Kim Sơn 195 năm mở đất
Cách đây 195 năm, với “tầm nhìn xa trông rộng” của Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ cùng sự kiên cường, năng động của những người “khai hoang, mở đất” đã khai phá vùng đất hoang vu, bùn lầy, lau sậy thành lập huyện ven biển Kim Sơn trù phú, dân đông, vật thịnh, xứng danh “Núi vàng” ngày nay.
Ngược dòng lịch sử, cách đây 195 năm, Kim Sơn còn là một vùng hoang vu, đầy lau sậy. Với khát vọng kiến tạo cuộc sống thái bình no ấm cho nhân dân, năm Mậu Tý (1828), Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã dâng sớ với chủ trương “Khẩn hoang để yên nghiệp dân nghèo” và được triều đình nhà Nguyễn chấp thuận.
Với tài chỉ huy của Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ cùng sự trợ giúp của các vị chiêu mộ, bán phụ chiêu mộ, nguyên mộ - những người đi mở đất đã kiên cường vượt qua gian khổ, vật lộn với khắc nghiệt của thiên nhiên, để sau 5 tháng thực hiện khai phá vùng đất hoang hóa ven biển thành lập huyện mới với tên gọi Kim Sơn - mang ý nghĩa “Núi vàng” vào ngày 05/4/1829. Khi mới thành lập, huyện Kim Sơn với 14.620 mẫu chia cấp cho hơn 1.260 dân đinh, lập thành 3 lý, 22 ấp, 24 trại và 4 giáp, chia làm 5 tổng, huyện lỵ đặt ở làng Quy Hậu (xã Hùng Tiến ngày nay).
Vùng đất mở Kim Sơn ngày càng phát triển.
Nối chí tiền nhân, kế tục sự nghiệp, khát vọng và ý chí của những người đi mở đất, 195 năm qua với tinh thần “Lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển” để “Đẩy sóng biển ra xa, kéo chân trời gần lại”, các thế hệ người dân Kim Sơn đã 9 lần quai đê lấn biển, mở rộng diện tích tự nhiên của huyện hiện nay là 239,78km2, tăng gấp 4 lần so với diện tích ngày đầu mới thành lập. Trên mỗi thửa đất nơi đây thấm đẫm những giọt mồ hôi của sức người, qua từng ngày, từng tháng, từng năm cải tạo ruộng đồng, hình thành những làng, những xã, các đơn vị hành chính cũng theo đó được mở rộng với 23 xã, 2 thị trấn.
Để tưởng nhớ công lao chiêu dân, lập ấp, khẩn hoang thành lập huyện Kim Sơn của Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ, nhân dân đã lập Đền thờ tại nơi ông sống ở xã Quang Thiện.
Lịch sử là một dòng chảy liên tục, cũng như nhiều miền quê khác trên dải đất hình chữ S, quá trình hình thành và phát triển của Kim Sơn gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc. Truyền thống dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh, sáng tạo trong lao động của các thế hệ người dân Kim Sơn được tiếp nối và phát huy khi cùng quân và dân cả nước tô thắm những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc trên những chặng đường lịch sử. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ huyện Kim Sơn đã lãnh đạo phong trào cách mạng đập tan âm mưu " Lợi dụng tôn giáo, chia rẽ lương giáo" chống phá cách mạng của kẻ thù; tổ chức hơn 120 trận đánh lớn nhỏ, tiêu diệt 1.089 tên địch, bắt sống 7.048 tên, phá huỷ 2 khẩu đại bác, 25 xe cơ giới, diệt 6 xe tăng. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, ngày 30/6/1945, huyện Kim Sơn hoàn toàn giải phóng. Phát huy truyền thống yêu nước, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân lương-giáo trong huyện đã đoàn kết, kiên cường đấu tranh giành nhiều chiến công hiển hách, góp phần cùng với cả nước đánh bại chiến tranh xâm lược của kẻ thù, thống nhất đất nước đi lên CNXH.
Phát triển kinh tế biển được xác định là một trong những chương trình trọng tâm, trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện. (Ảnh NBTV)
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Kim Sơn tiến hành công cuộc đổi mới, nỗ lực phấn đấu vượt qua những thử thách, gian nan giành được những thành tựu to lớn tương đối toàn diện trên các lĩnh vực. Đặc biệt, những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt trên 7,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, hiệu quả, khai thác được các tiềm năng, thế mạnh của huyện. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có bước chuyển mình mạnh mẽ. Từ một huyện ven biển nước mặn đồng chua, nông nghiệp đơn thuần nhưng với những chủ trương, giải pháp đúng, trúng cùng sự năng động của người dân Kim Sơn đã biến khó khăn thành thế mạnh. Huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những cánh đồng mẫu lớn, sản lượng lúa bình quân hàng năm đạt trên 100 nghìn tấn, Kim Sơn luôn là huyện dẫn đầu của tỉnh về năng suất và sản lượng lúa.
Là địa phương duy nhất của tỉnh có biển, phát huy tiềm năng, thế mạnh này, huyện tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản, lấy trọng tâm là nuôi thủy sản nước mặn, lợ vùng bãi bồi ven biển với con nuôi chủ lực như tôm, cua, ngao, hàu…Các mô hình liên kết, chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được hình thành, phát huy hiệu quả, góp phần nâng giá trị nông sản, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất canh tác, hiện giá trị trên 1ha canh tác đạt 196 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 61 triệu đồng/người/năm.
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Cây cói đã theo bước chân của những người lấn biển từ những ngày đầu mới thành lập huyện và đã gắn bó với bao thế hệ người dân Kim Sơn, hình thành lên những làng nghề truyền thống “cha truyền, con nối”. Hiện nay trên địa bàn huyện có 25 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Ninh Bình công nhận làng nghề truyền thống, có 270 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Phong trào xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Đường làng, ngõ xóm bằng đất xưa kia, nay đã được bê tông phẳng lỳ, thẳng tắp; hai bên ven đường trồng thêm hàng cây xanh mướt, những thảm hoa sặc sỡ sắc màu. Niềm vui nhân lên khi huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2022, theo tiêu chí Quốc gia giai đoạn 2021-2025. Đến hết năm 2023 trên địa bàn huyện đã có 02/02 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, 23/23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 01 xã NTM kiểu mẫu, 09 xã NTM nâng cao, 59 thôn, xóm đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu. 25/25 xã, thị trấn có nhà văn hóa, 298/298 xóm, khối, phố có nhà văn hóa thôn, 78/78 trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, 3/4 trường Trung học phổ thông được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 1.
An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, công tác quốc phòng, biên phòng được tăng cường, hệ thống chính trị ngày càng được củng cố vững chắc. Công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe của nhân dân được quan tâm, cơ sở vật chất trang thiết bị y tế được tăng cường. Huyện đảm bảo tốt công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 còn 2,71%. Các hoạt động văn hoá, thông tin, truyền thanh, thể dục, thể thao phát triển mạnh mẽ, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng cao.
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của Kim Sơn, có thể thấy rõ: Truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; anh hùng, dũng cảm trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm; năng động, đổi mới trong phát triển kinh tế là những nét nổi bật của người Kim Sơn. Cùng với đó, bài học kinh nghiệm về sự đoàn kết lương giáo và phát huy truyền thống của những người đi “khai hoang, mở đất”, truyền thống anh hùng cách mạng là một trong những bài học lớn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình 195 năm hình thành và phát triển vùng đất mở Kim Sơn.
Sóng biển vẫn vỗ về, ôm ấp mảnh đất Kim Sơn trù phú. Những thành quả đạt được trong hành trình 195 năm đi mở đất sẽ là nền tảng, là động lực để huyện Kim Sơn tiếp tục vươn mình ra biển lớn, vững bước trên con đường phát triển. Phấn đấu đưa Kim Sơn trở thành vùng kinh tế ven biển năng động, cực tăng trưởng mới của tỉnh.
Nguyễn Chinh
-
Lễ khánh thành chùa Phúc Minh (xã Quang Thiện)
Thứ tư, 11/12/2024 74 lượt xem
-
Khai mạc Kỳ họp thứ Hai mươi tư, Hội đồng nhân dân huyện Kim Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026
Thứ tư, 11/12/2024 38 lượt xem
-
Thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023 -2025
Thứ tư, 11/12/2024 88 lượt xem
-
Linh mục Nguyễn Hồng Phúc, điển hình trong phong trào vận động giáo dân sống tốt đời đẹp đạo
Thứ tư, 11/12/2024 42 lượt xem
-
Diễn văn khai mạc kỳ họp thứ Hai mươi tư, Hội đồng nhân dân huyện Kim Sơn Khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026
Thứ tư, 11/12/2024 59 lượt xem
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
TB Kết quả điểm xét tuyển Vòng 2 (thi môn Nghiệp vụ chuyên ngành)
Thứ năm, 05/12/2024 1393 lượt xem
-
Thông báo Kết quả xét tuyển Vòng 1 và triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự tuyển Vòng 2 Kỳ tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Kim Sơn năm 2024
Thứ tư, 20/11/2024 874 lượt xem
-
THÔNG BÁO Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức còn lại sau khi tổ chức xét tuyển theo chính sách thu hút
Thứ tư, 06/11/2024 508 lượt xem
-
V/v góp ý vào dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 đối với 04 xã Hùng Tiến, Như Hoà, Văn Hải và xã Thượng Kiệm
Thứ hai, 21/10/2024 345 lượt xem
-
THÔNG BÁO Về việc lấy ý kiến đối với việc đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, thị trấn tiêu biểu” năm 2024
Thứ hai, 21/10/2024 262 lượt xem
-
Thông báo về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
Ban hành: 05/12/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Sửa đổi Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Kim Sơn
Ban hành: 28/11/2024
-
QĐ tặng danh hiệu “Thôn, xóm, khối, phố văn hoá” năm 2024
Ban hành: 22/11/2024
-
QUYẾT ĐỊNH V/v phê duyệt kế hoạch xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng IV lên hạng III các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Kim Sơn
Ban hành: 22/11/2024
-
V/v tuyên truyền phòng, chống lừa đảo trực tuyến
Ban hành: 15/11/2024
-
QĐ công bố cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện
Ban hành: 04/11/2024
-
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra huyện Kim Sơn
Ban hành: 01/11/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được phân cấp cho Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn
Ban hành: 30/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Phạm Văn Dũng và vợ là bà Nguyễn Thị Duyên, địa chỉ tại xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 22/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Phạm Văn Truyền và vợ là bà Phan Thị Mến, địa chỉ tại xóm Chùa, xã Khánh Hoà, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 22/10/2024
Lượt truy cập: 2158915
Trực tuyến: 31
Hôm nay: 1850