NGUYỄN CÔNG TRỨ VÀ CÔNG CUỘC KHẨN HOANG THÀNH LẬP HUYỆN KIM SƠN
Kim Sơn-“Núi vàng”, tên gọi được gắn liền với sự nghiệp khai hoang mở đất của Doanh điền Sứ - Tướng công Nguyễn Công Trứ. 190 năm, kể từ ngày thành lập huyện (1829) đến nay, các thế hệ người dân Kim Sơn luôn luôn ghi nhớ và tri ân công lao to lớn của Ông cùng các Chiêu, Nguyên, Thứ mộ. Công tích, cuộc đời và tên tuổi của Ông mãi mãi còn đó với thời gian.
Nguyễn Công Trứ, sinh ngày mồng 1 tháng 11 năm Mâụ Tuất (tức ngày 19/12/1778), mất ngày 14 tháng 11 năm Mậu Ngọ (tức ngày 18/12/1858). Quê hương của ông là làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, ngay từ thủa thiếu thời Nguyễn Công Trứ đã tỏ ra thông minh, chăm học và làm thơ hay. Tuy con đường thi cử và quan lộ của ông gặp nhiều gian truân trắc trở, song vốn là con người văn võ song toàn, thông minh chính trực, có bản lĩnh vững vàng nên ông vẫn đảm trách tốt nhiều công việc được giao.
Trong những năm tháng làm quan nhiều nơi ở Bắc Thành, cũng như tham gia trong đoàn quân của triều đình đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Nguyễn Công Trứ có điều kiện chứng kiến những nỗi khổ của dân chúng, những tệ nạn mà bọn quan lại, cường hào gây nên. Theo ông, biện pháp hữu hiệu để giải quyết tận gốc nạn lưu tán và khởi nghĩa nông dân, cũng như những bất công của xã hội để cứu vãn chế độ khỏi sụp đổ, là phải tiêu diệt nạn tham quan ô lại, trừng trị bọn cường hào gian ác, đồng thời giải quyết yêu cầu về ruộng đất và cơm áo cho nông dân nghèo. Nguyễn Công Trứ đã thực tế quan sát, tìm hiểu và thấy được các vùng bãi bồi rộng lớn ven biển Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình có thể khai phá thành đất canh tác. Với sự nhạy bén và sáng suốt của một nhà kinh tế lỗi lạc, Nguyễn Công Trứ đã dâng vua bản điều trần “Khẩn hoang để yên nghiệp dân nghèo”. Đề nghị này của ông được vua Minh Mạng chấp nhận, và ông cũng được cử làm Doanh điền sứ trực tiếp đứng ra tổ chức công cuộc khẩn hoang lập nên hai huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh Bình) và 2 tổng Hoành Thu, Ninh Nhất (thuộc huyện Giao Thủy, Nam Định ngày nay).
Tháng 2 năm Kỷ Sửu (1829), được sự đồng ý và hỗ trợ một phần kinh phí của triều đình nhà Nguyễn, Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã tiến hành tổ chức khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn. Trong công cuộc khẩn hoang với quy mô lớn và đầy khó khăn phức tạp này ông có nhiều chủ trương, cách làm khéo léo điều hoà lợi ích Nhà nước với các Chiêu, Nguyên, Thứ mộ một cách thoả đáng, do đó tạo ra một động lực to lớn cho công cuộc khẩn hoang. Vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn, ông đã chiêu tập được 1.260 dân đinh hầu hết ở Nam Định sang, một phần ở Yên Khánh, Yên Mô xuống. Trong đó dân đinh ở Nam Định có cả những tướng lĩnh và những người đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành, sau khi tan rã đang phải lẩn trốn để tránh sự khủng bố và đàn áp của quan quân triều đình.
Với tầm nhìn chiến lược trước một vùng bãi bồi rộng lớn, Nguyễn Công Trứ đã đưa ra được một phương án tối ưu cho công việc đắp đê, đào sông, quy hoạch trại ấp và đồng ruộng Kim Sơn. Điểm cơ bản nhất ở đây là hệ thống sông ngòi được quy hoạch rất tiện ích và khoa học, được nhiều chuyên gia sau này về thuỷ lợi trong và ngoài nước khâm phục. Nguyễn Công Trứ cho đào sông Ân, nối liền sông Đáy với sông Càn có chiều dài 13,5km, rộng 15m, sâu 3m. Đây là con sông chảy qua tất cả các lý, ấp, trại trong huyện khi mới thành lập. Cứ mỗi làng lớn hoặc 2 làng nhỏ lại có một con sông chạy dọc theo chiều dài của làng để thau chua rửa mặn cho đồng ruộng và tiêu nước khi úng lụt, có con sông dài tới 10km, các sông cách nhau 250-300m. Hệ thống sông với hơn 30 sông lớn nhỏ có tổng độ dài hơn 100km, chiếm diện tích hơn 120 mẫu với khối lượng đào đắp trên một triệu m3. Một điều đặc biệt nữa là, quy hoạch hệ thống sông gắn bó chặt chẽ với hệ thống giao thông và địa giới hành chính của các lý, ấp, trại trong toàn huyện. Ở đây thuỷ lợi và giao thông gắn bó chặt chẽ với nhau. Các con sông nhỏ - ranh giới giữa các làng, trong các địa bạ thường gọi là “Tiểu khê” – đồng thời cũng là các đường giao thông quan trọng. Quy hoạch thuỷ nông còn kết hợp làm địa giới hành chính của lý, ấp và trại. Dọc theo sông Ân là con đường lớn (nay là Quốc lộ 10) mà cứ theo con đường đó từ thị trấn Phát Diệm có thể đi đến Điền Hộ (Nga Sơn- Thanh Hoá), cũng từ đó có thể đi đến đò 10, qua sông Đáy rồi sang Nghĩa Hưng (Nam Định) còn từ sông Ân, các thuyền cỡ vừa và nhỏ có thể đi lại dễ dàng, giúp cho giao thông đường thuỷ rất tiện lợi. Các sông, kênh mương con cũng là đường vận chuyển trong lúc thời vụ, thu hoạch mùa màng và khi có những công việc cần thiết. Bởi vì với quy hoạch của làng hẹp chiều ngang nhưng lại có chiều dài hàng mấy cây số thì việc đi lại trên kênh quả đỡ tốn công sức. Trên các kênh mương này, các đường được đắp lên thường về một phía, đó cũng là những đường bộ của làng. Ngoài các sông mương chạy dài theo các làng, ấp, các con mương ngòi nhỏ dẫn nước vào đồng ruộng làm cho hệ thống tưới tiêu tự chảy ở Kim Sơn có điều kiện để phát huy mọi ưu việt của nó. Tất cả các con sông nhỏ đều có một phía giáp với làng cựu, một phía giáp với sông Đáy. Khi nước triều cường, nước ở sông Đáy dâng lên, người ta lợi dụng để tháo nước vào các sông, mương này và vào sông Ân rồi dẫn vào đồng ruộng. Còn khi gặp úng lụt, nước ở đồng ruộng lại có thể theo các kênh này mà tháo ra biển. Hệ thống kênh mương này vừa để tưới nước này cho đồng ruộng, vừa làm nhiệm vụ giao thông trong quá trình sản xuất. Muốn làm được điều đó đòi hỏi phải huy động được sức người sức của to lớn của đông đảo mọi người với sự chỉ huy thống nhất, khoa học và tài giỏi.
Cuối năm 1829 huyện Kim Sơn được thành lập với 7 tổng (gồm Chất Thành, Hồi Thuần, Quy Hậu, Hướng Đạo, Tự Tân, Tuy Lộc, Lai Thành) với 1.260 dân đinh, 14.620 mẫu ruộng đất bao gồm 60 lý, ấp, trại, giáp. Từ đây, tên huyện Kim Sơn cũng được chính thức ghi vào các sách của Nhà nước Nguyễn, và trong bản đồ của Trấn Ninh Bình có thêm một huyện mới - huyện Kim Sơn.
Sự nghiệp khẩn hoang của Doanh điền Sứ, Nguyễn Công Trứ đã mở đầu cho chặng hành trình quai đê, lấn biển ở Kim Sơn. Kể từ ngày thành lập huyện đến nay Kim Sơn đã trải qua 9 lần quai đê lấn biển với biết bao mồ hôi, công sức, máu và nước mắt, biến vùng đất từ hoang vu lau sậy trở thành một miền quê trù phú và giàu đẹp - Kim Sơn- núi vàng. Sau mỗi lần quai đê lấn biển thì diện tích, dân cư, đơn vị hành chính của huyện ngày càng được mở rộng và phát triển. Đến nay, diện tích tự nhiên của huyện là 21.327,38 ha, tăng 4 lần so với ngày đầu mới thành lập.
Để ghi nhớ công ơn và tiếp bước sự nghiệp khai hoang mở đất của Doanh điền Sứ - Tướng công Nguyễn Công Trứ, các thế hệ người dân Kim Sơn đã chinh phục bãi bồi, làm cho vùng đất mở ngày càng rộng dài thêm, lập nên những kì tích trước thiên nhiên, để lại cho muôn đời sau thành quả vô cùng quý giá - Kim Sơn- “núi vàng” mảnh đất trù phú, tươi đẹp sẽ còn tiếp tục được các thế hệ người dân huyện nhà vun đắp, dựng xây ngày một tươi đẹp hơn, xứng tầm với vị trí là vùng trọng điểm về kinh tế và an ninh - quốc phòng của tỉnh Ninh Bình.
PGS.TS.NGƯT. Đào Tố Uyên
-
Điểm sáng Dân vận khéo thực hiện phong trào thi đua “Ngày thứ Bảy xanh, ngày Chủ nhật sạch”
Thứ tư, 20/11/2024 82 lượt xem
-
Ngành Giáo dục và đào tạo huyện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Thứ tư, 20/11/2024 81 lượt xem
-
Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh, Huyện thăm, chúc mừng các cơ sở giáo dục và Nhà giáo nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)
Thứ ba, 19/11/2024 735 lượt xem
-
Các đồng chí lãnh đạo huyện dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các khu dân cư
Thứ hai, 18/11/2024 145 lượt xem
-
Khai giảng lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới khóa III năm 2024
Thứ hai, 18/11/2024 47 lượt xem
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
Thông báo Kết quả xét tuyển Vòng 1 và triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự tuyển Vòng 2 Kỳ tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Kim Sơn năm 2024
Thứ tư, 20/11/2024 111 lượt xem
-
THÔNG BÁO Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức còn lại sau khi tổ chức xét tuyển theo chính sách thu hút
Thứ tư, 06/11/2024 242 lượt xem
-
V/v góp ý vào dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 đối với 04 xã Hùng Tiến, Như Hoà, Văn Hải và xã Thượng Kiệm
Thứ hai, 21/10/2024 308 lượt xem
-
THÔNG BÁO Về việc lấy ý kiến đối với việc đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, thị trấn tiêu biểu” năm 2024
Thứ hai, 21/10/2024 227 lượt xem
-
Thông báo tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến”
Thứ sáu, 04/10/2024 107 lượt xem
-
QĐ công bố cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện
Ban hành: 04/11/2024
-
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra huyện Kim Sơn
Ban hành: 01/11/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được phân cấp cho Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn
Ban hành: 30/10/2024
-
V/v tham gia Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”
Ban hành: 18/10/2024
-
BC Kết quả tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến” tại Trung tâm Một cửa liên thông huyện
Ban hành: 10/10/2024
-
NQ quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Kim Sơn
Ban hành: 09/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Phạm Văn Khoa và vợ là Đoàn Thị Thu, địa chỉ tại xóm Luận, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Nguyễn Văn Tiến và vợ là Phạm Thị Khánh Linh, địa chỉ tại phố Phúc Nam, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
Lượt truy cập: 2126287
Trực tuyến: 197
Hôm nay: 1570