NGUYỄN CÔNG TRỨ - NHỮNG GIÁ TRỊ ĐỂ LẠI VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NGÀY NAY
Vào những thập niên cuối thế kỷ XVIII, Nghi Xuân được coi là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa tiêu biểu của đất Hồng Lam. Nếu làng Tiên Điền là nơi đã thai nghén, nuôi dưỡng bậc công thần đệ nhất quốc văn Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa thế giới, chàng nho sinh với tư tưởng “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” xuyên suốt kiệt tác Truyện Kiều bất hủ thì chỉ cách một dải ruộng là làng Uy Viễn, có một người sống cùng thời với Nguyễn Du, cũng “ Văn chương nết đất, thông minh tính trời”, bậc văn võ toàn tài, anh hùng tuyệt thế, công trạng đầy trong bốn cõi, thanh danh để lại muôn đời, đó là Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ(1778-1858). Có thể nói, Nguyễn Công Trứ là bậc danh nhân hào kiệt của Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. Thật hiếm thấy trong xã hội Việt Nam đương thời một người đa tài và mạnh mẽ như thế. Tận trung tận hiếu với nước, không chỉ giỏi trong việc điều binh trị nước mà thi ca cũng vào hạng xuất chúng, kinh tế cũng thu về nhiều thành tựu. Xin được trích lời Giáo sư Lê Thước - Nhà giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XX nói về ông: “ Người xưa nói rằng: ở đời có ba điều bất hủ: “ Một là lập công, hai là lập đức, ba là lập ngôn”. Lập công tất là công nghiệp vẻ vang trong bốn cõi, lập đức tất là đức trạch lưu truyền đến muôn đời, lập ngôn tất là ngôn luân văn chương, có bổ ích cho nhân tâm thế đạo. Trong ba điều ấy, có được một vẫn là khó mà gồm được cả ba chưa dễ mấy ai. Thường xét nước ta có một bậc vỹ nhân, nói về công thời công rất lớn, nói về đức thời đức rất dày, mà nói về ngôn thì ngôn luận văn chương rất có giá trị. Nước nhà có được một bậc vỹ nhân như vậy, quốc dân ta há không nên tôn sùng, nên kỷ niệm nên tượng đồng bia đá hay sao?”.
Sinh ra trong một gia đình thi thư thế phiệt, khoa giáp danh gia, dòng dõi trâm anh nhưng lớn lên trong cảnh quốc phá gia vong, do đó tuy là danh gia tử đệ những cũng phải sống trong cảnh hàn sỹ bần nho. Do đó, hơn ai hết ông hiểu những tâm tư và khát vọng của người dân nghèo. Với ý chĩ mãnh liệt muốn ra tay “kinh bang tế thế”, năm 24 tuổi, ông đã soạn bản điều trần “ Thái bình tập sách”, một cương lĩnh trị nước để dâng vua: “ Giữ lòng trung ái; Chăm đạo dâu con; Phát triển nông trang; Trừ bỏ dị đoan; Sửa đổi phong tục; thanh thải tham, tài; tiến cử tài đức; giữ nghiêm luật lệ”. Suốt đời làm quan của mình, những việc ông làm đều hướng vào những khát vọng kiến tạo một cuộc sống thái bình no ấm cho nhân dân. Việc ông làm mang lại ích lợi thiết thực và to lớn cho nhân dân hơn cả là khởi xướng và lãnh đạo thành công là công cuộc khẩn hoang mở đất và vỗ về, an dân các vùng đất mới., Nhìn lại quá trình quai đê lấn biển, trị thủy khai hoang, rửa đất dựng vườn, lập làng gây nghiệp, chúng ta mới thấy rõ hơn ở ông một cốt cách lớn, một trí tuệ mẫn tiệp, một tầm nhìn tiến bộ đi trước thời đại và mang tính chiến lược đáng khâm phục của một nhà kinh tế, một nhà nông nghiệp. Công cuộc “lập đất” và “an dân” đó của ông với những mục tiêu, chiến lược và kỹ thuật tổ chức vẫn đang tiếp tục được những công dân Việt Nam của thế kỷ XXI kế thừa và phát triển trong chương trình mục tiêu Quóc gia xây dựng nông thôn mới.
Năm 1827, trong khi Nguyễn Công Trứ tham gia đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành, ông đã nhận ra những kẻ làm loạn không phải ai xa lạ mà chính là những người dân đói nghèo không có ruộng đất. Muốn khắc phục triệt để nạn xiêu tán và khởi nghĩa thì phải giải quyết được nhu cầu ruộng đất và cơm áo cho nông dân nghèo. Với nhãn quan của một vị quan tài giỏi, Nguyễn Công Trứ nhận thấy những vùng bãi bồi ven biển chính là sự hào phóng của thiên nhiên ban tặng, bãi biển Tiền Châu ( còn gọi là Cồn Tiền được hình thành từ quá trình bồi tạo của sông Hồng, sông Lân và sông Trà Lý) lúc đó bát ngát ngàn trùng, đất đai màu mỡ có thể khai phá thành đất canh tác, ông đã tấu sớ lên triều đình nêu rõ nguyên nhân sâu sa của các cuộc khởi nghĩa nông dân và đề nghị triều đình tổ chức cho nông dân nghèo tiến hành khẩn hoang quy mô lớn vùng bãi biển Tiền Châu. Tấu sớ của Nguyễn Công Trứ đã mở ra lối thoát cho tình hình bế tắc trầm trọng của xã hội đương thời. Với chủ trương thu hút bộ phận gọi là quân khởi nghiã nông dân vào công cuộc khai hoang, Nguyễn Công Trứ đã tạo ra lối thoát không những cho nông dân nghèo và nghĩa quân mà cũng là cho ngay cả bản thân và giai cấp thống trị, những người từ chỗ là lực lượng đối kháng mạnh mẽ của triều đình đã chuyển thành nhân tố quan trọng của sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Đó là biện pháp vừa khôn ngoan, vừa táo bạo mà Nguyễn Công Trứ đã thực hiện thành công.
Với chủ trương “ người nào khai phá được bao nhiêu mẫu, sào đều cho nhận làm tư điền” ( điều thứ 3 trong bản điều trần 3 điều gửi triều đình) đã đáp ứng đúng nguyện vọng thiết tha nhất của người dân khai hoang và làm cho họ nhận rõ rằng công sức khai phá đất hoang của họ đã đem lại quyền lợi quan trọng nhất cho họ. Do đó có tác dụng kích thích mạnh mẽ nhất tính tích cực của người sản xuất, của người lao động và thúc đẩy nhanh chóng tốc độ khẩn hoang. Chủ trương này của ông khiến ta liên tưởng tới chính sách “ khoán 10”, 200 năm sau và xa hơn nữa là sự manh nha của một hình thái kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.
Sách “ Đại Nam thực lục chính biên” đã ghi chép khá tỷ mỉ và cụ thể công cuộc khẩn hoang lập đất của Nguyễn Công Trứ. Đặc biệt, qua các sớ tấu của ông khi về triều đình, ta thấy rất rõ tấm lòng của ông vì dân vì nước cũng như ý chí, khát vọng của ông trong việc này. Cụ thể như:
Tháng 3 năm Mậu Tý ( Minh Mệnh năm thứ 9- 1828) ông dân sớ về triều đình tâu ba việc, trong đó có việc “ vỡ hoang cho dân nghèo” như sau “ Trước thần đến Nam Định, thấy ruộng bỏ hoang ở các huyện Giao Thủy, Chân Định mênh mông bát ngát hàng mấy trăm nghìn mẫu. Hỏi ra thì dân địa phương muốn khai khẩn nhưng phí tổn nhiều, không đủ sức làm, nếu cấp tiền công thì có thể nhóm họp dân nghèo mà khai khẩn, nhà nước phí tổn không mấy mà mối lợi tự nhiên sẽ đến vô cùng. Vả lại bãi Tiền Châu huyện Chân Định hoang rậm, trộm cướp thường tụ họp ở đấy làm sào huyệt. Nay khai phá ra, không những có thể cho dân nghèo làm ăn lại còn dứt được đảng ác… Mộ những dân nghèo các hạt đến khai khẩn, như mộ được 50 người lập một làng, cho làm lý trưởng, mộ được 30 người thì cho làm một ấp, cho làm ấp trưởng, đều tính đất chia cho. Cấp cho tiền công để làm cửa nhà, mua trâu bò nông cụ, lại cấp tiền lượng gạo trong 6 tháng, ngoài hạn ấy ra thì tự làm lấy mà ăn, 3 năm thành ruộng, đến chiếu lệ tư điền mà đánh thuế. Quan phủ huyện sở tại lập kho chứa thóc để phòng năm mất mùa cho dân vay. Phàm các hạt xét thấy những dân du đãng không bấu víu vào đâu đều đưa cả về đấy. Như thế thì đất không bỏ hoang, dân đều làm ruộng, phong tục kiêu bạt lại thành thuần hậu”.
Sau khi được chuẩn tấu và lĩnh chức Dinh điền sứ, thấy những người dân trước theo các đảng cướp, nổi loạn phải chốn chui lủi trong các bãi hoang vì sợ triều đình hạch tội. Ông tấu sớ về triều xin cho họ “ Xin phàm kẻ nào hối quá hoàn lương thì cho đến sở Dinh điền thú tội theo sức mà cấp ruộng cho làm. Những chỗ ruộng đất rải rác có thể cấp thành làng trại, đủ cho 15 người trở lên thì xin lập một trại, 18 người trở lên lập làm một giáp, đều đặt tên trại trưởng và giáp trưởng trông coi, thế thì đất sẽ không có chỗ bỏ không” ( trang 719-721, tập II).
Khẩn hoang do Nguyễn Công Trứ khởi xướng và tiến hành đã được coi là quốc sách thời bấy giờ và được tiến hành rộng rãi trong cả nước dưới 3 hình thức: Đồn điền, doanh điền và xã thôn. Hệ thống thủy nông nhằm thau chua, rửa mặn đối với những vùng bãi bồi hoang hóa ven dải biển Tiền Châu đã chứng tỏ ý nghiã quyết định của công tác thủy lợi trong khai hoang cũng như trong sản xuất nông nghiệp. Nguyễn Công Trứ không phải là người đầu tiên nhận thây vai trò của thủy lợi đê sông nhưng ông biết đánh giá đúng đắn những bài học về làm thủy lợi của nhân dân vùng ven biển của những thế hệ trước, nhận thức đúng đắn vai trò và sức mạnh của người dân, có những cách thức táo bạo, đi trước thời đại để huy động người dân vào cuộc, biến người dân thành chủ thể trong công cuộc khai hoang vĩ đại đó. Với biệt tài sáng suốt trong chỉ đạo của mình, ông đã đưa cuộc khẩn hoang và công tác thủy lợi đầu thế kỷ XIX đạt được thành quả to lớn vượt lên hơn hẳn các thế kỷ trước.
Tổng diện tích đất khai hoang từ 1828-1839 là 45.990 mẫu, trong đó riêng ở các chấn: Nam Định, Ninh Bình (trong đó có 2 huyện thành lập mới Kim Sơn và Tiền Hải) là 40.990 mẫu…Cùng với đó, hàng trăm ki-lô-mẻt đê sông được đào đắp, hàng vạn mẫu ruộng được hình thành, gần 100 làng, ấp, trại, giáp được thành lập, tất cả chỉ trong không đầy 6 tháng. Đó thực là một kỳ tích. Mặt khác, những thành quả về công trình đê thủy lợi trong cuộc khẩn hoang còn chứng tỏ rằng, trong điều kiện một quốc gia phong kiến kiểu phương Đông với điều kiện kỹ thuật còn thấp kém nhưng nếu giai cấp thống trị biết quan tâm đến quyền lợi ruộng đất của nông dân và mạnh dạn tổ chức để nông dân vào cuộc như Nguyễn Công Trứ thì sức mạnh lao động hợp đồng của đông đảo nhân dân sẽ đem lại thành quả sáng tạo vô cùng to lớn đến phát triển nền sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy xã hội tiến lên.
Trong quá trình thực hiện, chúng ta có thể thấy tầm tư tưởng của ông qua một số chủ trương, cách thức mà đến tận ngày nay vẫn thể hiện tính ưu việt của nó như công tác quy hoạch. Với những kiến thức về thiên văn, địa lý của mình, ông dự đoán đúng hướng của đất bồi lấn ra biển của mỗi địa phương để bố trí địa thế các làng. Nhờ đó, các làng ven biển có điều kiện khai khẩn đất phù xa trong thời kỳ dài. Các chủ trương trên đã tạo nên một mô hìn mẫu làng kiểu mới. Đó là cấu trúc loại hình làng nội đồng và làng ven biển, tạo ra phương hướng có tính quy hoạch lâu dài. Đó là cấu trúc lãnh thổ theo đường thẳng có tính chất của sản xuất hiện đại vửa bảo đảm sự công bằng và phân công lãnh thổ, vừa có tính hiệu quả trong phát triển thủy lợi đê điều. Cấu trúc làng mới còn bao hàm tính công bằng dân chủ trong tổ chức phân phối ruộng đất cũng như trong quan hệ hợp quần của cộng đồng làng xã. Một dải Tiền Châu hoang vu rộng lớn trở thành huyện Tiền Hải lúa tốt, dâu tươi, phồn thịnh. Những làng ấp sắp hàng vuông vức, những con sông ngang dọc như bàn cờ, những cánh đồng trải rộng từ sông Long Hầu ra tận chân đê ven biển, những triền đê sừng sững hiên ngang trước bão tố triều cường, mạng lưới sông đào thau chua rửa mặn dẫn nước ngọt phù sa về đồng ruộng đến nay hơn 200 năm vẫn nguyên tác dụng. Cách phân chia ruộng và đất để tính thuế cũng rất cụ thể, hợp với đời sống phong tục tập quán và sinh hoạt của nông dân, thể hiện sự chăm lo cho an sinh xã hội của ông, cứ 100 mẫu đất khai khẩn được thì 70 mẫu là ruộng, 30 mẫu là đất. Đất chia làm 4 loại: Đất làm đình chùa, đất làm đất bãi tham ma, bãi thả trâu, đất làm nhà, làm vườn,, làm ao hồ: đất mạ. Trong đó đất làm đình chùa, đất làm bãi tham ma, bãi thả trâu không phải tính thuế.
Tháng 10 năm Mậu Tý đến tháng 3 năm Kỷ Sửu (1828-1829), sau khi lập nên 2 huyện Tiền Hải (phủ Kiến Xương, Nam Định) và huyện Kim Sơn (phủ Yên Khánh, Ninh Bình), chiêu tập phủ dụ dân chúng, tạm thời dẹp yên đảng cướp, nhận thấy lòng dân vẫn chưa yên, các làng, ấp lập nên vẫn thiếu sự kết gắn, các hiểm nguy đói nghèo, nổi loạn vẫn có nguy cơ rình rập. Ông lại dâng sớ “ Những làng ấp mới lập của Tiền Hải, Kim Sơn đều là nhóm họp dân phiêu lưu chưa có liên hệ với nhau. Xin quy định, quy ước khiến họ biết sự kiềm thúc, lâu sẽ thành thói quen…” Trong sớ ông tấu xin 5 điều:
- Đặt trường hoc “ mỗi ấp, mỗi làng đều dựng nhà học, đón một thầy học, làng thì lấy ruộng 10 mẫu, ấp thì 8 mẫu làm học điền, miễn đánh thuế… Người đến 8 tuổi thì cho vào trường học,… Nếu học không được thì cho đổi nghề khác”
- Đặt xã thương (kho thóc ở xã) “ thóc kém thì bán ra, khi hơn thì đong vào. Gặp thủy hại bất thường thì chiết khấu phần mà cấp cho, năm được mùa thì lại thu chứa y số”
- Siêng dạy bảo: “ Lại lấy 25 nhà làm một tư có Tư trưởng mà trông nom dân. Có kẻ bất hiếu, bất đễ, bất thuận, bất kính, du thủ, du thực, giao kết với côn đồ thì phải nghiêm rặt, răn cấm,...”
- Cẩn phòng thủ “ phàm trong tổng có giặc cướp phát chỗ nào thì phải đem dân phu đến cứu gấp. Nếu theo bắt bất lực, để bọn giặc chạy xa thì chiếu số của cải sự chủ mất, bắt các Ấp, Lý trưởng trong tổng bồi thường và theo luật trị tội”
- Chăm khuyên răn: “… nếu thấy phong tục thuần hậu, ruộng đất mở mang, nhà không có người ăn chơi, đất không có nơi bỏ hoang, trong 3 năm người cai quản không can án, thì cứ thực đề đạt mà chờ nêu thưởng. Nếu người dân lười biếng, đồng ruộng bỏ rậm, tập tục gian dâm, cùng nhau kiện tụng, thì Ấp trưởng, Lý trưởng đều bị chiếu luật trừng trị, chọn người cẩn tín nhanh giỏi làm thay”. ( trang 834 - 845 tập II).
Cuộc khai khẩn thành lập các huyện mới, làng mới đã đưa nông dân về với ruộng đất, với làng ấp quê hương mới, tạo điều kiện cho sự ổn định trật tự xã hội và thúc đẩy nền kinh tế nong nghiệp phát triển. Đồng thời tăng cường được việc bảo vệ an ninh miền duyên hải. Sản xuất gắn liền với chiến đấu, giữ làng gắ liền với giữ nước. Nghiên cứu kỹ 5 điều của tấu chương trên, chúng ta có thể thấy, để thực hiện thành công công cuộc khai hoang vĩ đại, những chủ trương đường lối, chính sách mà Nguyễn Công Trứ thực hiện ở trên cũng chính là những định hướng ngày nay chúng ta vẫn đang tập trung thực hiện để xây dựng mộtxã hội thái bình, tạo cho người dân cuộc sóng ấm no hạnh phúc. Đó là chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, phát triển đạo học để nâng cao nhận thức, tạo sự gắn kết cộng đồng, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa, thiết lập kỷ cương xã hội, giữ gìn an ninh quốc phòng. Trong công cuộc đó, người dân thực sự là chủ thể, được vào cuộc thật sự, được chăm sóc vỗ về và được phát huy khả năng của mình để ổn định, để an cư lạc nghiệp và làm giàu hco chính mình, từ đó mở mang đất đai, phát triển đất nước.
Miền đồng bằng ven biển bắc bộ từng chứng kiến các cuộc khẩn hoang lớn diễn ra trong lịch sử. Nhưng cuộc khẩn hoang do Nguyễn Công Trứ khởi xướng và chỉ đạo đầu thế kỷ XIX là cuộc khẩn hoang có quy mô to lớn và thành công rực rỡ nhất. Đó là thành quả trực tiếp của bàn tay những nông dân nghèo đầu thế kỷ XIX, là kết tinh của vô vàn mồ hôi, nước mắt, những kinh nghiệm thành công và thất bại của bao thế hệ cha ông trên miền đất sa bồi đầy bão bùng sóng gió.
St theo Văn hóa Hà Tĩnh tháng 11+12 năm 2018
-
Điểm sáng Dân vận khéo thực hiện phong trào thi đua “Ngày thứ Bảy xanh, ngày Chủ nhật sạch”
Thứ tư, 20/11/2024 82 lượt xem
-
Ngành Giáo dục và đào tạo huyện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Thứ tư, 20/11/2024 81 lượt xem
-
Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh, Huyện thăm, chúc mừng các cơ sở giáo dục và Nhà giáo nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)
Thứ ba, 19/11/2024 735 lượt xem
-
Các đồng chí lãnh đạo huyện dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các khu dân cư
Thứ hai, 18/11/2024 145 lượt xem
-
Khai giảng lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới khóa III năm 2024
Thứ hai, 18/11/2024 47 lượt xem
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
Thông báo Kết quả xét tuyển Vòng 1 và triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự tuyển Vòng 2 Kỳ tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Kim Sơn năm 2024
Thứ tư, 20/11/2024 111 lượt xem
-
THÔNG BÁO Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức còn lại sau khi tổ chức xét tuyển theo chính sách thu hút
Thứ tư, 06/11/2024 242 lượt xem
-
V/v góp ý vào dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 đối với 04 xã Hùng Tiến, Như Hoà, Văn Hải và xã Thượng Kiệm
Thứ hai, 21/10/2024 308 lượt xem
-
THÔNG BÁO Về việc lấy ý kiến đối với việc đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, thị trấn tiêu biểu” năm 2024
Thứ hai, 21/10/2024 227 lượt xem
-
Thông báo tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến”
Thứ sáu, 04/10/2024 107 lượt xem
-
QĐ công bố cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện
Ban hành: 04/11/2024
-
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra huyện Kim Sơn
Ban hành: 01/11/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được phân cấp cho Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn
Ban hành: 30/10/2024
-
V/v tham gia Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”
Ban hành: 18/10/2024
-
BC Kết quả tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến” tại Trung tâm Một cửa liên thông huyện
Ban hành: 10/10/2024
-
NQ quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Kim Sơn
Ban hành: 09/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Phạm Văn Khoa và vợ là Đoàn Thị Thu, địa chỉ tại xóm Luận, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Nguyễn Văn Tiến và vợ là Phạm Thị Khánh Linh, địa chỉ tại phố Phúc Nam, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
Lượt truy cập: 2126223
Trực tuyến: 203
Hôm nay: 1506