Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ tư, 03/07/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Nông dân Kim Sơn gấp rút thu hoạch lúa mùa

Thứ tư, 13/10/2021 353 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tránh mưa bão làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa mùa, bà con nông dân Kim Sơn đã tranh thủ khoảng thời gian tạnh ráo huy động nhân lực, phương tiện gấp rút thu hoạch diện tích lúa mùa đã chín.

 

Vụ mùa năm nay, toàn huyện gieo cấy hơn 8.100ha. Với cơ cấu trà lúa mùa trung từ 70 - 75% diện tích; trà mùa muộn từ 25 - 30% diện tích. Hiện, diện tích lúa mùa trung đang bước vào thời kỳ thu hoạch tập trung. Tuy nhiên, những ngày qua do ảnh hưởng của cơn bão số 7, số 8, hoàn lưu của bão đã gây mưa lớn trên địa bàn toàn huyện. Để chủ động phòng chống mưa bão ảnh hưởng đến năng xuất, chất lượng lúa, ngành Nông nghiệp, cũng như các địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tranh thủ thời tiết ngày tạnh ráo khẩn trương thu hoạch diện tích lúa đã chín theo hướng kết hợp giữa thu hoạch thủ công và thu hoạch bằng máy. 

Máy gặt đập liên hoàn được huy động tối đa, gấp rút thu hoạch lúa mùa đã chín

 

Tranh thủ thời tiết tạnh ráo sau những ngày mưa liên tục, từ ngày 12/10 đến sáng 13/10 trên các xứ đồng không khí thu hoạch lúa mùa rất khẩn trương, bà con nông dân trên địa bàn huyện đang dồn lực đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa mùa, hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Không kể ngày hay đêm, những chiếc máy gặt hối hả chạy trên những cánh đồng, mỗi người một công đoạn, người gặt, người chuyển lên xe kịp chở về nhà trước khi mưa bão ập tới với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

 

Để tạo thuận lợi cho việc thu hoạch lúa mùa, chi nhánh Khai thác công trình thủy lợi huyện đã mở 21 cống tiêu nước và âu Kim Đài để tiêu kiệt nước đệm trong hệ thống. Bên cạnh đó, bà con nông dân khoi nhong để chân ruộng khô ráo, tạo điều kiện máy gặt xuống đồng thu hoạch diện tích lúa mùa đã chín.

Bà con nông dân hối hả chở lúa về và tranh thủ phơi thóc khi thời tiết tạnh ráo

 

Năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến việc giao thương, đi lại giữa các tỉnh gặp nhiều khó khăn, vì vậy cũng hạn chế máy gặt từ tỉnh ngoài vào. Để tránh tình trạng lúa chờ máy, các địa phương, các HTXNN huy động máy gặt đập liên hoàn có trên địa bàn và những xã lân cận, phân bổ các máy theo từng xứ đồng, tăng công suất hoạt động của máy theo phương châm “làm sớm, nghỉ muộn” để nhanh chóng thu hoạch lúa cho bà con với giá thành vẫn ổn định với mức 100.000 /sào lúa đứng, 110 – 120.000/sào lúa đổ. Đối với những diện tích lúa mùa trung bị gãy đổ, ruộng ngập nước, máy gặt đập liên hoàn không chạy được, nông dân phải thu hoạch thủ công.

 

Tính đến hết ngày 13/10, toàn huyện thu hoạch được gần 3.000 ha lúa mùa (đạt trên 37% diện tích). Với những diện tích lúa mùa còn lại, các địa phương, các HTXNN phối hợp với ngành chuyên môn thực hiện triệt để mọi biện pháp để tiêu nước đệm, khơi thông dòng chảy.

 

Năng suất lúa mùa ước đạt ban đầu 56,2 tạ/ha, tăng 0,02 tạ/ha so với vụ mùa năm ngoái. Có được kết quả trên là do năm nay do nhiều bộ giống lúa năng suất, chất lượng cao được bà con nông dân đưa vào gieo cấy cộng thêm với việc bố trí thời vụ, làm tốt công tác dự tính, dự báo, chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh kịp thời khi tới ngưỡng của các ngành chuyên môn.

 

Để đảm bảo năng suất, chất lượng lúa, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa mùa đã chín, bà con nông dân trên địa bàn cũng tranh thủ thời tiết nắng ráo phơi thóc ngay sau khi thu hoạch để lúa được ráo vỏ, tránh mưa bão làm ướt lúa, nhiều hộ dân chọn lựa phương thức phơi sấy thóc bằng máy với giá thành 60.000 đồng/tạ.

Khi thời tiết mưa, bão có những nông dân chọn lựa phương thức phơi sấy thóc bằng máy

 

Để hạn chế những ảnh hưởng của thời tiết tới năng suất lúa, chất lượng lúa các ngành chuyên môn cũng khuyến cao, bà con nông dân trên trên địa bàn huyện tập trung thu hoạch diện tích lúa đã chín khi thời tiết thuận lợi, giảm bớt những thiệt hại do mưa, bão gây ra. Đồng thời, trước tình hình thời tiết diễn biến thất thường, bà con nông dân cũng nên thường xuyên thăm đồng, theo dõi trà lúa chưa thu hoạch, khi phát hiện lúa đổ ngã nên thực hiện giải pháp rút nước, buộc dựng lúa góp phần bảo vệ năng suất, chất lượng lúa thương phẩm.

 

Nguyễn Chinh

 

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 1814155

Trực tuyến: 134

Hôm nay: 1497

W88 113.80 - https://139.99.113.80/