Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ năm, 21/11/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Kim Sơn: Tập trung phòng trừ sâu bệnh cho lúa Đông xuân

Thứ sáu, 04/05/2018 656 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Vụ Đông xuân năm nay, toàn huyện gieo cấy8.200 ha lúa với 100% diện tích là trà xuân muộn. Hiện nay lúa xuân trên địa bàn huyện đang ở giai đoạn phân hóa đòng.

Các hộ xã viên tập trung phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại lúa xuân


Theo kết quả kiểm tra trình hình diễn biến dịch hại trên đồng ruộng của Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện cho thấy; một số đối tượng dịch hại đang phát sinh và có khả năng gây hại rộng trên toàn bộ diện tích lúa đó là: Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 1 gây hại rải rác, mật độ rầy trên đồng ruộng phổ biến 200 – 300con/m2, nơi cao 400 - 500con/m2, cá biệt 1000 – 1500 con/m2, trứng rầy lứa 2 đang ở rộ mật độ phổ biến 800 – 1000 quả/m2, nơi cao 2000 – 2.500 quả/m2,  cá biệt ổ 4.000 – 5.000 quả/m2 .Trong thời gian tới, rầy cám lứa 2 sẽ tiếp tục nở rộ đến 30/4, gây hại rộng trên các diện tích lúa hầu hết các hợp tác xã nông nghiệp trong huyện.
 
Sâu cuốn lá nhỏ, trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 vãn rộ, trứng sâu cuốn lá lứa 2 phổ biến 25-30 quả/m2, nơi cao 50-60 quả/m2, cá biệt >100 quả/m2. Sâu non cuốn lá nhỏ mật độ phổ biến 15 con/m2, nơi cao 30 – 40 con/m2. Sâu non sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 tiếp tục nở rộ đến 28/4 gây hại rộng đến các trà lúa xuân muộn đang ở giai đoạn ôm đòng.
 
Ngoài ra, bệnh lùn sọc đen, bệnh khô vằn và chuột tiếp tục gây hại tăng trên các trà lúa, bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn gây hại cục bộ
 
Trước tình hình gây hại lúa xuân của các đối tượng sâu bệnh, UBND huyện Kim Sơn đã tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa đông xuân 2018 vào ngày 24/4 với sự tham gia của Giám đốc các hợp tác xã trong huyện, đại diện các ngành chuyên môn có liên quan. Các phòng chức năng của huyện cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn nhân dân phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Trạm trồng trọt và bảo vệ huyện thông báo lịch và phát động nhân dân phun thuốc phòng trừ đối với rầy nâu, rầy lưng trắng ở những ruộng có mật độ ≥ 2.000 con/m2 khi rầy tuổi 2 rộ; đối với sâu cuốn lá nhỏ, phun trừ trên những ruộng có mật độ sâu ≥ 20 con/m2 khi sâu non tuổi 2 rộ, thời gian phun phòng trừ từ 26 – 28/4, bằng các loại thuốc đặc hiệu và theo nguyên tắc “4 đúng”. Ngoài ra, kết hợp phun trừ bệnh khô vằn, bệnh bạc lá đốm sọc vi khuẩn ở những diện tích bị bệnh. Hỗn hợp thuốc trừ các đối tượng sâu bệnh trên phải đảm bảo đủ liều lượng nước thuốc đã pha từ 25- 30 lít/sào.
 
Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện cũng lưu ý bà con nông dân: Tăng cường kiểm tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, diễn biến các đối tượng dịch hại để có biện pháp phun trừ kịp thời khi tới ngưỡng. Đảm bảo đủ nước cho cây lúa làm đòng và điều kiện thuận lợi cho công tác phòng trừ sâu bệnh hại lúa xuân.
 
Đối với bệnh lùn sọc đen phương nam là một loại bệnh rất nguy hiểm, gây hại nghiêm trọng trên cây lúa cần thực hiện nhổ, vùi tiêu hủy những cây lúa bị bệnh, tăng cường bón phân kali, dừng bón đạm và phun phân qua lá, kích thích sinh trưởng để tăng tính chống chịu của lúa đối với dịch hại.
 
Đối với chuột, bà con cần tiếp tục diệt chuột bằng các biện pháp, trong đó chú trọng biện pháp thủ công như: Đào bắt, hun khói, đặt các loại bẫy. Đây là biện pháp có hiệu quả cao để hạn chế sự gây hại của chuột trên đồng ruộng.
 

Nguyễn Chinh – Đài truyền thanh huyện

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 2126189

Trực tuyến: 207

Hôm nay: 1472