Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ tư, 03/07/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Nhớ lời Người dạy từ bản Di chúc năm ấy

Thứ sáu, 13/09/2019 377 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Đã 50 năm trôi qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại Bản Di chúc thiêng liêng, kết tinh trong đó những điều cốt lõi về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Ghi nhớ lời Người đã dặn, từ đó đến nay, Đảng bộ huyện Kim Sơn đã không ngừng trưởng thành lớn mạnh, đoàn kết, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn trong công cuộc đấu tranh, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, từng bước xây dựng quê hương Kim Sơn giàu về kinh tế, đẹp về nếp sống văn hóa và mạnh về quốc phòng an ninh.

 

Nhân dân Kim Sơn trong ngày hội thể thao truyền thống mừng Quốc khánh 2/9 (ảnh st)

 

Ngay sau thành công cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/01/1946, trong niềm vui thắng lợi đó, sáng 13/01/1946 nhân dân Kim Sơn phấn khởi và tự hào được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Trong cuộc gặp gỡ nói chuyện với nhân dân lương giáo ở nhà hát Nam Thanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vui vẻ nói: "Mọi người Việt Nam dù là công giáo hay không công giáo, phật giáo hay không phật giáo, phải đấu tranh cho nền độc lập của nước nhà... Kính Chúa nhưng phải yêu nước, nước không được độc lập thì tôn giáo không được tự do, nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã". Là huyện có tỷ lệ đồng bào có đạo cao, chiếm tới 51% dân số, riêng đạo Công giáo chiếm trên 47%. Những lời dặn dò ân cần và tình cảm của Người luôn được các thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân dân huyện Kim Sơn ghi nhớ, như lời nhắc nhở, lấy đó làm động lực lớn lao trên con đường xây dựng quê hương giàu đẹp. Đảng bộ, nhân dân trong huyện đã quán triệt và thực hiện tốt quan điểm của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo, phát huy vai trò tích cực của đồng bào có đạo trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đồng bào Phật giáo tiếp tục theo phương châm “Đạo pháp, dân tộc và CNXH”, đồng bào Công giáo theo phương châm “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “Người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”... . Từ Đại hội IV năm 1986 đến nay, dưới sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đặc biệt có sự năng động, nhạy bén, vượt khó của người dân, huyện Kim Sơn đã từng bước khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

 

Khu nuôi tôm công nghệ cao

 

Xác định “ phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”. Đảng bộ huyện Kim Sơn đã có phương thức lãnh đạo, chỉ đạo sát với từng địa phương, cho đến nay trong sản xuất nông nghiệp đã hình thành các vùng lúa cao sản, vùng lúa chất lượng cao, vùng lúa xen thuỷ sản, vùng lúa tái sinh vùng nuôi trồng thuỷ sản, các trang trại. Là huyện luôn dẫn đầu của tỉnh về năng suất lúa.

 

Đặc biệt từ năm 2016, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 11/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 24/10/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh về “Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2030” đã nâng giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp từ 57,17 triệu đồng năm 2008, lên 160 triệu đồng năm 2018.

 

Là huyện duy nhất của tỉnh tiếp giáp với biển, mỗi năm được thiên nhiên ban tặng lượng phù sa bồi đắp tiến ra biển đông từ 80 đến 100 mét. Đảng bộ huyện xác định phát triển kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế chung của huyện. Hiện nay, nuôi trồng thủy sản bước đầu trở thành ngành sản xuất hàng hóa tập trung với diện tích nuôi trồng thủy sản là 4.116,6 ha, đã xây dựng được thương hiệu “Ngao Kim Sơn”.

 

Trong 3 năm gần đây, mô hình ươm nuôi, khai thác ngao khu vực Cồn nổi khá phát triển, trung bình 1ha cho doanh thu trên 300 triệu đồng/năm. Đặc biệt, ngày 24/4/2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 378/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ven biển Kim Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Từ đây sẽ mở ra hướng mới để kinh tế biển Kim Sơn phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương.

 

Niềm vui người dân vùng biển thu hoạch ngao

 

Ngành Công nghiệp - Xây dựng được quan tâm phát triển, huyện có nhiều chính sách để giữ vững làng nghề truyền thống mỹ nghệ cói. Đến nay, toàn huyện có 25 làng nghề được UBND tỉnh Ninh Bình công nhận làng nghề truyền thống, trong đó 24 làng nghề cói, 1 làng nghề nấu rượu. Cụm công nghiệp Đồng Hướng từng bước được đầu tư nâng cấp, hiện với 8 doanh nghiệp đang hoạt động, giải quyết việc làm cho hàng nghìn người lao động để họ thực hiện cho bằng được ước mơ ly nông nhưng không ly hương.  

 

Phong trào xây dựng nông thôn mới bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đến hết năm 2018 đã có 16/25 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Toàn huyện đã có 22 nhà văn hóa xã, 276/298 nhà văn hóa thôn, xóm, khối, phố. Chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các bậc học được nâng lên. Trường THPT Kim Sơn A và THPT Kim Sơn B được đánh giá và xếp thứ hạng cao trong các trường THPT về số lượng học sinh thi đỗ đại học năm 2017 trên toàn quốc, toàn huyện có 75/83 trường học đạt chuẩn quốc gia. 100% các xã, thị trấn có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt; trên 90% đường giao thông nông thôn đã được cứng hóa, các tuyến đường do tỉnh làm chủ đầu tư cơ bản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như đường ĐT481, ĐT480, đường tránh QL10, đường phía Nam sông Ân. Hiện nay, một số dự án lớn đang được triển khai như: Tuyến đường bộ ven biển, tuyến đường Bái Đính - Kim Sơn. 18 trụ sở  UBND các xã, thị trấn được xây dựng theo mẫu nhà 3 tầng. Trụ sở UBND huyện đang được xây mới tại khu trung tâm hành chính mới. Tích cực thực hiện các Dự án đường ra Cồn Nổi, Âu Kim Đài, đê BM4. Các hoạt động văn hoá, thông tin, truyền thanh, thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm. Phong trào hiến tặng giác mạc được đông đảo nhân dân, nhất là đồng bào Công giáo tham gia, là địa phương đi đầu trong cả nước về phong trào hiến tặng giác mạc, tỷ lệ hộ nghèo 6,38%, thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng. Công tác an sinh xã hội, các chính sách đối với người có công được quan tâm đúng mức.

 

Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Kim Sơn luôn chú trọng xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững. Hiện Đảng bộ huyện có trên 7.000 đảng viên. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp được nâng lên. Hàng năm huyện đều hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển quân, chất lượng năm sau cao hơn năm trước. Chính sách hậu phương quân đội được thực hiện tốt…

 

Tiếp tục thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Kim Sơn đẩy mạnh việc “Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, xây dựng đảng thật sự đoàn kết thống nhất như lời mong muốn của Bác:  Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: “Toàn Đảng, toàn dân ta doàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” .

 

                                                                       Bài, ảnh: Hà Trang

 

 

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 1814239

Trực tuyến: 209

Hôm nay: 1581

W88 113.80 - https://139.99.113.80/