho biết: Mặc dù gặp khó khăn nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển NTTS cùng sự nhạy bén và ý chí quyết tâm duy trì mở rộng sản xuất của các hộ dân, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất NTTS, khẳng định thủy sản là mũi nhọn của ngành nông nghiệp.
Xác định nuôi trồng nuôi trồng thủy sản nước lợ vùng bãi bồi ven biển với các đối tượng nuôi chính là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua xanh, cá bống bớp, các vược, ngao là trọng tâm, ngành thủy sản đã tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện nuôi thả từ công tác cải tạo ao đầm, khử trùng và vệ sinh đáy ao nuôi đến công tác kiểm soát môi trường ao nuôi, dịch bệnh giống thủy sản. Một trong những yếu tố góp phần tăng năng suất, sản lượng thủy sản đó là cùng với phát triển nuôi trồng xen canh các giống thủy sản như cá bống bớp, cá mú, cá vược, cá nâu, nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao được thực hiện như sử dụng nhà bạt, nhà lưới để nuôi tôm 3 vụ/năm; sử dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo môi trường ao nuôi; sử dụng hệ thống sục khí để tăng mật độ con nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với quảng canh truyền thống. Bên cạnh đó, công tác quản lý giống được siết chặt, UBND huyện Kim Sơn đã thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, kiểm soát vận chuyển giống thủy sản lưu thông trên địa bàn huyện và kiểm tra 15 cơ sở sản xuất, ương dưỡng các giống ngao, hàu; cơ sở kinh doanh thức ăn chế phấm sinh học trong NTTS. Việc tập huấn nâng cao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cũng được quan tâm, 12 lớp tập huấn kỹ thuật đã được tổ chức trong năm, thu hút hơn 500 lượt người tham gia với các nội dung về kỹ thuật phòng, trừ bệnh cho các đối tượng nuôi chính, cảnh báo môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, qua đó góp phần nâng cao chất lượng kỹ thuật canh tác, giảm thiểu dịch bệnh trong vụ sản xuất.
Bước tạo đà cho NTTS phát triển đó là, năm 2022 UBND huyện đã giao cho các đơn vị triển khai xây dựng 07 mô hình sản xuất thuỷ sản thực hiện Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 31/3/2022 của Hội đồng nhân dân huyện Kim Sơn về việc thông qua Đề án phát triển Kinh tế nông nghiệp huyện Kim Sơn giai đoạn 2022-2025, các mô hình đã được triển khai đảm bảo theo đúng tiến độ.
Cùng với việc nuôi trồng thủy sản, huyện cũng chú trọng khai thác thủy sản, hiện nay trên địa bàn huyện có 62 tàu khai thác thủy sản trong đó có 6 tàu khai thác xa bờ, các tổ đội tàu, thuyền đã tương trợ nhau trong sản xuất cùng nhau khai thác kết hợp với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, cũng như công tác cứu hộ, cứu nạn khi gặp sự cố trên biển, góp phần tăng hiệu quả kinh tế sau những chuyến đi biển.
Đối với thủy sản nước ngọt các địa phương tiếp tục chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản ở vùng trũng, tập trung nuôi các loại cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao như cá chép, cá trắm cỏ, trắm đen; nuôi thâm canh theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao (tiết kiệm nước và an toàn sinh học).
Như vậy, với sự nỗ lực của các cấp, ngành, sự năng động, nhạy bén của các hộ NTTS, năm 2022 vẫn là một năm sản xuất thắng lợi của ngành nuôi trồng thủy sản ở Kim Sơn. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn huyện đạt 33.500 tấn (vượt 3.760 tấn so với chỉ tiêu đề ra), trong đó sản lượng nuôi trồng 28.500 tấn, sản lượng khai thác 5.000 tấn. Sản lượng giống cua xanh đạt 2,8 triệu con, ngao đạt 90 tỷ con, hàu 12 tỷ con.
Để nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn phát triển bền vững, tạo ra giá trị kinh tế cao, thu nhập ổn định cho người dân, ngoài sự nhạy bén, chủ động của các hộ NTTS rất cần sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành trong việc chuyển giao kỹ thuật, hoàn thiện quy trình sản xuất, có thêm các chính sách hỗ trợ về đất đai, vốn... Đồng thời, thực hiện tốt công tác quy hoạch chung xây dựng khu vực ven biển từ đề Bình Minh 2 đến Cồn Nổi, tạo điều kiện phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa tập trung, xây dựng chuỗi giá trị, mở ra hướng đi hiệu quả, bền vững, đưa Kim Sơn trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Ninh Bình.
Minh Hằng
-
Điểm sáng Dân vận khéo thực hiện phong trào thi đua “Ngày thứ Bảy xanh, ngày Chủ nhật sạch”
Thứ tư, 20/11/2024 82 lượt xem
-
Ngành Giáo dục và đào tạo huyện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Thứ tư, 20/11/2024 81 lượt xem
-
Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh, Huyện thăm, chúc mừng các cơ sở giáo dục và Nhà giáo nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)
Thứ ba, 19/11/2024 736 lượt xem
-
Các đồng chí lãnh đạo huyện dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các khu dân cư
Thứ hai, 18/11/2024 145 lượt xem
-
Khai giảng lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới khóa III năm 2024
Thứ hai, 18/11/2024 47 lượt xem
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
Thông báo Kết quả xét tuyển Vòng 1 và triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự tuyển Vòng 2 Kỳ tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Kim Sơn năm 2024
Thứ tư, 20/11/2024 111 lượt xem
-
THÔNG BÁO Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức còn lại sau khi tổ chức xét tuyển theo chính sách thu hút
Thứ tư, 06/11/2024 242 lượt xem
-
V/v góp ý vào dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 đối với 04 xã Hùng Tiến, Như Hoà, Văn Hải và xã Thượng Kiệm
Thứ hai, 21/10/2024 308 lượt xem
-
THÔNG BÁO Về việc lấy ý kiến đối với việc đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, thị trấn tiêu biểu” năm 2024
Thứ hai, 21/10/2024 227 lượt xem
-
Thông báo tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến”
Thứ sáu, 04/10/2024 107 lượt xem
-
QĐ công bố cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện
Ban hành: 04/11/2024
-
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra huyện Kim Sơn
Ban hành: 01/11/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được phân cấp cho Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn
Ban hành: 30/10/2024
-
V/v tham gia Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”
Ban hành: 18/10/2024
-
BC Kết quả tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến” tại Trung tâm Một cửa liên thông huyện
Ban hành: 10/10/2024
-
NQ quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Kim Sơn
Ban hành: 09/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Phạm Văn Khoa và vợ là Đoàn Thị Thu, địa chỉ tại xóm Luận, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Nguyễn Văn Tiến và vợ là Phạm Thị Khánh Linh, địa chỉ tại phố Phúc Nam, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
Lượt truy cập: 2126411
Trực tuyến: 220
Hôm nay: 1694