Trang Thông tin điện tử

Huyện Kim Sơn

Thứ tư, 03/07/2024

Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn

Dịch tả lợn Châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người

Thứ sáu, 22/03/2019 467 lượt xem
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Dịch tả lợn Châu Phi có ảnh hưởng rất lớn đối với đàn lợn và kinh tế người dân. Hiện nay đã có 19 tỉnh, thành trên cả nước công bố nhiễm dịch, để chủ động phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, thời gian này huyện Kim Sơn đã triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát sớm dịch bệnh trên các đàn lợn. Theo đó, UBND huyện đã trích quỹ dự phòng mua 54 tấn vôi bột phát cho 27 xã, thị trấn để khử trùng tiêu độc; thành lập Tổ công tác liên ngành thực hiện kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn các hành vi vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm và các sản phẩm của gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch của cơ quan Thú y, ra vào và lưu hành trên địa bàn huyện.

 

Ông Trần Văn Phình - xã Đồng Hướng phun hóa chất tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi lợn

 

Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các hộ chăn nuôi và nhân dân hiểu rõ dịch tả lợn Châu Phi không lây nhiễm và gây bệnh ở người. Đặc điểm chính của dịch tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, bệnh lây lan nhanh trên loài lợn, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn, tỷ lệ lợn chết cao lên đến 100%, bệnh lây lan chủ yếu do có yếu tố tác động của con người như vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn bị bệnh, nghi mắc bệnh từ nơi này đến nơi khác.

 

Triệu chứng điển hình của Bệnh dịch tả lợn châu Phi là thời gian ủ bệnh từ 5 - 10 ngày, sốt cao 41 – 420c, kéo dài liên tục 4 ngày với thể trạng bình thường, sau đó lợn ủ rũ, lờ đờ, suy nhược, ho thở khó, run, dáng đi loạng choạng, nằm chồng lên nhau, lợn nái sảy thai. Xuất huyết thâm tím ở vùng tai, bẹn và mặt đùi sau, chân rồi hoại tử. Đỏ ửng ở vùng da đỉnh tai, chân trước và chân sau. Trước khi chết, con vật có biểu hiện triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có lẫn bọt ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy…Hiện nay chưa có vắcxin, thuốc điều trị được bệnh Dịch tả lợn Châu Phi mà giải pháp phòng bệnh là chính. Do đó các ngành chức năng khuyến cáo các hộ chăn nuôi thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; hạn chế người và phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; phun hóa chất sát trùng tiêu độc theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y. Các hộ chăn nuôi và toàn thể người dân cần thực hiện tốt phương châm 5 không đó là: Không giấu dịch; Không bán chạy lợn ốm chết;  Không giết mổ lợn ốm chết; Không vứt xác lợn ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa cho lợn.

 

Các ngành chức năng cũng khuyến cáo người tiêu dùng cần bình tĩnh, không nên hoang mang tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh. Người tiêu dùng nên mua các sản phẩm thịt lợn từ các cửa hàng uy tín, thịt có màu đỏ tươi tự nhiên, mỡ trắng sáng, da không có các đốm hay các vết khác thường và phải nấu chín kỹ trước khi sử dụng. Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, phải thông tin ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời xác minh, xử lý vi phạm và được bảo vệ quyền lợi.

 

Tin, ảnh : Nguyễn Chinh – Đài truyền thanh huyện

Một cửa điện tử
Văn bản điện tử
Bình chọn

Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?

Văn bản mới
Xem thêm
Thống kê truy cập

Lượt truy cập: 1814233

Trực tuyến: 215

Hôm nay: 1575

W88 113.80 - https://139.99.113.80/