ĐÔI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ
Nguyễn Công Trứ người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, tên tục là Củng, tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu là Hy Văn. Ông sinh ngày 01 tháng 11 năm Mậu Tuất, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 39, tức ngày 19 tháng 12 năm 1778. Cha là Nguyễn Công Tấn, đậu Cử nhân năm 24 tuổi, làm giáo thụ phủ Anh Sơn, Nghệ An, sau thăng làm tri huyện Quỳnh Côi, rồi tri phủ Tiên Hưng, Thái Bình. Khi quân đội Tây Sơn ra Bắc chiếm Thăng Long, Nguyễn Công Tấn xướng nghĩa Cần vương chống lại không thành, ông đưa gia đình về quê hương mở trường dạy học. Nguyễn Huệ mấy lần mời ra làm quan, ông đều từ chối. Mẹ Nguyễn Công Trứ là con gái quan quản Nội thị Cảnh Nhạc bá, họ Nguyễn, người xã Phượng Dực, huyện Thượng Phúc, tỉnh Sơn Nam (nay thuộc Hà Nội). Gia đình Nguyễn Công Trứ có 6 anh em, ba trai, ba gái, có một bà thông minh, giỏi thơ văn, người đương thời gọi là Nàng văn nữ sĩ. Năm 19 tuổi chồng chết, bà nhất định không chịu tái giá, bỏ nhà đi tu, được Minh Mệnh ban cho hiệu “Trinh tiết khả phong”.
Chân dung Nguyễn Công Trứ (Ảnh: Sưu tầm)
Nguyễn Công Trứ từ bé đã sống trong cảnh nghèo khổ. Khi nhà Nguyễn đang tích cực củng cố địa vị thống nhất trị của mình, xã hội có vẻ ổn định, Nguyễn Công Trứ hăm hở đi học, đi thi. Năm 1819, ông đậu Giải nguyên và được bổ đi làm quan. Bấy giờ ông đã 41 tuổi.
Năm 1820, Nguyễn Công Trứ giữ chức Hàn tẩu ở Quốc sứ quán. Sau đó ông liên tiếp giữ các chức Tri huyện Đường Hào, Hải Dương (1823), Tư hiệp Quốc sử Giám (1824), Phủ thừa phủ Thừa Thiên (1825), Tham tán quân vụ, rồi thăng Thị làn Bộ Hình (1826). Năm 1828, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Hình, sung chức Dinh điền sứ, chuyên coi việc khai khẩn đất hoang. Năm 1832, ông được bổ chức Bố Chánh sứ Hải Dương, cùng năm thăng Tham tri Bộ Binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An…Sau nhiều lần thăng giáng, năm 1845 Nguyễn Công trứ làm chủ sự Bộ Hình, năm sau quyền Án sát Quảng Ngãi, rồi đổi sang làm Phủ thừa phủ Thừa Thiên. Năm 1847 ông thăng làm Phủ doãn phủ ấy. Cũng năm này ông tròn 70 tuổi ta, Nguyễn Công Trứ xin về hưu, nhưng Thiệu Trị không cho. Năm 1848 Tự Đức nguyên niên, ông được về hưu hẳn.
Trong một câu đối khoảng cuối đời, Nguyễn Công Trứ tổng kết đời mình:
“ Cũng may thay công đăng hỏa có là bao, theo đòi nợ phận nhờ duyên, quan trong năm bảy thứ, quan ngoài tám chín phen, nào cờ, nào quạt, nào mão nào đai, nào hèo hoa gươm bạc, nào võng tía dù xanh, mặt tài tình trong hội kiếm cung, khắp trời Nam, bể Bắc cũng tung hoành, mùi thế trải qua ngần ấy đủ;
Thôi quyết hẳn cuộc phong trần chi nữa tá, ngất ngưởng chẳng tiên mà chẳng tục, hầu gái một vài cô, hầu trai dăm bảy cậu, cày cờ, này kiệu, này rượu, này thơ, này đàn ngọt, hát hay, này chè chuyên chén mẫu, tay thao lược ngoài vòng cương tỏa, lấy gió mát trăng thanh làm tri thức, tuổi trời ít nữa ấy là hơn”.
Cuộc đời Nguyễn Công Trứ là cuộc đời của người say mê hoạt động. Lúc nào trong tâm khảm nhà thơ cũng hằn lên một câu hỏi lớn:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”
Năm 1803, khi còn thư sinh, Nguyễn Công Trứ đã dâng lên nhà vua Gia Long bản “Thái Bình thập sách”, một cương lĩnh trị nước:
“ Giữ lòng trung ái
Chăm đạo dâu con,
Mở mang học hành,
Chuyên cần nghề nghiệp,
Phát triển nông trang,
Từ bỏ dị đoan,
Sửa đổi phong tục,
Thanh thái tham tàn,
Tiến cử tài đức,
Giữ nghiêm luật lệ”
Về sau khi đỗ đạt ra làm quan “đem quách cả sở tồn làm sở dụng” Nguyễn Công Trứ lao vào công việc một cách hăng say, không hề quản ngại gian lao, vất vả. Trong cuộc đời làm quan của mình, Nguyễn Công Trứ đã làm hai việc đáng chú ý hơn cả là giúp triều đình “an dân” và “khai hoang”.
Về “an dân” Nguyễn Công Trứ có công làm yên những cuộc khởi nghĩa nông dân Phan Bá Vành ở Nam Định, của Nùng Văn Tân ở Tuyên Quang, của Lê Duy Phương ở Thanh Hóa, hay cuộc tiễu phạt ở Quảng Yên…Nguyễn Công Trứ hết sức chăm lo cho cuộc sống đói nghèo của nông dân. Ông đề nghị “đặt nhà học” cho con em nhân dân học hành… “đặt nhà thương” ở các làng để quản lý thóc gạo, “khi nào giá cao thì bán, giá hạ thì mua, năm nào được mùa sẽ thao số đã cấp thu lại để chứa trữ” (Sớ nói về năm quy ước trong làng năm 1829). Ông tố cáo “ cái hại cường hào làm cho đến nỗi con mất cha, vợ mất chồng, tính mệnh phải thiệt hại, tài sản phải sạch không” và đề nghị triều đình “trị tội rất nặng” (Sớ nói về tệ cường hào năm 1928) vv…
Trong những việc ông làm có ích lợi, thiết thực và to lớn cho nhân dân hơn cả là công cuộc khẩn hoang. Ông tấu xin Nhà nước cấp tiền, gạo để chiêu tập dân nghèo khai khẩn. Ông hướng dẫn nông dân khai phá một vùng đất đai rộng lớn ven biển thuộc các tỉnh Ninh Bình và Thái Bình lập nên hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải. Ông chỉ huy việc khai khẩn vùng đất ven bờ biển tỉnh Quảng Yên, Hải Dương…Nhân dân các vùng khai hoang biết ơn ông, Họ lập đền thờ ông ngay khi ông còn sống.
Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm, chính trực. Thủa bé nghèo xác, lớn lên thi đỗ làm quan, về già Nguyễn Công Trứ vẫn sống đạm bạc. Đại nam thực lục chính biên ghi lại câu chuyện Nguyễn Công Trứ không chịu nhận tiền hối lộ của Phạm Nguyên Trung, Ngô Huy Phác, bắt giải cả hai người cùng tang vật sang Nam Định để xét xử về tội hối lộ. Thời gian làm Dinh điền sứ, ông nhận tiền gạo của Nhà nước cấp cho dân nghèo làm vốn, số dư thừa Nguyễn Công Trứ còn làm một việc rất cảm động. Năm 1958, khi nghe ta đánh Pháp ở Đà Nẵng, ông đã 80 tuổi vẫn dâng sớ lên vua tha thiết xin được tòng quân đánh giặc: “Dù tôi như cái màn, cái lọng rách cũng không nỡ tự nản chí. Còn chút hơi thở nào xin lên đường ngay”. Nguyễn Công Trứ mất ngày 14 tháng 11 năm Tự Đức thứ 12, hưởng thọ 81 tuổi.
Suốt cuộc đời bốn phần năm thế kỳ của mình, Nguyễn Công Trứ đã làm nhiều việc. Ông bao giờ cũng đinh ninh việc mình làm là vì dân, vì nước:
“Một mình để vì dân, vì nước
Túi kinh luân, từ trước để nghìn sau…”
(Trích: Giang Đình, tập 9 - Chi hội VHNT Nghi Xuân)
-
Điểm sáng Dân vận khéo thực hiện phong trào thi đua “Ngày thứ Bảy xanh, ngày Chủ nhật sạch”
Thứ tư, 20/11/2024 82 lượt xem
-
Ngành Giáo dục và đào tạo huyện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Thứ tư, 20/11/2024 81 lượt xem
-
Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh, Huyện thăm, chúc mừng các cơ sở giáo dục và Nhà giáo nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)
Thứ ba, 19/11/2024 735 lượt xem
-
Các đồng chí lãnh đạo huyện dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các khu dân cư
Thứ hai, 18/11/2024 145 lượt xem
-
Khai giảng lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới khóa III năm 2024
Thứ hai, 18/11/2024 47 lượt xem
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
Thông báo Kết quả xét tuyển Vòng 1 và triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự tuyển Vòng 2 Kỳ tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Kim Sơn năm 2024
Thứ tư, 20/11/2024 111 lượt xem
-
THÔNG BÁO Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức còn lại sau khi tổ chức xét tuyển theo chính sách thu hút
Thứ tư, 06/11/2024 242 lượt xem
-
V/v góp ý vào dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 đối với 04 xã Hùng Tiến, Như Hoà, Văn Hải và xã Thượng Kiệm
Thứ hai, 21/10/2024 308 lượt xem
-
THÔNG BÁO Về việc lấy ý kiến đối với việc đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, thị trấn tiêu biểu” năm 2024
Thứ hai, 21/10/2024 227 lượt xem
-
Thông báo tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến”
Thứ sáu, 04/10/2024 107 lượt xem
-
QĐ công bố cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện
Ban hành: 04/11/2024
-
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra huyện Kim Sơn
Ban hành: 01/11/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được phân cấp cho Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn
Ban hành: 30/10/2024
-
V/v tham gia Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”
Ban hành: 18/10/2024
-
BC Kết quả tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến” tại Trung tâm Một cửa liên thông huyện
Ban hành: 10/10/2024
-
NQ quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Kim Sơn
Ban hành: 09/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Phạm Văn Khoa và vợ là Đoàn Thị Thu, địa chỉ tại xóm Luận, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Nguyễn Văn Tiến và vợ là Phạm Thị Khánh Linh, địa chỉ tại phố Phúc Nam, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
Lượt truy cập: 2126396
Trực tuyến: 206
Hôm nay: 1679