Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ tư, 03/07/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Hiệu quả mô hình nuôi tôm công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ ba, 12/03/2019 513 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao đáy lót bạt có mái che của gia đình anh Đặng Thanh Tân - Khối 8, Thị trấn Bình Minh đã hạn chế được rủi ro dịch bệnh, biến đổi khí hậu trong sản xuất thủy sản, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao với thu nhập trên 1,5 tỷ đồng/năm.

 

Tốt nghiệp trường Đại học thủy sản năm 2001, anh Đặng Thanh Tân đã “bén duyên” với nghề nuôi trồng thủy sản và làm tại các công ty nuôi trồng thủy sản tại Bến Tre, Hải Phòng. Đến năm 2013, anh Tân chuyển về công tác tại Chi cục Thủy sản thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình. Năm 2017, biệt phái về công tác tại Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cho đến nay.

 

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của gia đình anh Đặng Thanh Tân cho thu nhập 1,5 tỷ đồng/năm

 

Có chuyên môn về Thủy sản, nhận thấy tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong sản xuất thủy sản, anh Tân đã mạnh dạn ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Bình Minh thuê diện tích 4 ha để đào ao nuôi tôm theo hình thức thâm canh và bán thâm canh. Thời gian đầu anh nuôi bằng hình thức thâm canh nên hiệu quả không được như ý muốn do những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh. Có điều kiện tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong nuôi trồng thủy sản. Năm 2014, anh Tân quyết định đầu tư 4 tỷ đồng cải tạo đồng bộ khu nuôi tôm, xây dựng lại hệ thống ao theo mô hình ứng dụng công nghệ cao sử dụng nhà lưới, lót bạt đáy ao, máy vận hành xử lý nước cho ăn tự động. Anh Đặng Thanh Tân cho biết: “Việc xây dựng mô hình nuôi tôm công nghệ cao mặc dù yêu cầu vốn đầu tư lớn nhưng kiểm soát được dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sản xuất mang tính bền vững”. Để áp dụng mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, người nuôi tôm phải đầu tư xây dựng ao nuôi có diện tích phù hợp, thuận lợi cho việc quản lý, đồng thời phải có thêm hệ thống ao phụ trợ như ao lắng, ao xử lý, ao chứa nước…Đặc biệt, ngay từ khi bắt đầu nuôi phải xử lý triệt để môi trường nuôi bằng công nghệ vi sinh, giúp tôm có sức đề kháng cao.

 

Anh Đặng Thanh Tân nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thủy sản

               

 Hiện nay, mô hình nuôi tôm của anh Đặng Thanh Tân đã áp dụng công nghệ cao do đó cải tiến được nhiều kỹ thuật và giảm được chi phí trong quá trình sản xuất. Theo đó, toàn bộ khu nuôi 2ha được thiết kế 8 ao lớn, gồm ao ương và ao nuôi thương phẩm. Ngoài ra, anh còn xây dựng khu vực xử lý nước và chứa nước có diện tích 2ha. Anh Tân cũng cho biết thêm: Từ thực tế mô hình nuôi tôm công nghệ cao của gia đình anh cho thấy ưu điểm lớn của việc nuôi tôm theo hình thức ứng dụng công nghệ cao chính là quy trình nuôi được khép kín, người nuôi chủ động kiểm soát được môi trường nuôi nên hạn chế được biến đổi khí hậu cũng như nguy cơ dịch bệnh ngay từ khi bắt đầu thả đến hết quá trình nuôi. Mật độ nuôi cũng dày hơn so với thâm canh, thời vụ nuôi 3 vụ/năm nên sản lượng tôm cũng tăng. Với công nghệ nuôi mới, người nuôi phải sử dụng men vi sinh thay vì sử dụng thuốc kháng sinh để phòng trừ dịch bệnh, do đó không những hạn chế được dịch bệnh mà sản phẩm tôm còn đảm bảo sạch, an toàn về chất lượng. Với diện tích 4 ha, trong đó 2 ha nuôi thả và 2 ha làm ao xử lý nước, năm 2018 anh Tân đã thu hoạch hơn 80 tấn tôm thương phẩm, tương đương gần 10 tỷ đồng, trừ chi phí lợi nhuận thu về trên 1,5 tỷ đồng. Bên cạnh tạo thu nhập ổn định cho gia đình, hàng vụ anh Tân tạo việc làm cho 5 lao động với mức thu nhập 250.000 – 300.000đồng/người/ngày.

 

Thời gian tới, anh Đặng Thanh Tân tiếp tục có hướng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và ứng dụng thêm nhiều tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng con nuôi, phát triển sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

 

Nhận thấy đây là mô hình nuôi tôm công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản trong và ngoài huyện đã đến thăm quan, học hỏi, anh Tân nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm để các hộ nuôi trồng thủy ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thủy sản.

 

                                                            Bài, ảnh: Nguyễn Chinh - Đài truyền thanh huyện

 

 

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 1814203

Trực tuyến: 189

Hôm nay: 1545

W88 113.80 - https://139.99.113.80/