Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ tư, 03/07/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Hội nghị triển khai công tác phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ mùa

Thứ sáu, 20/08/2021 306 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Sáng 20/8/2021, UBND huyện triển khai công tác phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ mùa năm 2021. Đồng chí Trần Anh Khiêm – Phó chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị.

Đồng chí Trần Anh Khiêm – Phó chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị

 

Theo kết quả điều tra thực tế đồng ruộng của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, thời điểm này nhìn chung trên phạm vi toàn huyện lúa mùa sinh trưởng phát triển tốt. Hiện nay, trà lúa mùa trung đang ở giai đoạn phân hóa đòng; mùa muộn đang giai đoạn cuối đẻ nhánh và sinh trưởng sinh dưỡng. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn sâu, bệnh phát sinh và gây hại với mật độ cao, diện rộng, cụ thể đó là:

 

Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 đang vãn rộ, mật độ trung bình từ 1-2 con/m2, nơi cao từ 3-5 con/m2, cá biệt 7-10 con/m2 (HTX Cộng Thành, HỢp Thành, Bắc Lộc, Cồn Thoi…), trong thời gian tới, sâu non nở rộ từ 20/8-28/8, nếu không phát hiện và phun trừ kịp thời, một số diện tích bị hại nặng sẽ làm sơ, trắng bộ lá đòng, ảnh hư­ởng đến năng suất lúa.

 

Rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 5 gây hại rải rác, mật độ rầy trên đồng ruộng phổ biến từ 100-150 con/m2, nơi cao 200 – 300 con/m2, cá biệt 400 – 500 con/m2 và rầy cám lứa 6 sẽ nở rộ từ 25/8-05/9 gây hại trên diện tích lúa ở hầu hết các HTX nông nghiệp. Mật độ rầy phổ biến từ 700 - 1.000 con/m2; nơi cao 1.500-2.000 con/m2. Nếu không phát hiện phun trừ kịp thời, rầy sẽ làm đỏ lúa ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa, đồng thời rầy lưng trắng mang virus là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen trên đồng ruộng.

 

Ngoài ra, chuột, bệnh khô vằn tiếp tục hại tăng trên các trà lúa. Bệnh lùn sọc đen xuất hiện và gây hại rải rác, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn xuất hiện và gây hại cục bộ.

 

Kết luận hội nghị, đồng chí Trần Anh Khiêm – Phó chủ tịch UBND huyện đề nghị các xã, thị trấn, các Hợp tác xã nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với Chi nhánh Khai thác công trình thủy lợi thực hiện tốt khâu điều tiết nước, đảm bảo đủ nước cho cây lúa đứng cái làm đòng và phục vụ cho công tác phòng trừ sâu bệnh. Tăng cường tuyên truyền và phát động nông dân kiểm tra đồng ruộng, phân rõ các trà lúa trỗ, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, diễn biến các đối tượng dịch hại để có biện pháp phun phòng trừ khi tới ngưỡng và theo khuyến cáo của các ngành chuyên môn. Trong đó chú ý sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu…Đối với sâu cuốn lá nhỏ phun trừ trên những ruộng có mật độ sâu ³ 20 con/m2 khi sâu non tuổi 2 rộ, thời gian phun trừ từ 24/8 - 28/8 bằng các loại thuốc đặc hiệu, những ruộng có mật độ sâu ≥ 200 con/m2 phải tiến hành phun trừ 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 4-5 ngày. Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng phun trừ trên những ruộng có mật độ ≥ 1.500 con/m2 khi rầy tuổi 2 rộ, thời gian phun trừ từ 29/8 - 03/9 bằng các loại thuốc đặc hiệu. Ngoài ra, các địa phương, các HTX nông nghiệp tiếp tục hướng dẫn bà con nông dân diệt chuột bằng các biện pháp thủ công, hóa học như đào bắt, hun khói, đặt các loại bẫy, đặt mồi bả, đặc biệt các HTXNN phối hợp với ngành chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp diệt chuột bằng điện lưới.

 

Phòng NN&PTNT huyện tham mưu UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra việc kinh doanh vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện; thành lập tổ công tác và phân công các thành viên phối hợp với các HTX nông nghiệp hướng dẫn bà con nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo phương pháp 4 đúng.

 

Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị cần thường xuyên khơi thông dòng chảy, tổ chức vớt bèo, giải tỏa vật cản trên các tuyến kênh, mương phòng chống ngập úng trong mùa mưa bão.

 

Nguyễn Chinh

 

 

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 1814231

Trực tuyến: 207

Hôm nay: 1573

W88 113.80 - https://139.99.113.80/