Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ năm, 21/11/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Kim Sơn: Đã xác định được sinh vật lạ ăn ngao giống

Thứ tư, 13/03/2019 511 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Những ngày qua trên địa bàn huyện xuất hiện tình trạng một loại sinh vật lạ ăn ngao giống, lượng ngao bị thiệt hại chủ yếu là ngao giống ở giai đoạn ngao tấm và ngao cúc. Ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân và qua kiểm tra tình hình thực tế, huyện Kim Sơn đã chỉ đạo phòng chuyên môn, các địa phương ven biển phối hợp với các ngành chức năng lấy mẫu ngao giống và mẫu sinh vật lạ xét nghiệm.

 

Căn cứ vào phiếu trả lời kết quả xét nghiệm số 285/CĐ - XN ngày 25/2/2019 của Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương, mẫu ngao âm tính với bệnh Perkinsus.

 

 

Rết biển (Sâu biển) ăn ngao giống tại các bãi nuôi ngao trên địa bàn huyện

 

Căn cứ vào phiếu kết quả phân tích mẫu mã phiếu MTDV 190222 của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I  ngày 11/3/2019, kết quả định danh động vật đáy như sau: Sinh vật lạ ăn ngao giống chính là Rết biển hay sâu biển, tên khoa học là Chloeia sp; hệ thống loại ngành giun đốt Annelida, lớp giun nhiều tơ Polychaeta, bộ Amphinomidae, họ Amphinomidae, phân họ Archinominae, giống Chloeia, loài Chloeia sp. Về phân bố: sâu biển có thể được tìm thấy trên hoặc dưới đáy cát và bùn, đặc biệt tích cực bò lên bề mặt nước và thường bị thu hút bởi ánh sáng vào ban đêm. Về dinh dưỡng: Sâu biển là một loài săn mồi, ăn các san hô, bọt biển, hải quỳ, thủy tức, hải tiêu. Mặc dù sâu biển không có hàm nhưng có thể nuốt con mồi vừa cỡ miệng và hút hết nước bên trong. Thời điểm xuất hiện nhiều thường vào mùa sinh sản của chúng (từ tháng 4 đến tháng 6). Theo ghi nhận của người dân, chúng xuất hiện vùng ven bờ nơi có nhiều mùn bã hữu cơ và ở các vùng nước có độ mặn cao, khi độ mặn giảm xuống chúng ít xuất hiện.

 

Bãi nuôi ngao tại vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn

 

Để hạn chế hiện tượng ngao ương bị chết tại khu vực ngoài đê Bình Minh 3 từ ngánh Đứt đến ngánh Kim, các ngành chức năng khuyến cáo các hộ nuôi ngao không thả  ngao giống cỡ nhỏ (< 500 – 800 con/kg) mà nên thả ngao giống có kích thước lớn để tránh bị sâu biển ăn thịt, gây thiệt hại cho sản xuất. Khi điều kiện phù hợp, bà con thả  ngao trở lại bình thường. Bên cạnh đó, khuyến cáo các hộ nuôi ngao cần chủ động diệt sâu biển bằng các biện pháp thủ công như: giăng lưới, quăng đăng để bắt và diệt trừ, sử dụng nguồn thắp sáng để kích thích, dẫn dụ sâu biển nổi lên mặt nước tập trung ở một điểm sau đó dùng lưới, vợt bắt sâu biển. Các hộ nuôi ngao tuyệt đối không sử dụng hóa chất, thuốc không trong danh mục được phép sử dụng, hóa chất độc hại không rõ nguồn gốc tiêu diệt sâu biển, gây ảnh hưởng môi trường vùng bãi và sức khỏe cộng đồng.

 

Tin, ảnh: Nguyễn Chinh – Đài truyền thanh huyện

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 2126288

Trực tuyến: 197

Hôm nay: 1571