Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ tư, 03/07/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Hội nghị phản biện đối với Bộ Luật Lao động (sửa đổi).

Thứ năm, 25/07/2019 358 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Chiều 23/7, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kim Sơn tổ chức Hội nghị phản biện đối với Bộ Luật Lao động (sửa đổi) tới Chủ tịch Hội LHPN các xã, thị trấn.

 

Trong những năm qua, các cấp Hội phụ nữ trong huyện đã tích cực nghiên cứu, tham mưu, đề xuất và tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo văn bản pháp luật của Nhà nước, các chương trình, đề án của địa phương đã đạt được một số kết quả bước đầu, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước, cơ chế, chính sách của tỉnh, của huyện. Hội nghị phản biện đối với Bộ Luật Lao động (sửa đổi) là hội nghị đầu tiên Hội LHPN huyện thực hiện phản biện xã hội trên cơ sở sự hỗ trợ của Ban chuyên môn Chính sách- Luật pháp Hội LHPN tỉnh. 

 

Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành ngày 23 tháng 6 năm 1994, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1995. Sau thi hành đã qua bốn lần sửa đổi bổ sung vào các năm 2002, 2006, 2007 và 2012; trong đó năm 2012 là lần sửa đổi cơ bản, toàn diện.

 

Trong hệ thống pháp luật lao động của nước ta, sau Hiến pháp, Bộ luật Lao động giữ vị trí quan trọng điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ lao động có tính kinh tế - xã hội sâu rộng, tác động tất cả các thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp, các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và người lao động. Bộ luật Lao động đã tạo lập các chuẩn mực pháp lý cho các chủ thể tham gia thị trường lao động, đưa ra các quy tắc ứng xử cho các chủ thể trong tuyển dụng, sử dụng lao động và thiết lập hành lang pháp lý quan trọng cho việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa.

 

Tuy nhiên, sau nhiều năm thực thi trên thực tế, quá trình áp dụng Bộ luật Lao động đã xuất hiện nhiều bất cập, hạn chế từ thực tiễn thi hành như: Vấn đề về hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc, kỷ luật lao động, chính sách đối với lao động nữ, lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và đình công…Do vậy, việc sửa đổi Bộ luật Lao động vào thời điểm này là hết sức cấp bách, cần thiết để đảm bảo điều chỉnh các quan hệ lao động, thúc đẩy sự phát triển của đất nước. 

 

Hội nghị đã lắng nghe ý kiến phản biện về các vấn đề cụ thể trong dự thảo luật như quan điểm của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trong việc tham mưu sửa đổi Bộ luật Lao động; một số nội dung sửa đổi, bổ sung của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi); quan điểm của Phòng  Lao động-Thương binh và Xã hội huyện về vấn đề quy định về thời giờ làm việc của các cơ quan hành chính Nhà nước trên cả nước. Quan điểm của Liên đoàn lao động huyện đối với quy định về tuổi nghỉ hưu; thời gian làm thêm giờ; nghỉ lễ, tết, dự báo những tác động của các quy định này. Phòng Tư pháp nêu quan điểm về sự cần thiết bổ sung các quy định trên vào dự thảo Luật; sự phù hợp của dự thảo Luật với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thực tiễn của tỉnh Ninh Bình, huyện Kim Sơn; tính đúng đắn, khoa học, khả thi của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Bảo hiểm xã hội huyện Kim Sơn nêu quan điểm đối với quy định về tuổi nghỉ hưu. Dự báo những tác động của quy định này đối với người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng và đối với xã hội.

 

Ông Bùi Sỹ Năng –Phó trưởng Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện trình bày quan điểm về Bộ luật Lao động sửa đổi

 

Ông Mai Văn Chất- HUV, Chủ tịch LĐLĐ huyện trình bày quan điểm về tuổi nghỉ hưu và thời gian làm thêm giờ

 

Cùng với đó, tại hội nghị đã có 5 ý kiến của đại diện hội phụ nữ cơ sở nêu quan điểm quy định về các chính sách đối với lao động nữ như quy định việc người sử dụng lao động nơi có sử dụng đông lao động nữ cần lắp đặt phòng vắt, trữ sữa tại doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc. Quan điểm về việc quấy rối tình dục, chế độ nghỉ thai sản đối với lao động nữ trong dự thảo bộ luật, Vấn đề về giới trong bộ luật lao động sửa đổi. Chế độ thai sản và tuổi nghỉ hưu cho lao động nữ.

 

Chủ tịch HPN các xã, thị trấn tham  gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi)

 

Sau hội nghị phản biện này, Thường trực Hội LHPN huyện tiếp thu các ý kiến của đại biểu và nghiên cứu thêm trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực tế của địa phương để xây dựng báo cáo phản biện gửi về Hội LHPN tỉnh Ninh Bình để tổng hợp báo cáo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam.

 

                                                                Tin, ảnh: Diệu Hoa – Đài Truyền thanh huyện

 

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 1814233

Trực tuyến: 221

Hôm nay: 1575

W88 113.80 - https://139.99.113.80/