Ngành nông nghiệp Kim Sơn – Dấu ấn một nhiệm kỳ
5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kim Sơn lần thứ 23, nhiệm kỳ 2015 – 2020, ngành nông nghiệp đã tạo dấu ấn mạnh mẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.
Một vùng đất hoang sơ đầy lau sậy, sình lầy “thủy thăng kiến thủy, thủy giáng kiến thổ” (khi nước triều dâng lên thì chỉ thấy toàn nước, khi thủy triều xuống thì chỉ thấy đất đai bát ngát) dưới sự lãnh đạo tài tình của nhà Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ, vùng đất Kim Sơn với ý nghĩa “núi vàng” được thành lập năm 1829. Trải qua 9 lần quai đê lấn biển “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”, “đồng bằng được đẩy ra biển”, diện tích tự nhiên của huyện tăng hơn 4 lần so với ngày đầu mới thành lập với 21.571,4 ha. Có thể chia Kim Sơn hình thành 2 vùng địa lý kinh tế: Phía nam là vùng ven biển với trên 10.000 ha chứa đựng nhiều tiềm năng về thuỷ sản và du lịch. Phía bắc thuộc khu vực phù sa bồi đắp đất đai màu mỡ, có thế mạnh phát triển cây lương thực, trong đó cây lúa là cây trồng chủ lực.
Lợi thế được thiên nhiên ban tặng đã được người dân Kim Sơn khai thác tạo ra những tiềm năng, thế mạnh của vùng đất ven biển trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện Kim Sơn lần thứ 23, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra đối với nông nghiệp, đó là: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân hàng năm (theo giá năm 2010) là 2,50%); Giá trị sản xuất/1ha đất nông nghiệp đến năm 2020 là 150 triệu đồng; Thu nhập bình quân đầu (theo giá hiện hành đến năm 2020 đạt 45 triệu đồng; Cơ cấu nông, lâm, thủy sản mục tiêu là 28%; Sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt 106.000 tấn, trong đó thóc chất lượng cao 70.000 tấn; Sản lượng thủy, hải sản bình quân hằng năm là 22.500 tấn; Tỷ lệ kênh cấp 1, cấp 2 được kiên cố hóa đến năm 2020 là 30%; Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong nhiệm kỳ là 8 xã.
Theo đó, với 8 chỉ tiêu cần thực hiện trong nông nghiệp, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có những kế hoạch, quyết sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, ngành nghiệp đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 7/8 chỉ tiêu đề ra. Trong đó, chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nông – lâm – thủy sản; sản lượng thủy sản bình quân hàng năm; giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người và số xã được công nhận đạt chuẩn nông thông mới trong nhiệm kỳ đều vượt chỉ tiêu đề ra. Duy nhất chỉ tiêu sản lượng lượng thực có hạt không đạt chỉ tiêu đại hội nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Ngành nông nghiệp Kim Sơn phát triển theo hướng hàng hóa
Để hiện thực hóa mục tiêu nghị quyết về ngành nông nghiệp, trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và cơ chế, định hướng của tỉnh, huyện đã cụ thể hóa thành kế hoạch phù hợp với thực tế của địa phương, triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu về lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, Huyện Kim Sơn đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 11/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 24/10/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh về “Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2030”. Từ đó tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển ngành nông nghiệp.
Trong lĩnh vực trồng trọt, mặc dù hàng năm có gặp bất lợi về thời tiết, sâu bệnh, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở trong việc chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ theo hướng tăng các loại giống lúa có năng suất, chất lượng cao. Công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, thủy lợi nội đồng được quan tâm. Việc xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, vùng trồng lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ đã được các địa phương quan tâm thực hiện, việc áp dụng các tiến bộ KHKT hiện đại vào sản xuất đã tạo được hiệu quả kinh tế cao. Lúa được xác định là cây trồng chủ lực chiếm phần lớn diện tích với 16.000 ha/năm, trong đó diện tích lúa thuần, cơ cấu được chuyển dịch với lúa chất lượng cao như Bắc Thơm số 7, LT2…chiếm 94,4% còn lại là diện tích lúa lai. Với việc chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ cũng được chuyển dịch phù hợp với đồng đất Kim Sơn cùng kinh nghiệm thâm canh lúa nước của người dân nơi đây nên Kim Sơn luôn là huyện thuộc top đầu của tỉnh về năng suất và sản lượng lúa. Hàng năm, năng suất bình quân ước đạt 125 tạ/ha. Sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm giai đoạn 2015 – 2020 ước đạt 102.845 tấn - đây là chỉ tiêu duy nhất ngành nông nghiệp không đạt. Nguyên nhân là do huyện đã tăng diện tích lúa thuần, chất lượng cao lên trên 90%, giảm diện tích lúa lai xuống chỉ còn 10%. Do vậy mà sản lượng thóc chất lượng cao ước đạt 82.784 tấn lại vượt chỉ tiêu đề ra (mục tiêu sản lượng lương thực có hạt 106.000 tấn, trong đó thóc chất lượng cao 70.000 tấn).
Nông nghiệp Kim Sơn từng bước chuyển theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng giá trị sản xuất. Đáng chú ý, diện tích các giống lúa chất lượng cao như: Tám, nếp, dự cổ truyền có xu hướng mở rộng do nhu cầu của thị trường và giá bán cũng cao hơn các giống đại trà. Năm 2019 diện tích các giống lúa này tăng hơn 2.000 ha so với vụ mùa năm 2016.
Phá thế độc canh cây lúa, nhân dân trong huyện đã cải tạo vườn tạp, sản xuất rau màu theo mùa, không còn mang tính chất “tự cung, tự cấp”, các loại rau màu của địa phương đã cung cấp ra thị trường trong và ngoài huyện, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đem lại nguồn thu nhập cho nhân dân. Sản xuất cây dược liệu có bước phát triển, các sản phẩm dược liệu thô hoặc được sơ chế có đầu ra ổn định đã mang hiệu quả kinh tế cao, với diện tích 61,3 ha năm 2016 nay đã tăng lên 105 ha, các cây trồng chính như: Bạch chỉ, Truột nam, Trạch tả, Đinh lăng, Bồ công anh…Diện tích trồng hoa, cây cảnh, đào cảnh ở các xã tiểu khi I và tiểu khu IV được mở rộng với trên 50 ha. Các vùng trồng dưa lê, dưa hấu tại các xã ven biển được hình thành. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ đã tăng hiệu quả kinh tế trên diện tích đất canh tác mang lại giá trị kinh tế cao. Năm 2020, giá trị sản xuất/1ha đất nông nghiệp là 175 triệu đồng (vượt mục tiêu Đại hội đề ra).
Nhận thấy tiềm năng, thế mạnh của kinh tế biển, huyện đã huy động các nguồn lực của địa phương và tranh thủ vốn đầu tư của tỉnh, của Trung ương để đầu tư, phát triển kinh tế biển. Đến nay, nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Với trên 10.000 ha vùng bãi bồi ven biển và các xã bãi ngang, các con nuôi chủ lực là tôm sú, cua càng xanh, ngao xen canh cá bống bớp, cá mú, cá nác, cá vược…các hộ nuôi trồng thủy sản từng bước duy trì và cải tạo môi trường vùng nuôi, chuyển đổi 80% diện tích từ nuôi quảng canh sang nuôi công nghiệp và bán công nghiệp; hình thành một số khu nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trong nhà lưới.
Nông dân vùng ven biển thu hoạch thủy sản (Ảnh tư liệu)
Từ 2 mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, công nghệ sinh học theo kiểu “nhà nón”, “nhà 2 mái” có thể nuôi tôm được 3 vụ/năm, năng suất đạt từ 20 – 25 tấn/ha/vụ, doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng/ha diện tích nuôi của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thuỷ sản Bình Minh và gia đình bà Nguyễn Thị Trang – Thị trấn Bình Minh, đến nay trên địa bàn huyện đã có thêm 3 khu nuôi tôm theo mô hình “Nhà nón” và hàng chục mô hình nuôi tôm theo mô hình “Nhà hai mái”, hạn chế được biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến con nuôi thủy sản. Diện tích, năng suất thủy sản của huyện liên tục tăng qua các năm, cụ thể năm 2016, toàn huyện có diện tích là 3.115ha, sản lượng gần 24.000 tấn đến năm 2020 diện tích là 4.370ha, sản lượng ước đạt 28.000 tấn.
Một hướng đi mới và nổi bật cho vùng kinh tế ven biển Kim Sơn đó là khoảng 3 - 4 năm trở lại đây việc nuôi ngao giống, Hàu giống được nuôi tập trung ở vùng nuôi thủy sản Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải và thu nhập khá cao, đạt trên 1 tỷ đồng/ha. Hiện nay toàn huyện có 350 hộ nuôi tôm, ngao, hàu giống với diện tích trên 60ha. Cùng với việc nuôi trồng thủy sản, việc đánh bắt thủy hải sản xa bờ cũng được huyện quan tâm, năm 2019 huyện có 5 tàu vỏ thép, công suất 1.000 CV đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ thường xuyên khai thác ở vịnh Bắc bộ đã đem lại nguồn kinh tế cao đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của quê hương.
Phân loại, vận chuyển Ngao tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài tỉnh (Ảnh tư liệu)
Nuôi trồng thủy sản nước ngọt có bước phát triển, diện tích nuôi thả hàng năm 993 ha, một số xã đã chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả, hình thành 1 số vùng sản xuất thủy sản nước ngọt tập trung kết hợp chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng cây ăn quả, cây dược liệu với quy mô 5 – 20 ha ở các xã: Quang Thiện, Như Hòa, Kim Chính, Văn Hải, Kim Tân...bước đầu đang hứa hẹn những kết quả khả quan.
Mặc dù giá trị sản xuất ngành chăn nuôi không chiếm tỷ lệ lớn nhưng cũng được huyện xác định chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng. Tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi, huyện nhà đã chú trọng đến chuyển đổi mạnh từ phương thức chăn nuôi nông hộ sang phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại, công nghiệp và bán công nghiệp, xa khu dân cư, góp phần kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Đồng thời, từng bước chủ động sản xuất con giống tại chỗ, giảm thiểu tác động của thị trường. Hiện nay trên địa bàn huyện có trên 430 gia trại, trang trại chăn nuôi, trong đó 360 trại nuôi lợn, 10 trại chăn nuôi gà, 73 trại chăn nuôi vịt, ngan. Đứng trước khó khăn, thách thức khi dịch lở mồm long móng, dịch tả lợn Châu Phi phát sinh gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi lợn, các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở đã “sát cánh” cùng các hộ chăn nuôi vượt qua khó khăn, duy trì ngành chăn nuôi phát triển. Theo thống kê, đến tháng 02/2020 tổng số đàn lợn trên địa bàn huyện 42.700 con, đàn trâu bò hơn 4.500 con, trên 1 triệu con gia cầm.
Cùng với sự phát triển của ngành thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt, chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới cũng được huyện quan tâm thực hiện. Bộ mặt làng quê Kim Sơn nay khoác lên mình chiếc áo ấm no, những con đường nhỏ hẹp trước kia được thay bằng những con đường nhựa, bê tông phẳng lỳ, xóm thôn sạch đẹp, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao. Hết nhiệm kỳ, toàn huyện có 16/23 xã đạt chuẩn NTM. Thành tựu đó có được là do sự chung sức đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện trong thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhiều tuyến đường giao thông nông thôn được bê tông hóa
Những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua càng khẳng định sự năng động, sáng tạo, quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở trong việc chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. Kết quả đó là tín hiệu vui, là nền tảng, là động lực để ngành nông nghiệp huyện nhà tiếp tục phát triển và gặt hái được nhiều thành tựu.
Mỗi nhiệm kỳ một chặng đường và chặng đường nào cũng có mục tiêu để phấn đấu. Với mục tiêu: Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản (theo giá trị so sánh năm 2010) là 1,7% , cơ cấu 2,1%; Sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt 91.200 tấn; Sản lượng thủy hải sản bình quân hàng năm là 28.000 tấn; Giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác đến năm 2025 là 200 triệu đồng. Huyện Kim Sơn tiếp tục đề ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn sản xuất để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu trên.
Những thành tựu mà ngành nông nghiệp huyện Kim Sơn hôm nay được minh chứng qua bức tranh nông nghiệp, nông thôn ngày càng đậm nét và rõ ràng, với những thảm lúa vàng ấm no, hàng hóa nông sản phong phú đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân và có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Những kết quả này là cơ sở vững chắc để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân bước vào một nhiệm kỳ mới, với quyết tâm giành thắng lợi to lớn, toàn diện hơn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Nguyễn Chinh
-
Điểm sáng Dân vận khéo thực hiện phong trào thi đua “Ngày thứ Bảy xanh, ngày Chủ nhật sạch”
Thứ tư, 20/11/2024 82 lượt xem
-
Ngành Giáo dục và đào tạo huyện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Thứ tư, 20/11/2024 81 lượt xem
-
Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh, Huyện thăm, chúc mừng các cơ sở giáo dục và Nhà giáo nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)
Thứ ba, 19/11/2024 735 lượt xem
-
Các đồng chí lãnh đạo huyện dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các khu dân cư
Thứ hai, 18/11/2024 145 lượt xem
-
Khai giảng lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới khóa III năm 2024
Thứ hai, 18/11/2024 47 lượt xem
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
Thông báo Kết quả xét tuyển Vòng 1 và triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự tuyển Vòng 2 Kỳ tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Kim Sơn năm 2024
Thứ tư, 20/11/2024 111 lượt xem
-
THÔNG BÁO Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức còn lại sau khi tổ chức xét tuyển theo chính sách thu hút
Thứ tư, 06/11/2024 242 lượt xem
-
V/v góp ý vào dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 đối với 04 xã Hùng Tiến, Như Hoà, Văn Hải và xã Thượng Kiệm
Thứ hai, 21/10/2024 308 lượt xem
-
THÔNG BÁO Về việc lấy ý kiến đối với việc đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, thị trấn tiêu biểu” năm 2024
Thứ hai, 21/10/2024 227 lượt xem
-
Thông báo tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến”
Thứ sáu, 04/10/2024 107 lượt xem
-
QĐ công bố cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện
Ban hành: 04/11/2024
-
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra huyện Kim Sơn
Ban hành: 01/11/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được phân cấp cho Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn
Ban hành: 30/10/2024
-
V/v tham gia Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”
Ban hành: 18/10/2024
-
BC Kết quả tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến” tại Trung tâm Một cửa liên thông huyện
Ban hành: 10/10/2024
-
NQ quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Kim Sơn
Ban hành: 09/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Phạm Văn Khoa và vợ là Đoàn Thị Thu, địa chỉ tại xóm Luận, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Nguyễn Văn Tiến và vợ là Phạm Thị Khánh Linh, địa chỉ tại phố Phúc Nam, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
Lượt truy cập: 2126191
Trực tuyến: 209
Hôm nay: 1474