Chàng thanh niên trẻ với niềm say mê làm tượng
Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, có nhiều, rất nhiều ngành nghề để những người trẻ lựa chọn, đối với chàng thanh niên Đỗ Văn Cần, anh đã chọn cho mình một công việc đòi hỏi sự kiên trì, cần mẫn và đôi tay nghệ thuật cùng với 1 tâm hồn nghệ sĩ, đó là nghề điêu khắc tượng gỗ.
Anh Đỗ Văn Cần sinh năm 1990 tại xóm 17, xã Đồng Hướng trong một gia đình có truyền thống về làm đồ mộc. Ngay từ nhỏ, anh đã mê mẩn những đường nét chạm trổ rồng, phượng trong các nhà thờ, đền chùa, miếu, đặc biệt là những pho tượng Phật. Bén duyên với nghề tạc tượng từ năm 13 tuổi do người chú ruột của mình cầm tay chỉ việc, anh Cần vào nghề tự nhiên như hít thở khí trời. Sau khi học xong THPT, anh quyết định đi “tầm sư học đạo” rèn luyện thêm về điêu khắc tượng gỗ tại nhiều địa phương như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bến Tre, Nha Trang – những nơi nghề chế tác gỗ phát triển; đến năm 2015, anh về quê lập gia đình và thành lập xưởng chế tác tại nhà. Tuy mới thành lập, diện tích xưởng không lớn, nhưng với tay nghề và uy tín của mình, anh Cần có nhiều đơn hàng đến từ các tỉnh thành trên cả nước như Nam Định, Lạng Sơn, Gia Lai, Phú Xuyên, Lâm Đồng…
Anh Đỗ Văn Cần bên tác phẩm tượng Phật Di Lặc mới hoàn thành
Hiện, xưởng chế tác của anh đang có 2 thợ làm việc thường xuyên với mức lương từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Nhờ vào sự tín nhiệm của khách hàng, thu nhập mỗi năm của anh Đỗ Văn Cần đạt từ 150 – 200 triệu đồng.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Cần cho rằng tạc tượng là một “nghề tâm linh”, người làm tượng phải có tâm, một cái tâm thanh tịnh, trong sáng, không ham lợi lộc, khi tinh thần thoải mái thì bức tượng mình tạo ra tự nhiên, có hồn và toát lên vẻ đẹp của từng vân gỗ, nhánh cây, vẻ đẹp mà Mẹ thiên nhiên ban tặng. Điều đặc biệt là tất cả những bức tượng do anh Cần chế tác đều chạm, khắc thủ công, không có sự tham gia của máy móc. Mỗi khi tạc xong một bức tượng Phật, tượng tam đa, thần tài …anh đều cảm thấy trong mình thanh thản bởi đã được đóng góp sức mình vào việc kế thừa, phát huy truyền thống cha ông trong việc gìn giữ “những biểu tượng tâm linh” của dân tộc.
Các tác phẩm được khách đặt hàng
Trong việc điêu khắc tượng gỗ, đối với tượng lớn đòi hỏi người thợ không chỉ khéo léo mà cần có sức khỏe dẻo dai và giàu kinh nghiệm, biết nhìn thớ gỗ để chế tác tượng vừa cân đối lại tiết kiệm được nguyên liệu cũng như thời gian. Tượng có kích thước nhỏ lại đòi hỏi phải chính xác đến từng chi tiết dù là bé nhất, những phần hoàn thiện như mài, sơn tượng chiếm nhiều thời gian nhất. Trong những tác phẩm anh Cần tâm đắc nhất có thể nói đến bức tượng “Đạt Ma dưới gốc bồ đề” làm từ gỗ hương Đắk Lắk. Hình ảnh Đạt Ma sư tổ dưới gốc cây bồ đề là biểu trưng của sự nhẫn nại, giác ngộ và kiên định với mọi cám dỗ trong cuộc sống. Tượng gỗ Đạt Ma nhắc nhở các thành viên trong gia đình phải sống tu tâm, dưỡng tính, không vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi giá trị của bản thân mình, đây cũng là điều anh luôn tâm niệm trong lòng để làm nghề và theo nghề bằng tất cả tâm huyết của mình.
Bức tượng Đạt Ma dưới gốc bồ đề
Không chỉ theo đuổi niềm đam mê làm tượng Phật, anh Cần còn là một Bí thư đoàn cơ sở nhiệt tình, cùng với thanh niên trong xóm 17, xã Đồng Hướng đóng góp ngày công làm đường giao thông thôn xóm, dọn dẹp vệ sinh môi trường, góp phần xây dựng quê hương.
Ngày nay, với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, máy móc làm thay con người, rất nhiều công đoạn sản xuất của các nghề truyền thống với độ chuẩn xác cao, kể cả những chi tiết tỉ mỉ. Do vậy, để người tiêu dùng lựa chọn hàng thủ công với giá đắt hơn thay cho hàng sản xuất công nghiệp hàng loạt, chính là nhờ cái hồn của sản phẩm được người thợ tạo ra trong quá trình sản xuất. Do vậy, việc đào tạo rèn giũa nghề, xây dựng nguồn nhân lực cũng như tôn vinh, ghi nhận đóng góp của những nghệ nhân, những người trẻ tuổi như anh Đỗ Văn Cần là hoạt động có ý nghĩa đối với việc bảo tồn các giá trị làng nghề.
Diệu Hoa – Đài Truyền thanh huyện
-
Lễ ra quân tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm y tế hộ gia đình
Thứ năm, 08/05/2025 60 lượt xem
-
Kim Sơn chủ động triển khai các phương án PCTT&TKCN
Thứ tư, 07/05/2025 102 lượt xem
-
Lãnh đạo huyện thăm, tặng quà các cơ sở tôn giáo nhân dịp Lễ Phật đản 2025
Thứ ba, 06/05/2025 152 lượt xem
-
Lớp Bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng năm 2025
Thứ ba, 06/05/2025 64 lượt xem
-
Tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất
Thứ ba, 06/05/2025 91 lượt xem
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
TB về việc cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, cấp xã
Thứ ba, 29/04/2025 42 lượt xem
-
Thông báo về việc tổ chức lấy ý kiến tham gia vào điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Thứ hai, 28/04/2025 121 lượt xem
-
THÔNG BÁO Về việc tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Kim Sơn
Thứ ba, 25/03/2025 241 lượt xem
-
TB Công bố công khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 huyện Kim Sơn
Thứ ba, 11/03/2025 382 lượt xem
-
Thư mời về việc báo giá cho hoạt động: Tập huấn hướng dẫn Thông tư số 24/2024/TT-BTC và hướng dẫn cập nhật những thay đổi trên phần mềm kế toán
Chủ nhật, 09/03/2025 188 lượt xem
-
Báo cáo Kết quả về việc chấp hành Luật Tố tụng hành chính và thi hành án hành chính năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Sơn
Ban hành: 26/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm 5, xã Kim Trung, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm 4, xã Kim Đông, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm 5, xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm 4, xã Kim Tân, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm 4, xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm Trung Chính, xã Văn Hải, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm 4, xã Định Hóa, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm 7B, xã Lai Thành, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
-
QUYẾT ĐỊNH Công nhận xóm 2, xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025
Ban hành: 23/04/2025
Lượt truy cập: 2465412
Trực tuyến: 41
Hôm nay: 2001