Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ tư, 03/07/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Kim Sơn: Khởi sắc sau hơn 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thứ ba, 12/03/2019 442 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Sau hơn 2 năm tích cực triển khai Nghị quyết số 02 của Ban chấp hành đảng bộ huyện về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp huyện Kim Sơn đã có nhiều khởi sắc, năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.

 

Những năm trước đây, sản xuất nông nghiệp của huyện tuy có bước phát triển nhưng chưa bền vững, còn manh mún, nhỏ lẻ. Trong đó, nhiều vùng, nhiều diện tích chưa được khai thác hiệu quả, chưa tạo ra được sản phẩm hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Do vậy, việc nâng cao giá trị/ ha đất canh tác vẫn còn ở mức hạn chế và chưa khơi dậy được sự năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế ở một bộ phận người dân. Chính những tồn tại này, đòi hỏi huyện phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

 

Ngày 11/8/2016, Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 02 về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Để Nghị quyết đi vào cuộc sống, cấp ủy Đảng chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng Nghị quyết để các tầng lớp nhân dân trong huyện hiểu rõ hơn về sự cần thiết phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp, những lợi ích có được từ việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như nội dung, mục tiêu, những giải pháp cơ bản của tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

 

Lãnh đạo Tỉnh và lãnh đạo huyện thăm mô hình phát triển kinh tế tại xã Kim Tân

 

Sau hơn 2 năm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, với nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể, thiết thực đã thúc đẩy sản xuất của Kim Sơn phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao ở tất cả các lĩnh vực. Về trồng trọt, Kim Sơn chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật gắn với xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Mở rộng diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao, lúa đặc sản; chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm kết hợp nuôi thủy sản, sản xuất xen canh lúa - cá và chuyên nuôi thủy sản. Đến thời điểm này, các địa phương đã chuyển đổi 28,05 ha diện tích đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm, 149,27 ha đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản là; 0,34 ha đất trồng cây hàng năm chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp là 792,79 ha.

 

Mô hình chăn nuôi của gia đình anh Nguyễn Văn Thảnh xã Như Hòa

 

Lĩnh vực chăn nuôi có bước phát triển mạnh theo hướng trang trại, gia trại theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp. Đối với lĩnh vực thủy sản, nét đặc trưng khi thực hiện Nghị quyết 02 đó là: Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thuỷ sản Bình Minh và hộ gia đình bà Nguyễn Thị Trang - thị trấn Bình Minh đã đầu tư xây dựng khu nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao, công nghệ sinh học, 2 mô hình trên nuôi được 3 vụ/năm, năng suất đạt từ 20 – 25 tấn/ha/vụ, doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng/ha diện tích nuôi. Từ hai mô hình trên, đến nay các địa phương ven biển đã nhân rộng thêm 3 khu nuôi tôm theo mô hình “Nhà nón” và hàng chục mô hình nuôi tôm theo mô hình “Nhà hai mái”. Các hộ nuôi trồng thủy sản được tiếp cận với các tiến bộ KHKT và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất thủy sản. Khi thực hiện Nghị quyết 02, huyện Kim Sơn có thêm ba5 tàu vỏ thép, công suất trên 1.000 CV, đã thường xuyên đánh bắt thủy hải sản xa bờ, khai thác tại các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, bước đầu mang lại thu nhập cho ngư dân và tham gia bảo vệ chủ quyền biên giới biển.

 

Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ cao vào thực tiễn sản xuất

 

Có thể thấy, qua thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nông dân trên địa bàn huyện đã bắt đầu sản xuất theo định hướng và nhu cầu thị trường, sản xuất dần gắn liền với đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịch hợp lý theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi nhất. Đối với thuỷ sản đang chuyển dịch theo hướng từ chiều rộng sang chiều sâu, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, an toàn, bền vững tiếp tục được nhân rộng, góp phần nâng cao giá trị trên đơn vị đất canh tác. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản bình quân hàng năm của huyện ước đạt: 2,7% (mục tiêu Nghị quyết đến năm 2020 đạt 2,50%). Cơ cấu giá trị sản xuất: Nông nghiệp đạt 56,6% (mục tiêu Nghị quyết đến năm 2020 đạt 59,1%), trong đó: Trồng trọt  đạt 64,8% (mục tiêu là 69,6%), chăn nuôi đạt 24% (mục tiêu 26,9%), dịch vụ đạt 11,3% (mục tiêu 3,5%); Lâm nghiệp đạt 0,1%. Thuỷ sản đạt 43,3% (mục tiêu 40,8%). Giá trị sản xuất/1ha canh tác của huyện ước đạt 160,5 triệu đồng (mục tiêu nghị quyết đến năm 2020 đạt 150 triệu đồng). Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 35 triệu đồng (mục tiêu Nghị quyết đến năm 2020 đạt 45 triệu đồng).

 

Bài, ảnh: Nguyễn Chinh – Đài truyền thanh huyện

 

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 1814159

Trực tuyến: 141

Hôm nay: 1501

W88 113.80 - https://139.99.113.80/