Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ năm, 21/11/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Diễn văn kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện

Thứ tư, 22/06/2022 3611 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Thưa quý vị và các bạn! Ngày 6/6/2022, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Kim Sơn đã long trọng tổ chức Gặp mặt kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện (6/6/1947 – 6/6/2022), 68 năm giải phóng huyện Kim Sơn (30/6/1950 – 30/6/2022), nhằm ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng bộ huyện, của các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện nhà trong suốt 75 năm qua. Trang Thông tin điện tử huyện phát toàn văn Diễn văn kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập đảng bộ huyện của đồng chí Đinh Việt Dũng – TVTU, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện tại buổi gặp mặt.

Đồng chí Đinh Việt Dũng – TVTU, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện trình bày diễn văn kỷ niệm

 

Kính thưa: - Đồng chí Trần Hồng Quảng, PBT TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh;

       - Các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Lãnh đạo HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh;

       - Các đồng chí Lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng LLVT; AH LĐ;

                 - Các đồng chí Nguyên Lãnh đạo huyện qua các thời kỳ;

                - Các quý vị đại biểu, khách quý!

 

Thưa toàn thể các đồng chí và nhân dân trong huyện!

 

 

Trong những ngày này, toàn Đảng bộ và các tầng lớp Nhân dân trong huyện đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, triển khai nhiều phần việc thiết thực chào mừng những Ngày kỷ niệm lớn của huyện với tâm thế phấn khởi, hân hoan của thế hệ sau tiếp bước thế hệ cha, anh - Những người đi “mở đất”.

 

Và hôm nay, được sự nhất trí của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng bộ, quân và dân huyện Kim Sơn long trọng tổ chức Gặp mặt kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ (06/6/1947 - 06/6/2022) - 68 năm Ngày giải phóng huyện Kim Sơn (30/6/1954 - 30/6/2022).

 

Thay mặt Huyện ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam| huyện Kim Sơn, tôi nhiệt liệt chào mừng và trân trọng gửi đến:

 

- Các đồng chí Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, lãnh huyện qua các thời kỳ;

 

- Quý vị đại biểu, các bậc lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng LLVT, Anh hùng Lao động;

 

- Các gia đình có công với nước, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, các đồng chí và toàn thể Nhân dân

 

... lời cảm ơn chân thành, lời tri ân sâu sắc củng những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

 

Kính thưa các vị đại biểu, khách quý

Thưa toàn thể đồng chí và nhân dân!

 

Tự hào và hân hoan về ngày lịch sử vẻ vang của Đảng bộ huyện, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; khắc ghi công lao mở đất của Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ, các vị chiêu, nguyên, thứ mộ và các bậc tiền nhân trong suốt chiều dài lịch sử gần 200 năm qua; tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ, đồng chí, đồng bào đã trọn đời cống hiến, hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân; Ghi nhớ và trân trọng công lao của các thế hệ Cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân trong huyện đã phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, đem trí tuệ và nhiệt huyết đóng góp cho sự phát triển của Đảng bộ; những con người từ mọi vùng miền về quần cư sinh sống, lập nghiệp nơi đây đã tạo nên nét văn hóa đặc trưng riêng có, cùng hòa quyện để hình thành khí chất và cốt cách của Đất và Người Kim Sơn, để có một Kim Sơn như ngày hôm nay.

 

 Kính thưa quý vị đại biểu, các đồng chí và Nhân dân!

 

1. Lịch sử 4000 nghìn năm đã chứng minh lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần độc lập là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam; và thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất.

 

Sự kiện ra đời của Đảng vào ngày 03/02/1930 là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về đường lối cứu nước; mở đầu thời đại mới trong lịch sử dân tộc - có Đảng tiên phong lãnh đạo giành độc lập, tự do cho đất nước.

 

Tại huyện Kim Sơn trước năm 1945, dưới ách thống dân Pháp, và sau đó là Phát xít Nhật và bè bũ tay sai bán nước, người dân chịu cảnh lầm than với chính sách cai trị hết sức hà khắc; địa chủ, cường hào ra sức bóc lột, Nhân dân mất tự do; thành quả lấn biển mở đất rơi và tay địa chủ. Hệ quả là: Dân mất ruộng, 90% nhân dân bị mù chữ, gần 20 nghìn người bị chết đói; gần 4.000 người phải tha phương cầu thực.

 

Không chịu cảnh nô lệ, ngày 21/8/1942, cùng với phong trào cách mạng sục sôi của Nhân dân cả nước, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh hàng vạn người dân Kim Sơn đã nhất tề vùng lên lật đổ chính quyền tay sai phản động, xây dựng chính quyền công - nông liên minh, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám “long trời, lở đất”, thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945.

 

Tuy nhiên, không được như các địa phương khác trong tỉnh, do chưa có Tổ chức Đảng, nên các thế lực phản động, nhất là bọn phản động lợi dụng tôn giáo ra sức quấy phá chính quyền cách mạng non trẻ do nhân dân lập nên.

 

Trước tình hình đó, ngay từ cuối năm 1945, theo chỉ đạo của Trung ương, nhiều cán bộ, đảng viên có năng lực thực tiễn đã được Tỉnh ủy Ninh Bình cử về Kim Sơn để chỉ đạo và xây dựng phong trào cách mạng. Đến năm 1946, Ban Cán sự Đảng Kim Sơn được thành lập, đồng chí Long Mai - Đặc phái viên của Tỉnh ủy Ninh Bình - là Bí thư. Từ đây, bộ máy chính quyền từ huyện xuống xã nhanh chóng được củng cố; các phong trào lớn như chống thù trong giặc ngoài”, “diệt giặc dốt, giặc đói” được phát động mạnh mẽ; các tổ chức quần chúng được hình thành, bước đầu tập hợp, xây dựng một số cơ sở cách mạng, phát triển các tổ chức đảng và kết nạp những đảng viên tiêu biểu đầu tiên.

 

Đáp ứng yêu cầu mới của cách mạng, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ngọc Ái, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội nghị thành lập Đảng bộ huyện Kim Sơn đã được tổ chức vào ngày 6/6/1947, tại đình Thượng, làng Tuy Lộc, xã Trưng Nhị (nay là xã Yên Lộc), gồm 21 đảng viên, chỉ định 6 đồng chí tham gia Ban Chấp hành, đồng chí Mai Văn Tiệm được chỉ định là Bí thư Huyện ủy lâm thời. Đây là sự kiện chính trị mang tính lịch sử, là bước ngoặt quan trọng của phong trào cách mạng ở huyện; gánh vác sứ mệnh cao cả - lãnh đạo Đảng bộ và Nhân dân Kim Sơn chuẩn bị cho cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

 

Trong giai đoạn mới thành lập, các thế lực phản động trong huyện đẩy mạnh các hoạt động phá hoại, trắng trợn thủ tiêu cán bộ, cướp phá, gây mất đoàn kết lương - giáo... Thấm nhuần lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp về thăm và nói chuyện với Nhân dân Kim Sơn ngày 13/01/1946, ngay sau thắng lợi của Cuộc Tng Tuyển cử đầu tiên, người chỉ rõ: "Mọi người Việt Nam dù là công giáo hay không công giáo, phật giáo hay không phật giáo, phải đấu tranh cho nền độc lập của nước nhà... Kính chúa nhưng phải yêu nước, nước không được độc lập thì tôn giáo không được tự do, nên chúng ta phải làm cho nước độc lập đã”.

 

Với chủ trương linh hoạt, mềm dẻo, vừa làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn của bọn phản cách mạng, vừa xây dựng và củng cố lực lượng vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Đến cuối năm 1948, Đảng bộ huyện đã có 238 đảng viên, 100% các xã đã thành lập chi bộ; tháng 3/1949, Đại hội Đảng bộ huyện Kim Sơn lần thứ II được tổ chức tại đình Yên Lâm (xã Lai Thành); đến tháng 10/1949, toàn Đảng bộ Kim Sơn đã có 1.224 đảng viên.

 

2. Giai đoạn 1949 - 1954 là giai đoạn hết sức cam go, mở đầu bằng sự kiện thực dân Pháp lại nhảy dù quay lại chiếm đóng Kim Sơn vào ngày 16/10/1949, chúng đã cấu kết với bọn phản động điên cuồng chống phá cách mạng, với ý đồ biến Kim Sơn thành một cứ điểm mạnh để làm bàn đạp đánh chiếm Ninh Bình, hình thành các vành đai trắng, ngăn cách cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

 

Chúng lập ra các cơ quan hành chính, các đại đội vệ sỹ và Tiểu đoàn Tự lực số 18; lùng sục cơ sở, bắt bớ cán bộ, phân biệt đối xử lương - giáo, trục xuất gia đình ra vùng tự do, xuất bản tờ báo “Lượm tin” ca tụng quân đội Pháp, vu khống Việt Minh, kêu gọi nhân dân chống  lại cộng sản, càn quét, khủng bố, thực hiện âm mưu tái chiếm mở rộng vùng chiếm đóng.

 

Đổi mặt âm mưu của thực dân Pháp, Huyện uỷ Kim Sơn đã khắc phục khó khăn, triển khai kế hoạch bám trụ địa bàn, bám dân, bán đất, xây dựng cơ sở; đồng thời tổ chức thực hiện chủ trương chia các chi bộ thành từng tổ, phân công cấp ủy viên phụ trách các tổ chức quần chúng (đến nay, phương thức này vẫn đang được áp dụng hết sức hiệu quả trên địa bàn huyện). Mặt khác, Huyện ủy đã tổ chức kiểm điểm nghiêm khắc, thi hành kỷ luật đảng viên, đấu tranh chống tư tưởng cu an, sợ gian khổ.

 

Với các biện pháp trên, tháng 3/1951, Đại hội Đảng bộ huyện Kim Sơn lần thứ III được tổ chức ở Đoài Thủ (Nga Sơn, Thanh Hóa); toàn Đảng bộ có 23 chi bộ (20 chi bộ xã, 1 chi bộ cơ quan, 1 chi bộ dân 1 chi bộ đường phố); nghị quyết Đại hội có 7 nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa căn bản và chiến lược, giải quyết hàng loạt vấn đề về nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động, vừa cụ thể, vừa cấp bách ở vùng địch tạm chiếm.

 

Về đấu tranh chính trị, Huyện ủy Kim Sơn chủ trương xây dựng và củng cố các tổ chức quần chúng như: Nông hội và Phụ nữ ... để phát động phong trào: Giữ chồng, giữ con không đi lính; Giáo dân viết thư kêu gọi chồng con bỏ hàng ngũ vệ sỹ trở về; và “Lương giáo đoàn kết thi đua giết giặc”... Nhờ đó, âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, “dùng người Việt đánh người Việt” của địch trên địa bàn đã bị phá sản, 3 đại đội ngụy binh tan rã, nhân dân đấu tranh chống thuế, giảm tô, bảo vệ bồi trúc để điều, cầu cống ...

 

Về đấu trang vũ trang, Huyện ủy chỉ đạo thực hiện chiến tranh du kích ngay trong “vành đai trắng”, trọng tâm là chống càn, chống tệ nguy (1951-1952); lãnh đạo cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện trên quy mô mới (1953-1954).

 

Kết quả là: Với hàng trăm trận đánh, có những trận oanh liệt, bất ngờ và làm chuyển biến cục diện chiến lược của địch, quân và dân Kim Sơn đã tiêu diệt 1.089 tên giặc, làm bị thương 11.207 (trong đó có 506 lính Âu Phi), bắt sống 7.048 tên, phá hủy 2 khẩu đại bác, 25 xe cơ giới, diệt 6 xe tăng...

 

Trong giai đoạn này, đã có rất nhiều điển hình và những tấm gương sáng, cụ thể:

 

- Nhân dân đã đóng góp cho kháng chiến gần 100 lạng vàng, hàng vạn đồng mua công trái, công phiếu; hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm, hàng vạn ngày công lao động.

 

- 774 thanh niên vào bộ đội, 300 gia đình cơ sở kháng chiến;

 

- Đã xuất hiện nhiều tấm gương anh dũng như: liệt sĩ, anh hùng LLVT Trần Quý Lý (xã Hùng Tiến); liệt sỹ, anh hùng LLVT Đậu Quý Khiêm (xã Định Hoá); liệt sỹ, anh hùng LLVT Bùi Thị Nhạn (xã Kim Định), thiếu niên dũng cảm Trần Văn Dũng (xã Đồng Hướng)...

 

Với chủ trương đúng đắn, trên địa bàn trọng điểm, có ý nghĩa chiến lược, hết sức nhạy cảm, là Đảng bộ non trẻ, nhưng Huyện ủy Kim Sơn đã vững vàng lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Để rồi, ngày 30/6/1954 là ngày mà bất cứ người dân Kim Sơn nào cũng không thể quên - Kim Sơn được hoàn toàn giải phóng, ghi đậm thêm nét son chói lọi trong lịch sử huyện Kim Sơn, khẳng định vai trò, uy tín to lớn của Đảng bộ huyện trong lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương đầy khó khăn và thử thách.

 

3. Khi hòa bình được lập lại, đất nước tiếp tục bị chia cắt, lúc này Đảng bộ Kim Sơn chỉ còn 231 đảng viên, chỉ có 9 xã còn Ban chỉ ủy, mỗi ban nhiều nhất có 3 đồng chí; cả Huyện uỷ chỉ còn 5 đồng chí.

 

Trên bình diện cả nước, cách mạng Việt Nam tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, riêng đối với huyện Kim Sơn còn gánh một nhiệm vụ quan trọng là chng cưỡng ép di dân vào Nam.

 

Trải qua 5 kỳ Đại hội (từ Đại hội IV đến ĐH 8), th eo chủ trương của TW và của tỉnh, Huyện ủy chỉ đạo từng bước thực hiện mục tiêu cải tạo XHCN, trong đó có nhiều chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp và TTCN; thực hiện cải cách ruộng đất; Phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, kinh tế tập thể ngày càng phát triển; từng bước xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động; phát triển văn hóa - xã hội.

 

nh đến tháng 10/1961, có 85,8% số hộ dân vào HTX, 95% ruộng đất trong huyện được đưa vào HTX; Kim Sơn là một trong những đơn vị đầu tiên của miền Bắc đạt năng suất lúa 5 tấn/ha vào năm 1965, năm 1959 công tác bổ túc văn hóa của Kim Sơn được xếp thứ nhất tỉnh Ninh Bình; năm 1960, Đài truyền thanh Kim Sơn được Bộ Văn hóa xếp thứ nhất miền Bắc; phong trào văn nghệ phát triển mạnh, đội văn nghệ được hình thành ở hầu hết các xã, tiêu biểu có đội văn nghệ Nam Dân (Thượng Kiệm), đội văn nghệ Thị trấn Phát Diệm.

 

Công tác đấu tranh chính trị, vạch trần âm mưu của địch, vận động nhân dân ở lại xây dựng quê hương được Huyện ủy đặc biệt quan tâm. Phong trào quần chúng khoanh vùng trấn áp bọn phản cách mạng được phát động mạnh mẽ; các xã đều có phương án hiệu quả chống địch xâm nhập bờ biển và đường không, điển hình như tốp biệt kích Mỹ còn sống sót từ máy bay C47 rơi ở bãi Cần Thoi ngày 2/7/1961 bị bắt gọn.

 

Công tác xây dựng đảng, chính quyền, đoàn thể được Huyện ủy đặc biệt chú trọng. Trong vòng 10 năm, đến năm 1964, toàn đảng bộ đã có 1.029 đảng viên; các cơ quan ở huyện đều thành lập chi bộ trực thuộc Huyện ủy, các xã đều thành lập đảng bộ, đảng bộ gắn với HTX, chi bộ gắn với đội sản xuất; cuộc vận động “3 xây, 3 chống và công tác kiểm tra đảng đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng Đảng bộ vững mạnh; tiếp tục củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

 

Kính thưa quý vị đại biểu, các đồng chí và Nhân dân.

 

4. Trong 8 năm (từ 1965 - 1972), đế quốc Mỹ leo thang đánh phá Miền Bắc. Kim Sơn là vùng cửa ngõ chiến lược và chịu những đợt không kích dữ dội của không quân Mỹ, mở đầu là ngày 23/6/1965.

 

Gần 600 trận đánh, hàng ngàn tấn bom đã trút xuống hầu hết các địa bàn trong huyện, làm 370 người chết, 459 người bị thương. Với chủ trương mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi thôn xóm là một trận địa, cả huyện là một pháo đài. Trong các trận quyết chiến chống đế quốc Mỹ phá hoại, quân và dân Kim Sơn đã bắn rơi 8 máy bay (Dân quân Kim Đài 5, Thượng Kiệm 2, Văn Hải 1); nhiều tấm gương tập thể, cá nhân anh dũng được ghi nhận như: Anh hùng LLVT Trần Xuân Sinh, Liệt sỹ, anh hùng LLVT Nguyễn Bá Sơ; Dân quân Kim Đài, Thượng Kiệm, các xã Văn Hải, Lưu Phương, Hồi Ninh, Trì Chính, Chất Bình, Quang Thiện, Yên Lộc, Lai Thành, Thị trấn Phát Diệm.

 

Qua các kỳ Đại hội lần thứ IX, X, XI, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân hoàn thành mọi nghĩa vụ của hậu phương với tiền tuyến, chia lửa chiến đấu, chi viện cho chiến trường miền Nam, từ năm 1965 đến 1975, huyện Kim Sơn đã tổ chức 39 đợt giao quân với 12.190 thanh niên nhập ngũ và 3.818 thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến; đặc biệt là trong đợt cao điểm tháng 3/1975, huyện đã huy động vượt 20% chi tiêu quân số, góp phần cho cuộc tấn công “thần tốc”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

 

Tổng kết qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà đã đóng góp gần 40 vạn tấn lương thực, gần 5 vạn tấn thực phẩm; 1.908 người con ưu tú của Kim Sơn đã hy sinh tại các chiến trường, 866 thương binh, 823 bệnh binh; Nhà nước đã phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho 10 tập thể và 5 cá nhân; tặng thưởng 5 Bằng có công với nước, 17.573 huân, huy chương các loại, 2.485 Bằng khen; có 139 bà mẹ được Nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng. Đặc biệt, ngày 10/4/2001 Chủ tịch nước đã ký Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho Đảng bộ, nhân dân, các LLVT huyện Kim Sơn.

 

Sau ngày đất nước thống nhất, kể từ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII (10/5/1975), đến hết nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XV (7/11/1982), nhiệm Chính trị của Đảng bộ và nhân dân Kim Sơn chuyển sang một giai đoạn mới, đó là tập trung vào công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc. Huyện ủy đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả chiến tranh; đẩy mạnh cải tạo và phát triển kinh tế; chú trọng công tác xây dựng Đảng, nhất là công tác tư tưởng, kiểm tra, thi hành kỷ luật đảng.

 

Kính thưa các vị đại biểu, khách quý!

Thưa toàn thể nhân dân!

 

Kể từ Đại hội lần thứ XV đến nay, Đảng bộ Huyện đã trải qua 9 kỳ Đại hội. Kế thừa và phát huy truyền thống, cùng với sự phát triển chung của cuộc đổi mới và thành quả 30 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ Kim Sơn tiếp tục nâng cao bản lĩnh, đoàn kết, khắc phục khó khăn để lãnh đạo huyện nhà vững bước đi lên và đã giành được những kết quả tương đối toàn diện:

 

Công tác xây dựng Đảng được tập trung thực hiện đồng bộ: Công tác tổ chức bộ máy, cán bộ được quan tâm; công tác kiểm tra, giám sát Đảng được tăng cường; công tác dân vận được đẩy mạnh; công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí được tập trung chỉ đạo; phương thức lãnh đạo của cấp uỷ các cấp được chú trọng đổi mới, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo và đặc điểm của từng giai đoạn. Từ 21 đảng viên khi mới thành lập, đến nay Đảng bộ huyện có 74 đảng bộ, chi bộ trực thuộc Huyện uỷ, 8.327 đảng viên, trong đó có 902 đảng viên là người có đạo. Xếp loại tổ chức cơ sở đảng năm 2021 có 12/73 đảng bộ, chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 50/73 đảng bộ, chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ; 10 đảng bộ, chi bộ hoàn thành nhiện vụ, không có đảng bộ, chi bộ trực thuộc nào không hoàn thành nhiệm vụ. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của HĐND và UBND các cấp ngày càng đáp ứng yêu cầu; nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể được chú trọng đổi mới, góp phần quan trọng trong việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, dân chủ được phát huy; nhân dân phn tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, bộ máy chính quyền các cấp.

 

Về kinh tế xã hội:

 

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 7%/năm;

 

- Thu thu nội địa đạt trên 100 tỷ đồng;

 

- Sản xuất CN - TTCN, dịch vụ tăng bình quân;

 

- Sản lượng thủy, hải sản đạt trên 26,5 nghìn tấn;

 

- Nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực sản lượng lúa chất lượng cao ngày càng tăng, năng suất dẫn đầu toàn tỉnh;

 

- Đã sản xuất thành công giống lúa ST25 theo hướng hữu cơ tại Chất Bình, năng suất lúa đạt 69,4 tạ/ha, giá trị sản xuất trên 1 ha đất cách tác đạt 177 triệu đồng.

 

- Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, các thiết chế văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư nâng cấp;

 

- Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên và đạt mức khá của tỉnh; hiện có 76/78 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 97,43%.

 

- An sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 81,07%, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều chỉ còn 4,38%, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.

 

- Đến nay, đã có trên 90% đường giao thông nông thôn được cứng hóa; nhiều công trình hạ tầng khung quan trọng được đầu tư (như Đê biển Bình Minh 2, 3; đang hoàn thiện xây dựng đê Bình Minh 4; nâng cấp cải tạo 4 tuyến ĐT481, ĐT480, QL10, đường Nam sông Ân; nhiều công trình thủy lợi kết hợp giao thông và đặc biệt là đã khánh thành khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, âu Kim Đài...).

 

Định hướng và tầm nhìn phát triển dài hạn được Huyện uỷ đặc biệt quan tâm, hệ thống quy hoạch chủ yếu được chỉ đạo xây dựng đồng bộ như: (1) Quy hoạch vùng huyện, (2) Quy hoạch xây dựng khu vực đê Bình Minh II đến Cồn Nổi, (3) Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Phát Diệm;(3) Quy hoạch chung xây dựng đô thị Thị trấn Bình Minh; (4) Quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã trong huyện; triển khai Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển bền vững kinh tế vùng ven biển Kim Sơn).

 

Công tác xây dựng NTM được nhân dân đồng tình ủng hộ và đạt được nhiều kết quả quan trọng; bộ mặt nông thôn chuyển biến, rõ nét: Từ năm 2011 đến năm 2020, tổng nguồn vốn đã thực hiện là 4.196,6 tỷ đồng, trong đó Nhân dân đóng góp (tiền mặt, công trình, ngày công lao động, đầu tư pháp triển sản xuất là 1.677, 2 tỷ đồng); đến hết năm 2020 các xã đã tiếp nhận và huy động kinh phí, mua được 43.194 tấn xi măng, làm mới và nâng cấp được 354 km đường giao thông nông thôn, toàn huyện có 21/23 xã đã đạt chuẩn NTM, 01 xã đạt chuẩn NTM kiu mẫu (Đồng Hướng), 02 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (Thượng Kiệm, Lưu Phương), có 16 thôn, xóm đạt khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Phấn đấu huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2022.

 

Kính thưa các quý vị đại biểu!

Thưa các đồng chí!

 

Tổng kết thực tiễn 75 năm xây dựng và trưởng thành, qua 24 kỳ Đại hội, Đảng bộ huyện Kim Sơn có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu và bổ ích, đó là:

 

Thứ nhất, xác định nhất quán mục tiêu Chủ nghĩa xã hội, ly Học thuyết Mác Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động; quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước để áp dụng linh hoạt phù hợp với thực tiễn của địa phương.

 

Thứ hai, luôn chú trọng xây dựng Đảng bộ vững mạnh đi đôi với phát triển đảng viên, nhất là người có đạo; coi trọng công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng trên cả 3 phương diện: chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó xác định “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn đảng là nhiệm vụ then chốt, “công tác cán bộ là then chốt của then chốt”. Sức mạnh của Đảng bộ không phải chỉ ở số đông của tổ chức đảng và đảng viên mà mấu chốt là ở kỷ luật, kỷ cương trong đảng, ở chất lượng, sự gương mẫu, nhất là cơ quan cấp trên và người đứng đầu.

 

Thứ ba, chú trọng vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân, đặc biệt là coi trọng công tác nêu gương trong vận động quần chúng – “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, tạo sức mạnh tổng hợp, hoàn thành mọi nhiệm vụ chính trị.

 

Thực tiễn hoạt động cách mạng của Đảng bộ Kim Sơn đã chỉ rõ: Chỉ khi nào quần chúng được giác ngộ cách mạng, tập hợp thành một lực lượng hùng hậu thì sự nghiệp cách mạng mới thành công. Đảng phải lãnh đạo Chính quyền và cả hệ thống chính trị cùng chăm lo đến đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần của Nhân dân; quan tâm phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu vì hạnh phúc của Nhân dân.

 

Kính thưa các vị đại biểu, khách quý!

Thưa toàn thể nhân dân!

 

Tự hào về chặng đường gần 200 năm thành lập huyện, 75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng bộ huyện, 68 năm huyện Kim Sơn được giải phóng và hân hoan trong niềm vui chung với những thành tựu to lớn của tỉnh Ninh Bình sau 30 năm tái lập, Đảng bộ, chính quyền, quân, dân huyện Kim Sơn càng ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tiếp nối truyền thống và làm rạng danh quê hương. Nhiệm vụ thời gian tới là rất nặng nề, còn nhiều khó khăn, thách thức. Song, với bản lĩnh vững vàng, khiêm tốn, cầu thị, tinh thần đoàn kết, ý chí khát vọng vươn lên, các thế hệ cán bộ, đảng viên, người dân Kim Sơn nguyện:

 

- Sẽ nỗ lực, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đã đề ra,

 

- Tiếp tục đồng lòng, kiên định mục tiêu: Vươn ra biển lớn, kiến tạo và xây dựng quê hương Kim Sơn giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh, đẹp về văn hoá, xứng đáng là quê hương anh hùng của một dân tộc anh hùng.

 

Kính chúc các vị đại biểu, khách quý, các đồng chí và toàn thế nhân dân mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công!

 

Xin trân trọng cảm ơn!

 

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 2126418

Trực tuyến: 212

Hôm nay: 1701