GẶP GỠ NGHỆ NHÂN NGHỀ CÓI, BÈO BỒNG NGUYỄN NGỌC THẠCH
Đã từ lâu đời, Kim Sơn được biết đến với nghề truyền thống tiểu thủ công ngiệp. Tính đến nay, sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn đã có mặt ở hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Để những sản phẩm cói của quê hương được mọi người ưa chuộng, có phần đóng góp không nhỏ của các nghệ nhân, các thợ cói, những người sáng tạo ra các mẫu sản phẩm mới. Bài giới thiệu dưới đây về Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Thạch, làng nghề Ninh Mật, xã Yên Mật - người có 40 năm làm nghề đan cói, bèo bồng, sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về những đóng góp của nghệ nhân trong phát triển làng nghề.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông nghiệp tại làng nghề cói Ninh Mật, xã Yên Mật; từ khi còn nhỏ, ông Thạch đã được bố mẹ dạy làm hàng thủ công. Ngoài những lúc đi học, ông còn phụ giúp gia đình việc đồng ruộng, đan hàng cói. Từ việc tạo thêm thu nhập cho gia đình, ông dần nhận ra niềm đam mê đối với nghề cói trong con người mình, ông Thạch tâm sự: “Nghề cói với tôi là duyên, là nghiệp; từ nhỏ đã làm nghề, lớn lên thành quen rồi say mê với nghề cói lúc nào không hay”.
Mỗi sản phẩm được hoàn thành, ông đều cảm thấy như đó là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải là những đồ vật bình thường, càng làm càng ham, càng say mê. Ông đi nhiều nơi để tìm nguyên liệu, tìm cách làm mới và những mẫu mã mới. Làm nghề này, không chỉ cần sự khéo léo của đôi bàn tay, mà còn rất cần sự tỉ mỉ và say mê. Ngoài việc phát triển các sản phẩm từ nguyên liệu cói của quê hương, ông còn trăn trở nghiên cứu những chất liệu khác như: bèo tây, mây, tre... với nhiều sản phẩm khác nhau, đặc biệt là các loại túi xách với mong muốn một ngày sẽ thay thế những chiếc túi nilong bằng một loại túi làm từ những nguyên liệu từ thiên nhiên.
Trong một lần đi thực tế tại Thanh Hóa, khi gặp những người nông dân đang thu hoạch ngô, ông đã nảy ra ý định sáng tạo một sản phẩm từ bẹ ngô – một loại chất liệu vừa dai, vừa bóng đẹp, lại bền màu. Nói về ý tưởng sản phẩm mũ bẹ ngô của mình, ông Thạch cho biết: “Thấy bà con thu hoạch ngô, bẹ ngô tuốt ra để chất thành đống cao rồi đốt, tôi thấy lãng phí nên mới suy nghĩ cách nào để tận dụng những bẹ ngô đó. Tôi chọn làm sản phẩm mũ vì nó vừa tiện dụng lại phù hợp với chất liệu bẹ ngô.”
Sản phẩm “Mũ bẹ ngô”
Sản phẩm mũ bẹ ngô của nghệ nhân Nguyễn Ngọc Thạch được Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình nhận xét là sản phẩm tận dụng được nhiều nguyên liệu sẵn có của địa phương, có tính thẩm mỹ và hữu dụng, phù hợp làm hàng xuất khẩu và hàng lưu niệm phục vụ du lịch, sản phẩm thân thiện với môi trường, được khách hàng ưa chuộng, nhất là khách du lịch. Sản phẩm được bình chọn là sản phẩm nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2014, mũ bẹ ngô đã giúp ông Thạch được công nhân là Nghệ nhân nghề đan cói bèo bồng năm 2014.
Ngoài ra, ông Thạch thường xuyên được các trường đào tạo nghề, các doanh nghiệp sản xuất nghề mời đi dạy nghề, truyền nghề ở khắp các địa phương trong tỉnh và một số tỉnh bạn như Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình, Bắc Giang. Mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ do ông sáng tác ra được các doanh nghiệp hợp đồng đặt mẫu, tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hàng ngàn lao động, góp phần duy trì và phát triển nghề truyền thống của địa phương. Với mong muốn những người lầm lỡ trong quá khứ có một nghề trong tay để làm lại cuộc đời, ông đã nhận lời vào dạy nghề tại các trại giam, các trường giáo dưỡng trong và ngoài tỉnh, dùng hết tâm huyết để truyền nghề, dạy nghề cho những người đã từng phạm lỗi lầm. Ông chia sẻ, với những học trò đặc biệt như vậy cần ở người thầy sự khéo léo, thấu hiểu, quan tâm, vừa là thầy dạy nghề, vừa là bạn tâm giao.
Với những tâm huyết của mình, sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, góp phần phát triển ngành nghề truyền thống của quê hương, ông Thạch đã đạt được nhiều giải thưởng như giải A cuộc thi mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tỉnh Ninh Bình năm 2015 với “mũ cói rộng vành”, giải C cho sản phẩm “Làn cói du lịch” năm 2017.
Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Thạch đã tạo ra loại túi xách với mẫu mã đa dạng
Hiện nay, thị trường tiêu thụ sản phẩm cói, bèo bồng đang có nhiều biến động, sự cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp khiến nghề thủ công nói chung và làm hàng cói xuất khẩu nói riêng đang gặp nhiều khó khăn. Các ngành công nghiệp nặng, dịch vụ đang dần chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, thì các ngành tiểu thủ công mỹ nghệ bị mai một đi rất nhiều. Nhưng chúng ta vẫn tin, nghề chế biến cói, bèo bồng nói riêng, nghề thủ công mỹ nghệ nói chung vẫn có chỗ đứng trên thị trường, bởi nhu cầu của con người đối với những sản phẩm này vẫn còn và đặc biệt vẫn có những con người cần cù, say mê sáng tạo, hết lòng với nghề mà cha ông để lại như ông Nguyễn Ngọc Thạch.
Diệu Hoa – Đài truyền thanh huyện
-
Tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh Sởi
Thứ sáu, 28/03/2025 158 lượt xem
-
Xóa nhà tạm, nhà dột nát– tình dân tộc, nghĩa đồng bào
Thứ sáu, 28/03/2025 82 lượt xem
-
Sôi nổi các hoạt động trong tháng Thanh niên năm 2025
Thứ sáu, 28/03/2025 77 lượt xem
-
Tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh quân sự
Thứ sáu, 28/03/2025 52 lượt xem
-
Gặp mặt kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống lực lượng Dân quân Tự vệ
Thứ năm, 27/03/2025 104 lượt xem
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
THÔNG BÁO Về việc tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Kim Sơn
Thứ ba, 25/03/2025 58 lượt xem
-
TB Công bố công khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Kim Sơn
Thứ ba, 11/03/2025 153 lượt xem
-
Thư mời về việc báo giá cho hoạt động: Tập huấn hướng dẫn Thông tư số 24/2024/TT-BTC và hướng dẫn cập nhật những thay đổi trên phần mềm kế toán
Chủ nhật, 09/03/2025 89 lượt xem
-
TB về việc tạm dừng tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực: Đăng ký hợp tác xã, hộ kinh doanh tại Trung tâm Một cửa liên thông huyện Kim Sơn
Thứ ba, 18/02/2025 302 lượt xem
-
THÔNG BÁO Tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước năm 2024
Thứ ba, 21/01/2025 461 lượt xem
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Ban Chỉ đạo của UBND huyện Kim Sơn về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
Ban hành: 24/03/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Ban hành: 17/03/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc thu hồi diện tích đất để thực hiện dự án: Xây dựng sân thể thao Kim Mỹ và các hạng mục phụ trợ tại xóm Mỹ Hóa, xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn
Ban hành: 17/03/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc thu hồi diện tích đất để thực hiện dự án: Xây dựng sân thể thao Kim Mỹ và các hạng mục phụ trợ tại xóm Mỹ Hóa, xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn
Ban hành: 17/03/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc thu hồi diện tích đất để thực hiện dự án: Xây dựng sân thể thao Kim Mỹ và các hạng mục phụ trợ tại xóm Mỹ Hóa, xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn
Ban hành: 17/03/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc thu hồi diện tích đất để thực hiện dự án: Xây dựng sân thể thao Kim Mỹ và các hạng mục phụ trợ tại xóm Mỹ Hóa, xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn
Ban hành: 17/03/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc thu hồi diện tích đất để thực hiện dự án: Xây dựng sân thể thao Kim Mỹ và các hạng mục phụ trợ tại xóm Mỹ Hóa, xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn
Ban hành: 17/03/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc thu hồi Quyết định số 1138/QĐ-UBND ngày 06/3/2025 và các Quyết định số 1538/QĐ-UBND, Quyết định số 1539/QĐ-UBND, Quyết định số 1540/QĐ-UBND ngày 13/3/2025 của UBND huyện
Ban hành: 14/03/2025
-
QĐ từ số 1649 đến 1650 Về việc thu hồi diện tích đất để thực hiện dự án: Đầu tư xây dựng cơ sởhạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất khu dân cư nông thôn xóm 13, xã Ân Hoà, huyện Kim Sơn (giai đoạn 1).
Ban hành: 13/03/2025
-
QD từ số 1642 đến 1648 Về việc thu hồi diện tích đất để thực hiện dự án: Đầu tư xây dựng cơ sởhạ tầng đấu giá quyền sử dụng đất khu dân cư nông thôn xóm 13, xã Ân Hoà, huyện Kim Sơn (giai đoạn 1).
Ban hành: 13/03/2025
Lượt truy cập: 2399668
Trực tuyến: 21
Hôm nay: 332