Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ năm, 21/11/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Lễ dâng hương tại đền thờ nhân kỷ niệm 164 năm ngày mất của Tướng công Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ

Thứ tư, 07/12/2022 628 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Nhân kỷ niệm 164 năm ngày mất của Tướng công Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ, sáng 7/12, huyện Kim Sơn tổ chức Lễ dâng hương tại Đền thờ Nguyễn Công Trứ để tri ân người đã có công khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn.

Dự lễ dâng hương có các đồng chí: Trần Xuân Trường, Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTTQ Việt Nam huyện.

Đoàn đại biểu dâng hương tưởng niệm 164 năm ngày mất của Tướng công Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ

Dinh bình hầu tướng công Nguyễn Công Trứ sinh ngày 19/12/1778 tại huyện Quỳnh Côi, Thái Bình. Ông làm quan dưới thời vua Minh Mạng. Tháng 2 năm 1829, được sự đồng ý của triều đình nhà Nguyễn, ông đã tiến hành tổ chức chiêu dân, lập ấp, khẩn hoang, sáng lập ra huyện Kim Sơn. Cuối năm 1829, ông đã chiêu tập được 1.260 dân đinh, thành lập 7 tổng và khai hoang được 14.600 mẫu ruộng. Sáng 14/11/1858 ông mất tại quê nhà, hưởng thọ 81 tuổi.

Để tưởng nhớ công lao của ông, năm 1882, nhân dân Kim Sơn chính thức lập đền thờ Tướng công tại xã Quang Thiện. Năm 1992, được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Hàng năm, cứ vào ngày 14/11 âm lịch, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công lao to lớn của dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ. Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ thường được tổ chức với nhiều nghi lễ như: tế nam quan, tế nữ quan, lễ dâng hương tưởng niệm. Phần hội diễn ra với các trò chơi dân gian như tổ tôm điếm, cờ tướng, cờ người…

Các đồng chí Lãnh đạo UBND dâng hương tại đền Nguyễn Công Trứ

Lễ dâng hương tại đền thờ Nguyễn Công Trứ được tổ chức nhằm tri ân công đức người có công khẩn hoang, lập ấp, thành lập huyện Kim Sơn, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, giữ gìn các nét văn hóa bản sắc địa phương, đồng thời giáo dục các thế hệ người dân Kim Sơn luôn hướng về nguồn cội, thể hiện tinh thần, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

                                                                                                                                                                  Diệu Hoa

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 2126085

Trực tuyến: 200

Hôm nay: 1368