Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ tư, 03/07/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Gặp gỡ cựu chiến binh Nguyễn Viết Hạ

Thứ sáu, 04/05/2018 204 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Trong không khí phấn khởi, tự hào của những ngày tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân hướng tới kỷ niệm 43 năm ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Chúng tôi đã có dịp gặp gỡ và trò chuyện với Cựu chiến binh Nguyễn Viết Hạ – hiện đang sinh sống tại xóm 1, xã Lưu Phương, người đã góp phần cùng dân tộc làm nên chiến thắng huyền thoại, đưa đất nước bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do.
 
Năm 1967, khi mới 19 tuổi, Thanh niên Nguyễn Viết Hạ đã khoác ba lô xung phong lên đường nhập ngũ, đem sức lực, trí tuệ và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ phục vụ cho cuộc chiến tranh chống Đế quốc Mỹ của dân tộc. Sau khi nhập ngũ ông được huấn luyện tại Quảng Lạc, Nho Quan. Đến tháng 10 /1967, ông được điều động bổ sung vào Trung đoàn 88, tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam với nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cơ sở tại tỉnh Tây Ninh. Tại đây, ông cùng với đồng chí, đồng đội tham gia nhiều trận đánh ác liệt, diệt Mỹ ngụy và vận động nhân dân giác ngộ cách mạng.
 
Tháng 01/1975, Trung đoàn 88 bắt đầu nhận lệnh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Với nhiệm vụ giải phóng Tân Trụ, Cần Giuộc (Long An) đánh chiếm tổng nha cảnh sát, Bộ Tư lệnh Hải quân và kho xăng Nhà Bè, tham gia giải phóng và quân quản thành phố Sài Gòn, thủ đô Ngụy quyền. Ông Hạ cùng các đồng đội đã hành quân, bơi vượt sông từ Đồng bằng sông Cửu Long lên Sài Gòn. Bồi hồi nhớ lại khoảnh khắc lúc bấy giờ, ông cho biết; những ngày tháng đó địch liên tục chống trả; cản đường, đơn vị hành quân không nghỉ, ngày đi bộ, đêm bơi qua sông lớn. Rất nhiều đồng chí đã anh dũng hy sinh, sự hy sinh của đồng đội rất lớn càng nung nấu ý chí, tiếp thêm sức mạnh để anh em trong đơn vị vượt qua gian nan, thử thách. Khi tiến vào cửa ngõ Sài Gòn, ông cùng các đồng đội chiến đấu anh dũng, phá được các đồn bốt của địch, tiếp quản khu vực Tổng nha cảnh sát, Bộ Tư lệnh Hải quân và kho xăng Nhà Bè, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.  

 

        Ông Nguyễn Viết Hạ – một trong những CCB trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh


Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 đã đập tan hơn 1 triệu quân Ngụy, lật đổ hoàn toàn chế độ Ngụy quyền tay sai của Mỹ ở miền Nam, cố vấn Mỹ phải rời khỏi miền Nam, Tổng thống Ngụy quyền Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Chiến thắng đó đã giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và tay sai. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đánh dấu kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ, đồng thời kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của đế quốc Pháp - Mỹ và chế độ phong kiến, rửa sạch nỗi đau mất nước hơn 1 thế kỷ của dân tộc Việt Nam. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã xóa bỏ mọi ranh giới chia cắt đất nước, đất nước đã được thống nhất về mặt lãnh thổ, đó là điều kiện thuận lợi để hai miền Nam - Bắc thống nhất đất nước về mặt nhà nước và thống nhất trên các lĩnh vực khác.
 
Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, ông Hạ đã tham gia công tác và giữ nhiều chức vụ khác nhau trong quân đội, trở về quê hương ông đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch hội CCB huyện Kim Sơn. Gác lại ký ức của một thời bom đạn và những nỗi đau do chiến tranh để lại, trở về quê hương ông Hạ luôn giữ vững phẩm chất người lính Bộ đội cụ Hồ, gương mẫu đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, cũng như tích cực tham gia các hoạt động xã hội của địa phương. Dù ở cương vị nào ông cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, là tấm gương sáng trong công việc cũng như trong cuộc sống để anh em, bạn bè, con cháu noi theo.
 

Diệu Hoa – Đài Truyền thanh huyện 

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 1814239

Trực tuyến: 210

Hôm nay: 1581

W88 113.80 - https://139.99.113.80/