NGUYÊN CÔNG TRỨ VỚI CÔNG CUỘC KHẨN HOANG THÀNH LẬP HUYỆN TIỀN HẢI NĂM 1828
GS.Trương Sỹ Hùng
Những năm đầu thế kỷ XIX, khi cuộc khởi nghĩa nông dân doPhan Bá Vành 1827 chủ xướng nổi lên chống lại triều đình; năm 1827 nhà Nguyễn cử Nguyễn Công Trứ cầm quân đi đánh dẹp. Nguyễn Công Trứ (1778-1858) “ dẹp loạn” xong, ông bắt tay ngay vào công cuộc khai hoang lân biển. Bằng trí tuệ mẫn tiệp sắc sảo của một bậc tri thức Nho học, Nguyễn Công Trứ từng trải cuộc sống qua các đời vua Gia Long (1762-1820), Minh Mạng (1791-1841), Thiệu Trị (1807-1847), Tự Đức (1829-1883). Thành tựu nổi bật của ông chính là công cuộc mộ dân, khai hoang, lập ra hai huyện Tiền Hải (1828) và Kim Sơn (1829). Khi thực thi công lệnh Quốc gia; từ thực tế đời sống, Nguyễn Công Trứ đã phát hiện tiềm năng mở rộng đất đai bằng khai hoang, lập ấp, khoanh vùng lấn biển; sử dụng nhân lực tại chỗ, huy động chuyển cư, xóa đi những “ bản án truyền thuyết do các thế hệ xa đời để lại”; thành lập huyện Tiền Hải vào năm 1828. Với tài tổ chức và lãnh đạo khôn khéo, Nguyễn Công Trứ đa làm nên một kỳ tích lịch sử, đủ sức khẳng định vai trò lãnh đạo sáng suốt, táo bạo, sớm được “ dân sử”, “ quốc sử” ghi nhận và đánh giá cao.
Vì vậy, Nguyễn Công Trứ đã trở thành danh nhân nước Đai Nam, có vai trò đặc biệt quan trọng trên lĩnh vực đổi mới tư duy kinh tế, hướng về biển đảo để củng cố thế đứng trên đất liền của cộng đồng dân tộc Việt Nam, có chiều dọc đất nước,bao gồm toàn bộ phía đông là biển cả. Đặc biệt hơn, khi thực hiện nhiệm vụ của triều đình giao phó, Nguyễn Công Trứ đã nhận ra “ những cháu, chắt năm bảy đời của các loạn nhân cổ thời”, nay họ chính là những chủ nhân, những người dân lao động nghèo khổ, bị giai cấp thống trị bóc lột quá mức, làm tổn hại xương máu của các tầng lớp nhân dân.
Những thành tựu vẻ vang do Nguyễn Công Trứ lập được, mãi mãi là bài học kinh nghiệm có giá trị đối với công cuộc đổi mới và không ngừng phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa. Đối với huyện Tiền Hải nói riêng và tỉnh Thái Bình cũng như Hà Tĩnh nói chung, cần có những cuộc hội thảo, làm sáng tỏ hơn nữa tấm gương lao động, nghệ thuật lãnh đạo phấn đấu cho sự nghiệp mở rộng địa bàn cư trú, canh tác và kiến thiết đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh.
Đến với miền đất bãi Tiền Châu, Nguyễn CÔng Trứ tìm hiểu về một vùng đất và con người hoàn toàn mới lạ. Qua khảo sát thực tế, tham khảo tài liệu thư tịch, ông đã nhận thức rõ hơn mảnh đất và con người nơi đây đã được hình thành vào khoảng thế kỷ X. Trải qua những cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên- Mông ( thế kỷ XIII), Minh (thế kỷ XV) và Thanh (thế kỷ XVII-XVIII), nhiều tầng lớp dân cư người Việt từ khắp các miền lân cận đã theo dấu chân thủ lĩnh hoặc chủ trương khai hoang lấn biển, mở rộng địa bàn sinh tụ, lúc đó còn gọi là “ xứ Bồn Man”, cồn Tiền hay “ chồn Hải Tần”, “ đất Tiền Châu”…v.v
Do quan niệm ấu trĩ, sai lầm của một số quan chức; có thời điểm dưới chế độ thống trị của giai cấp phong kiến, đất và người ở xứ “ sú vẹt hoang vu” ấy, dường như bị lãng quên. Dân đói khổ lưu vong tứ xứ vì không có ruộng đất cày cấy, lũ lụt xảy ra thường xuyên, nghề sông biển chưa có điều kiện phát triển. Muốn đàn áp cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành theo kiểu “ hành chính sự nghiệp” của triểu đình phong kiến nhà Nguyễn thì không thể áp đặt bằng lực lượng và vũ khí. Nguyễn Công Trứ đã tiếp cận thực tế, tìm ra cách khắc phục triệt để nạn xiêu cư bạt quán của số đông dân nghèo khổ bằng cách giải quyết được nhu cầu có ruộng đất và cơm áo cho nông dân nghèo. Số đông người lao động chân chính có đủ cơm ăn, áo mặc, một lòng một dạ tin yêu người lãnh đạo của mình.
Với nhãn quan của một vị quan tri huyện tài giỏi, Nguyễn Công Trứ nhận thấy những miền bãi bồi ven biển chính là sự hào phóng của thiên nhiên ban tặng, bãi biển Tiền Châu - còn gọi là Cồn Tiên được hình thành từ quá trình bồi lắng phù sa của sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình bao gồm: Sông Trà Lý, sông Luộc, sông Hóa - những chi lưu hay khúc/ đoạn của sông Hồng lúc đó bát ngát ngàn trùng, đất đai màu mỡ đang bị bỏ hoang có thể khai phá thành đất canh tác. Ông đã tự tay thảo sớ, nêu rõ nguyên nhân sâu xa của khởi nghĩa nông dân và đề nghị triều đình tổ chức cho nông dân tiến hành khẩn hoang với quy mô lớn tại vùng bãi biển Tiền Châu, nay nằm trọn vẹn trong huyện Tiền Hải. Tấu sớ của Nguễn Công Trứ đã mở ra lối thoát cho tình hình bế tắc trầm trọng của xã hội đương thời.
Lùi về lịch sử xa hơn trước thế kỷ X, khi các tiểu vương quốc của cộng đồng Bách Việt đã và đang hình thành, phát triển; có lúc giai cấp thống trị đã coi những vùng đất bồi sa bồi ven biển là địa điểm lao động những tù nhân của chế độ. Nhận thức cụ thể việc khai khẩn những rẻo đất hoang màu mỡ, kết hợp quai đê lấn biển theo các cồn cát đã được pha trộn đất phù sa trải dài khắp vùng cửa các dòng sông lớn đổ ra biển là một cách xóa đói giảm nghèo khá nhanh. Hướng dẫn cư dân bản địa dẫn thủy nhập điền, thau chua rửa mặn, từng bước cải tạo chất đất bằng phân hữu cơ; tạo ra năng suất cao, thu hút mọi lực lượng lao động xã hội làm ra của cải vật chất.
Đất bãi ven biển có phù xa bồi đắp vốn đã màu mỡ, nhưng khi kết đọng có bề dày thời gian, những cồn cát ven biển do kiến tạo địa lý dường như mời gọi những nhân tài đứng mũi chịu sào, chiêu mộ người dân tứ xứ đến quy tụ, định cư, xây dựng quê hương. Trong nội dung sớ tấu vua Minh Mạng, Nguyên Công Trứ tâu rõ: “ Hiện ở Nam Đinh các huyện Giao Thủy, Chân Định ruộng đất bỏ hoang mênh mông bát ngát không biết mấy ngàn mẫu, nếu cấp cho tiền công thì có thể nhóm họp dân nghèo mà khai khẩn. Thêm nữa, bãi Tiền Châu hoang rậm, trộm cướp thường tụ họp ở đấy là sào huyệt, nay cho khai hoang lập làng, không những có thể cho dân nghèo làm ăn, lại còn dứt được đảng ác”
Tháng 3 năm 1828, khi nhận được công lệnh của triểu đình, Nguyễn Công Trứ được cử đến bãi biển Tiền Châu đương thời thuộc huyện Chân Đinh, trấn Sơn Nam Hạ trực tiếp chỉ huy cuộc khẩn hoang với những kế sách độc đáo và táo bạo để bình ổn đời sống kinh tế, ây dựng nếp sống văn hóa xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho muôn dân trăm họ yên ổn làm ăn. Thấy rõ nguồn lợi kinh tế, Nguyễn Công Trứ đã có những đề nghị cụ thể. Đất hoang lâu ngày có thể khai khẩn canh tác được thì cho những người dân địa phương giàu có chia nhau thuê khoán và tự quản trong những năm đầu. Mọi người đều được chia đất, cấp tiền công để làm nhà ở, mua trâu bò, nông cụ, lại lượng cấp thêm tiền gạo, lương tháng đảm bảo cuộc sống trong hạn 6 tháng, sau đó thì tự lo liệu lấy cái ăn từ nguồn nông thủy sản thu được và chính sách ưu tiên miễn thuế 3 năm đầu. Ruộng đất canh tác chiếu lệ tư điền nộp thuế cho nhà nước từ năm thứ tư trở đi. Quan phủ huyện sở tại lập kho chứa thóc đề phòng năm mất mùa cho dân vay
Trong cuộc vận động khai khẩn đất canh tác nông sản, trồng cây gây rừng chế ngự nước mặn xâm nhập; Nguyễn Công Trứ chú trọng khuyến khích các làng sở tại bám đất, mở rộng từng khu vực đất thổ cư bằng cách đào ao, khai mương máng, đắp đất thành nền cao làm nền nhà ở và đường đi, tạo ra tư tưởng yên ổn làm ăn lâu dài, phát triển bền vững đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa.
Ngoài việc trợ cấp lương tiền, người dân sở tại còn được ưu tiên khai khẩn phần đất giáp ranh với làng cũ của mình, được vận động, thu nhận thêm người dân ở các nơi khác đến địa bàn cư trú sao cho số dân tăng nhanh; để có đủ điều kiện được nhà nước công nhân một đơn vị hành chính mới thành lạp ở cấp làng, ấp, lý, giáp. Dĩ nhiên ở cái buổi “ban đầu lưu luyến ấy”, các chức dịch lý trưởng, ấp trưởng, phải là người sở tại. Để tạo ra sự hấp dẫn cần kíp, mở đầu công cuộc khai khẩn, Nguyễn Công Trứ tách một phần dân cư chủ yếu từ các làng cũ rời ra các vùng đất bãi xây dựng làng mới. Phát huy sức mạnh truyền thống ở các làng cũ, ưu tiên người sở tại hăng hái đi đầu, đứng ra nhận khai khẩn miền đất liền kề để thực thi công cuộc khẩn hoang. Dân sở tại được xem như thành phần nòng cốt và chính họ sẽ thu hút thêm dân nghèo các làng, xã xa gần dưới đủ mọi hình thức, đa dạng các mối quan hệ. Vận dụng biện pháp thể theo tâm lý tộc người từ các mối quan hệ thân tộc, họ hàng nội ngoại, bạn bè quen biết từ mọi nẻo đường. Nguyễn Công Trứ đã chiếm lĩnh được niềm tin của số đông dân chúng, vận động lực lượng tham gia công cuộc khẩn hoang vùng đất ven biển khá nhanh, mạnh tiến độ, lại giải quyết tức thời, khắc phục ngay nạn bỏ làng đi xứ khác kiếm sống.
Các gia đình, dòng họ đều thực hiện sự phân cư dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, đoàn kết “ anh cựu em tân” . Sự thành lập các làng, lý, ấp, giáp mới lấy biện pháp san sẻ dân cư từ các lãng cũ, vốn có một quan hệ thân tộc, làng xóm đã có những phong tục tập quán lâu đời. Như vậy, tự bản chất xã hội đã tạo ra sự hình thành khối cộng đồng dân cư bền vững theo xu thế mở rộng. Đặc biệt là kinh nghiệm của các làng cũ - khẩu ngữ dân gian gọi là làng cựu - trong quá trình quai đê lấn biển, phân phối ruộng đất là những bài học trực tiếp đối với cuộc sống mới nơi đất bãi ven biển, ven sông. Nguyên Công Trứ đã rất khôn khéo kế thừa và nâng cao những kinh nghiệm canh tác lúa nước, đánh bắt thủy hải sản cổ truyền của cư dân sở tại thành phương thức tổ chức các cấp đơn vị hành chính mới phát triển ở mức cao hơn. Chính sách chiêu mộ dân tụ tập về vùng đất mới, chung lưng đấu cật làm ăn của Nguyễn Công Trứ thể hiện sự linh hoạt sáng tạo đặc biệt. Ông đặt quy ước bất cứ người nào đứng ra thành lập nhóm, rủ nhau hội mặt được 50 xuất đinh, khai hoang được 600 mẫu ruộng được phong chức lý trưởng. Ai chiêu mộ được 30 xuất đinh, khai khẩn được 400 mẫu thì cho thành lập một ấp mới và chính vị đứng ra thành lập được làm ấp trưởng. Ai chiêu mộ được 15 xuất đinh, khai khẩn được 200 mẫu thì cho thành lập 1 trại mới và chính vị đứng ra thành lập được làm trại trưởng. Ai chiêu mộ được 10 xuất đinh trở lên, khai khẩn được 120 mẫu thì cho thành lập một giáp mới và chính vị đứng ra tập hợp được làm giáp trưởng. Cần nhớ rằng, khi cuộc khẩn hoang thành lập vùng đất ven biển Tiền Châu thành huyện Tiền Hải, diện mạo một đơn vị hành chính mới thời Nguyễn có: 14 lý, 27 ấp, 20 trại, 10 giáp. Tổng số có 18.970 mẫu ruộng canh tác nông nghiệp. Số dân đinh 2.350 người.
Nguyễn ông Trứ chẳng những chiêu mộ dân nghèo, ông còn thu hút tân binh cũ của nghĩa quân Phan Bá Vành có thiện chí với công cuộc làm ăn mới, có tương lai rạng rỡ hơn. Với chủ trương thu hút một bộ phận khởi nghĩa binh xuất thân từ nông dân vào công cuộc khai hoang, Nguyễn Công Trứ đã tạo ra lối thoát không chỉ cho người nghèo và tàn quân thất sủng mà ngay cả bản thân quan lại các cấp của giai cấp thống tri cũng đổi mới tư duy. Những người từ chỗ đã tham gia lực lượng đối kháng cực đoan với triều đinh lại tự giác chuyển hóa thành nhân tố quan trọng của sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội mới. Đó là biện pháp vừa không ngoan, vừa táo bạo mà Nguyễn Công Trứ đã thực hiện thành công.
Do truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, đùm bọc lẫn nhau của cư dân việt ( người kinh) cộng với sự tận tình, tích cực của các nguyên mộ dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Công Trứ, vùng đất ven biển đầy rẫy sú vẹt, cây cỏ nước mặn và nước lợ hoang vu lầy lội đã dần dần biến thành những xóm làng đông vui trù phú, nổi lên giữa những cánh đồng phì nhiêu “ thẳng cánh cò bay”
Sáng tạo trong lãnh đạo và lao động thực tế cả Nguyễn Công Trứ không chỉ dừng lại hay khép kín lúc sinh thời mà sau khi kết thúc cuộc vận động; thời gian kéo dài đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hình thức tổ chức phát triển thành làng ấp mới ở Tiền Hải vẫn tiếp tục được tách lập như các làng ấp…. như: Đông Hoàng, Bạch Long, Mỹ Đức, Chỉ Trung, Xuân Hòa Giáo, Tân Xuân… Dân số tại các làng Phong Lai,Vũ Xá vẫn theo nếp sống mới có sau thời Nguyễn Công Trứ; san sẻ người lao động, trực tiếp khai hoang lấn biển, lập ra các trại ấp mới, trên bãi biển mới bồi nổi như Tân Lạc, Vũ Xá…Tại các làng Đông Cao, Thanh Giám các thế hệ dân cư vẫn tiếp tục quai đê lấn biển, khẩn hoang mở rộng thêm hàng trăm mẫu ruộng, chia cho các xuất đinh làm tư điền, kế nghiệp canh nông. Trải qua các đời vua: Thành Thái, Bảo Đại và Pháp thuộc sau này, kế sách hướng ra biển làm ăn của Nguyễn Công Trứ vẫn còn tác dụng thực tế. Song song với những thuận lợi căn bản trong khai hoang lấn biển, phát triển kinh tế, các làng ven biển còn có điều kiện phát triển các ngành nghề của cư dân biển như làm muối, đánh cá, trồng cói, trồng đay… góp phần thiết thực, đáng kể trong việc cải thiện đời sống của nhân dân. Do tăng trưởng về kinh tế, miếng ăn, cái mặc, nhu cầu sinh hoạt, văn hóa xã hội được nâng cao, tình hình an ninh chính trị tại vùng ven biển Tiền Hải trở nên ổn định. Bài học kinh nghiệm do Nguyễn Công Trứ kiến tạo và đúc rút vào thời Nguyễn từng bước được nhân lên ở các miền ven biển của đất nước, một khi nơi đó có những dòng chảy không ngừng chuyên chở lượng phù sa lớn về cửa sông.
Sau những tháng ngày lao động gian khổ, hệ thống đê sông Lân, sông Trà, sông Cá được hình thành đẩy lùi sự uy hiếp của bão biển và thủy triều, tạo điều kiện cơ bản biến bãi Tiền Châu hoang vu ngập mặn thành đất đai canh tác.
Cải tạo đất chua mặn, ngăn nước mặn, dẫn nước ngọt vào tưới tiêu cho ruộng canh tác lúa nước luôn gắn liền với việc ngày càng hoàn thiện hệ thống thủy nông. Lao động cần cù bằng biện pháp thủ công, các thế hệ người dân Tiền Hải đã tạo nên hệ thống sông đào, đê sông, đê biển để tưới tiêu và bảo vệ đồng ruộng. Hàng trăm cây số đê biển và sông lớn, nhỏ khiến cho bãi biển hoang vu thành hàng vạn mẫu ruộng canh tác màu mỡ. Thành quả hệ thống sông đào kết hợp với lợi dụng nối nguồn từ các dòng sông lớn vào đồng ruộng có tác dụng tưới tiêu bền vững, thiết thực, nên hệ thống thủy nông do Nguyễn Công Trứ sáng tạo vẫn tồn tại đến nay. Dĩ nhiên là hệ thống điện, đường, trạm có màu sắc mới hơn, kiên cố hơn do có sự hỗ trợ đắc lực của phương pháp kỹ thuật tiên tiến và nhất là xi măng cốt thép
Hệ thống thủy nông do Nguyễn Công Trứ hoàn thiện hơn, được thực hiện trong lịch trình thời vụ canh tác lúa nước và gieo trồng hoa màu ở Tiền Hải góp phần giải quyết định những vụ thu hoạch thắng lợi vượt bậc. Nguyễn Công Trứ đã nhận thức sâu sắc hơn, rõ ràng hơn; năng suất, chất lượng sản phẩn nông nghiệp cao hay thấp là do ý thức cải tạo đất đai, do công tác thủy lợi của cong người. Biết đánh giá đúng những bài học về làm thủy lợi của nhân dân vùng ven biển của những thế hệ trước và với biệt tài sáng suốt trong chỉ đạo của mình ông đã đưa cuộc khẩn hoang và công tác thủy lợi đầu thế kỷ XIX đạt được thành quả to lớn vượt lên hơn hẳn các thế kỷ trước. Hàng trăm ki-lô-mét đê sông được đào đắp, hàng vặn mẫu ruộng được hình thành, gần 100 làng ấp, trại giáp được thành lập, tất cả chỉ trong không đầy 6 tháng. Kỳ tích này chứng minh cụ thể, rõ ràng, tuy điều kiện kinh tế và kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu như thời phong kiến nhà Nguyễn; nếu người nắm giữ vai trò lãnh đạo biết quan tâm đến quyền lợi sát thực của nông dân là ruộng đất và chính sách khuyến nông kịp thời, mạnh dạn thay đổi cơ chế tổ chức lỗi thời, để người lao động tự giác, trực tiếp hợp tác với chính quyền thì sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp, giành mọi thắng lợi cho dù trước mắt đầy gian khó ngặt nghèo.
Tháng 9 năm 1828 , công cuộc khẩn hoang hoàn thành. Nguyễn Công Trứ đã viết sớ dâng vua Tự Đức, triều đình phê chuẩn thành lập huyện Tiền Hải. Công cuộc khai hoang ở Tiền Hải đạt được kết quả to lớn và vững chắc, các làng ấp phát triển phồn vinh, dân cư, diện tích khai hoang tăng tiến, trật tực xã hội được ổn định. Những thành quả to lớn của cuộc khai hoang ở Tiền Hải mà kết tinh chủ yếu ở chế độ tư điền, thế nghiệp và chế độ công điền quân cấp, là do “ sự luật pháp công binh”, do chủ trương đúng đắn và sáng tạo của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Công cuộc khẩn hoang lúc đó được dân nghèo khắp nơi tích cực hưởng ứng. Chủ trương chiêu dân lập ấp của Nguyễn Công Trứ đã giải quyết yêu cầu có ruộng đất ở và canh tác cho nông dân là đúng đắn và hợp lý.
Dải đất đồng bằng ven biển Việt Nam cũng đã có những cuộc khẩn hoang diễn ra trong lịch sử nhưng cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải đầu thế kỷ XIX do Nguyễn Công Trứ lãnh đạo là cuộc khẩn hoang có quy mô to lớn, đạt được thành công rực rỡ nhất. Trong Uy viễn Nguyễn gia thế phả có viết: “ Ngày tháng tư năm thứ 5 (18) huyện Tiền Hải lập sinh từ, gọi thợ, lạc thành, bèn chọn người kính viết “ xin (ngài) đến xem để an ủi khát vọng của chúng tôi”. Không nỡ trái ý với tình cảm chân thực của người dân nên ông ở lại. Hàng năm, ngày sinh và hai kỳ tế xuân thu, sinh từ ở hai huyện trần thiết tráng lệ. Bấy giờ có viên thám xét bí mật tâu lên, vua mật dụ Tổng đốc bản tỉnh Hoàng Văn Thu - viên ấy là học trò của ông- tuyên triệu về kinh. Ngày tháng 9 ông về đến tỉnh (Nghệ An), Tổng đốc và Bố chánh cùng tặng 200 quan tiền làm lộ phí. Ông đến cửa khuyết tự tranh biện, cả triểu đình và các tỉnh Bắc Kỳ đều dâng sớ minh oan, tên thị vệ sợ tội tự tử. Hoàng đế biết là ông bị vu oan, xuống chỉ úy lạo, cho 100 quan để trang trại phí tổn trên đường về. Từ đấy ông không trở lại bắc Kỳ nữa,bèn làm nhà ở và làm sẵn huyệt mộ tại xứ vườn cũ nơi bản xã.
Năm Tự Đức thứ 11(1857), bọn Tây Dương đến quấy nhiễu cửa biển Đà Nẵng, sở tại kinh động. Các quan tỉnh Đỗ Trọng Bình và Bố Chánh Lê Bá Thận luôn luôn nhớ tới nhà xin ông đến tỉnh để hỏi han kế sách. Ông liền cùng đi đến cửa biển của tỉnh và các miền ven sông khám xét địa thế, thiết lập đồn lũy. Ngày tháng 5 năm thứ 12, nhân có chương văn xin của Bộ binh và các quan ở Sử quán, kính vâng châu phê: “ Nguyễn Công Trứ tài đức như thế nào nhiều người suy tôn khen ngợi? Trước đây đã có người xin, nay các quan ở sử quán lại xin, trẫm thấy khanh ấy đã cao tuổi không nỡ cưỡng dùng, nay nên hỏi xem khanh ấy có tình nguyện ra làm việc nữa hay không để biết ý của khanh ấy. Hãy kính làm theo!”. Ngày nhận được mệnh vua, ông vui mừng lập tức dâng sớ hồi đáp, trong có câu: “ Màn che, lọng rách không nỡ chịu khuất phục sự suy lão. Còn một hơi thở, xin lập tức lên đường”. Tỉnh thần phục tấu: “Thấy ông dầy dạn thao lược, muốn cùng ông bảo vệ thành trì nhưng vì ông chỉ ngoài mười bước đã thở dốc, đi đứng đều phải có người đỡ”
Ngày tháng 6 phụng chỉ: “ Nguyễn Công mỗ nghe tỉnh thần phúc tâu, quả thật đã già yếu, trẫm không muốn đem việc binh đaolàm phiền lão thần, nay miễn cho. Hãy kính tuân theo!”. Năm ấy, Tự Đức thứ 12 (1858), ngày 14 tháng 11 giờ Sửu, ông mất ở nhà chính, thọ 82 tuổi.”
Những ghi chép, nghiên cứu về sau đều theobanr gia phả này. Song, thành ngữ Mười tư, ngày rằm, Ba mươi mồng Một trong tư duy người Việt, khiến cho ỏ quê hương ông có giai thoại, Nguyễn Công Trứ chơi ngông ngay cả việc họn ngày Rằm - 15 âm lịch - về cõi vĩnh hằng - ngày toàn thể cư dân Việt hương khói tưởng niệm. Sự thật cần bám theo chính phả
Miền đất bãi ven biển Tiền Châu kéo dài hoang vu rộng lớn xưa kia, nay đã trở thành huyện Tiền Hải lúa, dâu, cói tươi tốt bời bời, đâm chồi nảy lộc xanh tươi quanh năm. Làng xóm, thôn xã cứ ngày càng thịnh vượng theo đà tiến triển.
Những dòng sông lớn, nhỏ, dài, ngắn tùy thế đất đan xen với nhua do sự sắp đặt của bàn tay con người phơi mình giữa những cánh đồng rộng bao la bát ngát trải dài từ sông Long Hầu đến chân đê biển đông. Những triền đê sừng sững hiên ngang trước bão tố thủy triều; mạng lưới sông đào thau chua, rửa mặn dẫn nước ngọt phù sa về đồng ruộng không ngững làm giàu đẹp cho quê hương. Đó là thành quả trực tiếp của bàn tay những nông dân, bán ngư nghiệp, đầu thế kỷ XIX ở miền biển Tiền Hải tạo nên; dưới sự chăm lo, dẫn dắt của một vị quan chức thời phong kiến trự trị. Huyện Tiền Hải là kết tinh sức lực lao động sáng tạo của hàng ngàn, thâm chí hàng vạn người trải qua nhiều thế hệ đổ mồ hôi nước, kiên trì xây dựng đồng ruộng quê hương. Thành quả ấy cũng có lúc đa từng chấp nhận thất bại, từng hy sinh xương máu mới có được. Tại hội nghị nông nghiệp các tỉnh đồng bằng và trung du ở Thái Bình, tháng 8 năm 1974, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: “ Những đồng chí có trách nhiệm ở các cấp các ngành, rút ra được những kết luận thích đáng để giải quyết một loạt cấp bách và thiết thực, nhằm đưa sản xuất nông nghiệp của Miền Bắc nước ta tiến lên vững chắc…Cuộc bể dâu này là một công việc đầy triển vọng tốt đẹp và công cuộc đó cũng không phải là điều gì mới lạ, bởi lẽ trước đây Nguyễn Công Trứ đã từng làm”.
Công cuộc khẩn hoang huyện Tiền Hải đã đưa nông dân đến với ruộng đất, với thôn xóm, làng xã…quê hương mới. tạo điều kiện tốt đẹp ổn định trật tự xã hội và thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp luôn luôn phát triển trên đà tiến nhận sự đổi mới với tư duy năng động và sáng tạo. Đi liền với việc tăng dân sô hướng ra biển cũng chính là tăng cường lực lượng phòng thủ ven biển, không ngừng củng cố nhân lực bảo vệ an ninh miền duyên hải. Như vậy, sản xuất gắn liền với tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đất nước.
Diện mạo cấu trúc loại hình làng cũ mới xen lẫn ở nội đồng và làng mới liên tục nhân lên ở ven biển, tạo ra thuận lợi cho kế hoạch phát triển bền vững lâu dài. Đúng như Ban Tuyên giáo huyện ủy Tiền Hải tiền nhiệm có lần đã ghi nhận: “ Đó là cấu trúc theo đường thẳng có tính chất của sản xuất hiện đại vừa bảo đảm sự công bằng và phân công lãnh thổ, vừa có hiệu quả trong phát triển thủy lợi đê điều…”
Những thành quả vĩ đại của công cuộc khai hoang lập ấp ở Tiền Hải đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử khai hoang ở Việt Nam, đem lại những bài học vô giá cho công tác chỉ đạo tổ chức khai hoang của Đảng, Nhà nước ta sau này; là kho tàng phong phú, những kinh nghệm về kỹ thuật đào đắp đê, cải tạo đất đai, xây dựng các điểm dân cư làng xã, đặc biệt có ích cho quá trình tiếp tục quai đê lấn biển mở rộng khai hoang của nhân dân Tiền Hải ngày nay.
St theo Văn hóa Hà Tĩnh tháng 11+12 năm 2018
-
Điểm sáng Dân vận khéo thực hiện phong trào thi đua “Ngày thứ Bảy xanh, ngày Chủ nhật sạch”
Thứ tư, 20/11/2024 82 lượt xem
-
Ngành Giáo dục và đào tạo huyện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Thứ tư, 20/11/2024 81 lượt xem
-
Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh, Huyện thăm, chúc mừng các cơ sở giáo dục và Nhà giáo nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)
Thứ ba, 19/11/2024 735 lượt xem
-
Các đồng chí lãnh đạo huyện dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các khu dân cư
Thứ hai, 18/11/2024 145 lượt xem
-
Khai giảng lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới khóa III năm 2024
Thứ hai, 18/11/2024 47 lượt xem
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
Thông báo Kết quả xét tuyển Vòng 1 và triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự tuyển Vòng 2 Kỳ tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Kim Sơn năm 2024
Thứ tư, 20/11/2024 111 lượt xem
-
THÔNG BÁO Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức còn lại sau khi tổ chức xét tuyển theo chính sách thu hút
Thứ tư, 06/11/2024 242 lượt xem
-
V/v góp ý vào dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 đối với 04 xã Hùng Tiến, Như Hoà, Văn Hải và xã Thượng Kiệm
Thứ hai, 21/10/2024 308 lượt xem
-
THÔNG BÁO Về việc lấy ý kiến đối với việc đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, thị trấn tiêu biểu” năm 2024
Thứ hai, 21/10/2024 227 lượt xem
-
Thông báo tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến”
Thứ sáu, 04/10/2024 107 lượt xem
-
QĐ công bố cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện
Ban hành: 04/11/2024
-
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra huyện Kim Sơn
Ban hành: 01/11/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được phân cấp cho Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn
Ban hành: 30/10/2024
-
V/v tham gia Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”
Ban hành: 18/10/2024
-
BC Kết quả tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến” tại Trung tâm Một cửa liên thông huyện
Ban hành: 10/10/2024
-
NQ quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Kim Sơn
Ban hành: 09/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Phạm Văn Khoa và vợ là Đoàn Thị Thu, địa chỉ tại xóm Luận, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Nguyễn Văn Tiến và vợ là Phạm Thị Khánh Linh, địa chỉ tại phố Phúc Nam, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
Lượt truy cập: 2126142
Trực tuyến: 208
Hôm nay: 1425