Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ tư, 03/07/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Kim Sơn

Thứ sáu, 18/01/2019 1514 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được các cấp, các ngành từ huyến đến cơ sở quan tâm, đặc biệt là nhân dân nơi có di tích, đáp ứng các nhu cầu tín ngưỡng, văn hóa tâm linh của các tầng lớp nhân dân và du khách về tham quan, chiêm bái. Các di tích xếp hạng đều đã thành lập Ban quản lý, có quy chế hoạt động; công tác bảo vệ tại di tích được quan tâm, nhiều di tích đã có sơ đồ chỉ dẫn, bảng giới thiệu khái quát lịch sử hình thành di tích, về nhân vật thờ,... Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể đang từng bước được khôi phục lại nhằm bảo tồn, gìn giữ và kế thừa các di sản văn hóa của dân tộc, của cha ông để lại.

 

 

Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Đền thờ Nguyễn Công Trứ - xã Quang Thiện

 

 Thời gian qua, thực hiện Luật Di sản văn hóa; Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 14/12/2015 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

 

Toàn huyện hiện có 35 di tích đã được xếp hạng (trong có có 06 di tích cấp Quốc gia, 29 di tích cấp tỉnh), các di tích cấp Quốc gia tiêu biểu như: Đền thờ Nguyễn Công Trứ, Miếu và chùa Lạc Thiện (xã Quang Thiện), Đình Thượng Kiệm (xã Thượng Kiệm), Đền Chất Thành (xã Chất Bình), Đền Như Độ (xã Như Hòa), nhà thờ Phát Diệm (thị trấn Phát Diệm). Ngoài ra, còn có gần 70 di tích chưa xếp hạng. Công tác tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp di tích được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, đặc biệt là nhân dân nơi có di tích đã chủ động huy động nguồn kinh phí xã hội hóa để tu bổ, tôn tạo di tích. Công tác trùng tu, tôn tạo di tích đảm bảo theo đúng trình tự, quy định của Luật Di sản Văn hóa và yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích.

 

Quần thể nhà thờ đá Phát Diệm và Cầu Ngói Phát Diệm là 2 di tích đã được các cấp

xếp hạng, là công trình có lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở nước ta hiện nay

 

 

Một số hình ảnh về công tác bảo tồn các làn điệu hát văn, hát chèo và hát ca trù

 

Song song với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể tại các di tích, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể đang từng bước được khôi phục lại như mở lớp dạy hát văn, hát chèo, đặc biệt tháng 8/2018 huyện tổ chức mở lớp dạy hát Ca trù tại di tích Quốc gia đền thờ Nguyễn Công Trứ.

 

 Để việc quản lý nhà nước về di tích trong thời gian tới có hiệu quả, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là nhân dân nơi có di tích cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa của di tích. Các di tích xây dựng Quy chế quản lý và hoạt động, quản lý và sử dụng tiền công đức để tu bổ, tôn tạo di tích và các hoạt động lễ hội,… đảm bảo vệ sinh môi trường cảnh quan, không tự ý đưa các hiện vật lạ, ngoại lai vào di tích. Các di tích đã được cấp có thẩm quyền cho phép tu bổ, tôn tạo, UBND các xã, thị trấn chỉ đạo, giám sát công tác tu bổ, tôn tạo di tích, đảm bảo thực hiện đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt. Hàng năm thường xuyên kiểm kê di tích, nhất là các di tích có đủ các tiêu chí trình cấp có thẩm quyền xếp hạng nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa, lịch sử của các bậc tiền nhân xưa để lại, đồng thời có các biện pháp khắc phục khi di tích bị xuống cấp nhất là vào mùa mưa bão. Đặc biệt quan tâm đến công tác tổ chức các hoạt động lễ hội vào dịp đầu Xuân Kỷ Hợi 2019, chỉ đạo Ban quản lý, Ban khánh tiết các di tích thành lập Ban Tổ chức lễ hội, xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức lễ hội, phần lễ tổ chức đúng với các quy định của nhà nước, phần hội tổ chức phải đảm bảo an toàn, khuyến khích tổ chức các trò chơi dân gian (chọi gà, cờ tướng, tổ tôm điếm,...) tạo không khí vui tươi phấn khởi trong nhân dân.

 

                                                               Phạm Tăng - Phòng Văn hóa và Thông tin

 

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 1814199

Trực tuyến: 183

Hôm nay: 1541

W88 113.80 - https://139.99.113.80/