Tết ông Công ông Táo - nét đẹp lâu đời của người Việt
Theo truyền thuyết kể lại, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc. Ông Công, ông Táo được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện-Ác của loài người. Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong suốt một năm qua để Thiên đình định đoạt công, tội. Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Tục cúng Ông công, ông Táo là một phần trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, mang nhiều nét tâm linh, hướng tới bình an và được người dân vùng biển Kim Sơn được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Theo nếp xưa, mâm cúng ông Công ông Táo thường có hương, hoa, quả, cau, trầu; cùng một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ với xôi, gà, giò, nem, canh măng miến. Mâm cơm cúng ông Táo cuối năm là dịp để mỗi gia đình cảm tạ vị Thần bếp đã coi sóc cho cả gia đình trong năm qua và qua đó gửi gắm mong muốn về một năm mới an toàn, hạnh phúc. Cúng ông Táo không thể thiếu một bộ mã ông Công và ba bộ mã ông Táo. Tục lệ khi mua đồ cúng ông Táo, tùy vào năm theo ngũ hành mà chọn màu sắc của áo, mũ, hia tương ứng, ví dụ như năm hành kim dùng màu vàng, hành thủy dùng màu xanh.
Ngoài ra còn Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp) bởi dân gian quan niệm sau 12 giờ trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng. Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép. Một số gia đình có thể mua cá chép giấy (đốt cùng vàng mã sau khi cúng), tuy nhiên phần lớn các gia đình thường mua 1 hoặc 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ, sau khi làm lễ xong đem ra sông thả, ngụ ý cá sẽ hóa rồng, làm phương tiện cho Táo Quân cưỡi về trời. Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá chép hóa rồng” hay “cá vượt Vũ môn” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thả cá chép tại hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội (Ảnh ST)
Cá chép và vàng mã là thứ không thể thiếu trong ngày lễ ông Công ông Táo, tuy nhiên việc thả cá không đúng cách, đốt vàng mã quá nhiều cùng với sự kém ý thức của một bộ phận người dân lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Thực tế cho thấy, sau khi thả cá, nhiều người vứt lại các túi nilon, thậm chí, cả chân hương, tro bụi từ đốt vàng mã làm ô nhiễm nguồn nước, đốt vàng mã nhiều gây ô nhiễm không khí. Đốt vàng mã nhiều, thả cá chép thả cả túi nilong là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng vẫn xảy ra trong ngày 23 tháng Chạp, vì vậy mỗi người chúng ta hãy nâng cao ý thức hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp, “thả yêu thương, đừng thả rác”, vừa thực hành tiết kiệm, vừa gìn giữ được những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Diệu Hoa
-
Lễ ra quân tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình
Thứ năm, 08/05/2025 55 lượt xem
-
Kim Sơn chủ động triển khai các phương án PCTT&TKCN
Thứ tư, 07/05/2025 101 lượt xem
-
Lãnh đạo huyện thăm, tặng quà các cơ sở tôn giáo nhân dịp Lễ Phật đản 2025
Thứ ba, 06/05/2025 152 lượt xem
-
Lớp Bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng năm 2025
Thứ ba, 06/05/2025 63 lượt xem
-
Tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất
Thứ ba, 06/05/2025 90 lượt xem
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
TB về việc cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, cấp xã
Thứ ba, 29/04/2025 42 lượt xem
-
Thông báo về việc tổ chức lấy ý kiến tham gia vào điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Thứ hai, 28/04/2025 121 lượt xem
-
THÔNG BÁO Về việc tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Kim Sơn
Thứ ba, 25/03/2025 241 lượt xem
-
TB Công bố công khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Kim Sơn
Thứ ba, 11/03/2025 382 lượt xem
-
Thư mời về việc báo giá cho hoạt động: Tập huấn hướng dẫn Thông tư số 24/2024/TT-BTC và hướng dẫn cập nhật những thay đổi trên phần mềm kế toán
Chủ nhật, 09/03/2025 188 lượt xem
-
Báo cáo Kết quả về việc chấp hành Luật Tố tụng hành chính và thi hành án hành chính năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Sơn
Ban hành: 26/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm 5, xã Kim Trung, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm 4, xã Kim Đông, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm 5, xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm 4, xã Kim Tân, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm 4, xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm Trung Chính, xã Văn Hải, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm 4, xã Định Hóa, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm 7B, xã Lai Thành, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm 2, xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
Lượt truy cập: 2465265
Trực tuyến: 50
Hôm nay: 1854