BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, BẢO VỆ CÁC DÒNG SÔNG LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TOÀN XÃ HỘI VÀ MỖI NGƯỜI
Bùi Thị Thuý- Uỷ viên BTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Kim Sơn
Kim Sơn là huyện ven biển duy nhất của tỉnh, có hệ thống sông ngòi dày đặc, với tổng chiều dài các con sông lên tới 100 km; điển hình có 3 con sông lớn là sông Đáy, sông Càn và sông Vạc có lượng phù sa lắng đọng lớn, góp phần quan trọng vào hội tụ, lấn ra biển Đông hằng năm; bên cạnh đó còn có dòng sông Ân chảy ngang qua trung tâm huyện gắn liền với cầu Ngói từ lâu đã là một trong những biểu tượng đặc trưng; ngoài ra còn có sông Yêm, sông Cà Mau, sông Hoành Trực cùng với các sông nhánh là ranh giới giữa các xã, thị trấn, tạo thành một hệ thống sông ngòi, dọc ngang, dày đặc có ý nghĩa như một công trình văn hoá, khoa học mà cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vừa có tác dụng điều tiết, tưới tiêu nước phục vụ sản xuất, thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, có tác dụng ngăn mặn, dự trữ nước ngọt, chống thoát lũ, vừa tạo nên vẻ đẹp trữ tình, khác biệt hiếm có của một miền quê ven biển.
Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Kim Sơn đã có nhiều giải pháp, triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ các dòng sông, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, thu được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên thời gian gần đây, việc mở rộng các tuyến đường giao thông, xây dựng cầu, cống phục vụ cho chỉnh trang đô thị, xây dựng Huyện đạt chuẩn nông thôn mới đã làm hạn chế dòng chảy ở một số nơi; việc xả thải ra sông các loại chất thải từ sinh hoạt, hoạt động chăn nuôi của một số hộ gia đình, cơ sở sản xuất đã gây ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan đô thị và nông thôn, được cử tri và Nhân dân quan tâm, phản ánh… Nguyên nhân cơ bản là do nhận thức trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của một bộ phận Nhân dân còn thấp; công tác quản lý nhà nước của chính quyền một số nơi chưa quyết liệt, chưa thật sự quan tâm, sâu sát đến việc quản lý dòng sông trên địa bàn; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Kim Sơn lần thứ XXIV, xây dựng huyện Kim Sơn đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2023. Ngày 20/12/2021, Ban chấp hành Đảng bộ huyện ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025; tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tiêu chí về môi trường, nâng cao chất lượng môi trường sống, đảm bảo sức khoẻ cho người dân luôn được huyện đặc biệt quan tâm. Ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 28/4/2022 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; đưa nhiệm vụ bảo vệ môi trường là một trong nội dung trọng tâm trong chương trình công tác hằng năm, hằng tháng gắn thực hiện chủ đề công tác năm về “Đoàn kết, kỷ cương; chỉnh trang hạ tầng đô thị, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới”.
Đặc biệt Ban Thường vụ Huyện uỷ ban hành Kế hoạch số 64-KH/HU, ngày 02/8/2022 về triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới - phát động phong trào bảo vệ, giữ gìn vệ sinh và cải tạo cảnh quan môi trường; UBND huyện ban hành Kế hoạch số 155/KH-UBND về tổ chức lễ phát động phong trào thi đua “Ngày thứ bảy xanh, Ngày Chủ nhật sạch”; trong đó tập trung các giải pháp như: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao tính tự giác, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ hành lang an toàn giao thông, chỉnh trang cảnh quan và bảo vệ, giữ gìn môi trường sống “sáng, xanh, sạch, đẹp”, “…thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải theo nội dung của Đề án thu gom xử lý rác thải cảu các đơn vị, xã, thị trấn…, “…tổ chức thu gom, vớt rác thải trôi nổi trên sông, kênh mương…”, “…thực hiện đồng bộ công tác vệ sinh môi trường với đảm bảo trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông và chỉnh trang đô thị”; thành lập tổ công tác kiểm tra, giám sát; phân công các đồng chí thành viên phụ trách các tiểu khu, các xã; hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Ban Thường vụ Huyện uỷ; theo đó hàng tuần (ngày thứ Bảy hoặc Chủ nhật) các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia vệ sinh môi trường. Phong trào đã được người dân đồng tình, hưởng ứng cao; chỉ sau 8 tháng phát động, toàn huyện đã trồng được 23,4 km đường Hoa; làm trên 200 bồn Hoa; trồng được trên 20.000 cây các loại; nạo vét, khơi thông 15,5 km sông, ngòi; thực thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải các xã được thực hiện theo đúng quy định; đã nâng cao tính tự giác, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân trong việc tham gia xây dựng, bảo vệ, cải tạo môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
UBND huyện ban hành nhiều văn bản lãnh đạo quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác vệ sinh môi trường; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc đối với các hoạt động của Trung tâm VSMTĐT, hoạt động thu gom rác thải và quản lý mặt nước của HTX Thành Đạt (thu gom vớt rác sông Ân từ Hùng Tiến đến cầu Yên Bình, xã Yên Lộc); khu xử lý rác thải tại xã Kim Đông; quy chế về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn; thực hiện các Quy chế quản lý các dòng sông trên địa bàn huyện Kim Sơn, yêu cầu các xã thực hiện nghiêm túc quản lý các dòng sông thuộc địa bàn mình phụ trách, không để hiện tượng có các vật cản trên sông, không xây dựng các công trình lấn chiếm trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi, không xây cầu, cống mới tự phát qua sông; không để nguyên vật liệu xây dựng, luồng tre, nứa hai bên bờ sông Ân; không để xảy ra tình trạng đổ chất thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp xuống các dòng sông, nghiêm cấm hoạt động chăn nuôi trên sông, sử dụng công kích điện để khai thác thuỷ sản. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và xử lý các phế thải trong sản xuất đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, chế biến, nông sản, thuỷ sản được tăng cường hơn. Nội dung bảo vệ môi trường, bảo vệ hành lang các dòng sông được đưa vào hương ước của các thôn, xóm, khối, phố, là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại kết quả hoạt động hàng năm của khu dân cư.
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể huyện có nhiều mô hình, cách làm cụ thể, thiết thực như: Hướng dẫn hộ gia đình biết cách phân loại, xử lý rác bằng men vi sinh tại hộ gia đình; không vứt bừa bãi vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật ra môi trường, nhất là trên các dòng sông; phòng, chống rác, thải nhựa, nói không với túi ni lông; hãy làm sạch biển; trồng cây, hoa; vẽ tranh bức hoạ…; công tác tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh, pano, khẩu hiệu được tăng cường.
Có thể nói công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ các dòng sông thời gian qua đã được các cấp, các ngành, MTTQ, các đoàn thể tập trung, có chuyển biến rõ nét, Nhân dân phấn khởi, đồng tình, hưởng ứng tham gia các phong trào của huyện; cảnh quan môi trường trên các dòng sông được cải thiện, thông thoáng, hiện tượng rác thải, nước thải, bèo bồng trôi trên sông giảm đáng kể, không còn như trước; ý thức, trách nhiệm của người dân về bảo vệ môi trường, dòng sông được nâng lên. Song bên cạnh những kết quả đạt được, hiện tượng người dân xả rác thải sinh hoạt, nước thải trong sản xuất ra sông vẫn còn; việc phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm môi trường còn ít, chưa triệt để, chưa có tác dụng răn đe, cảnh báo, ngăn ngừa; giám sát của MTTQ, các đoàn thể và người dân có mặt còn hạn chế; nhận thức của một bộ phận người dân vẫn còn hạn chế, tuỳ tiện, thậm chí cố tình; hương ước thôn, xóm, khối, phố chưa thể hiện được tính cam kết, giám sát và đấu tranh cộng đồng dân cư về những vi phạm; sự vào cuộc của hệ thống chính trị ở nhiều cơ sở chưa cao, chưa có biện pháp đồng bộ, công tác quản lý nhà nước có nơi yếu kém, cá biệt có nơi chưa quyết liệt, né tránh, ngại va chạm, giải quyết không triệt để; công tác kiểm tra, đôn đốc không thường xuyên, sâu sát; các tổ đoàn thể cơ sở chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm, phát động phong trào còn hình thức, chưa thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên và người dân tham gia; công tác tuyên truyền, vận động chưa thường xuyên, chưa da dạng các hình thức và phương pháp, chưa đủ thấm sâu, làm thay đổi thói quen, ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân trong việc tham gia xây dựng, bảo vệ môi trường.
Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, là năm có nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của tỉnh, huyện, năm huyện Kim Sơn đón nhận bằng đạt chuẩn nông thôn mới; thời điểm này, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đang tập trung cao độ đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các công trình, dự án trên địa bàn huyện; vì vậy đòi hỏi các cấp, các ngành và Nhân dân trong huyện cần quyết tâm, nỗ lực nhiều hơn nữa. Các cấp uỷ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, có những giải pháp quyết liệt, hiệu quả hơn; đưa nội dung trên là một trong những nội dung trọng tâm trong chương trình công tác hằng tháng và sinh hoạt chuyên đề định kỳ của các chi bộ; đưa nội dung về bảo vệ môi trường là một trong tiêu chí để đánh giá, xếp loại thi đua hằng năm. UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý, có sự phối hợp chặt chẽ, phân định rõ ranh giới, trách nhiệm từng dòng sông, bờ sông theo địa bàn, thực hiện nghiêm quy chế quản lý các dòng sông đã ban hành, chặt chẽ và thường xuyên trong việc phối hợp; kiên quyết giải toả các trường hợp vi phạm lấn chiếm lòng sông, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm mới; thực hiện thường xuyên, đồng bộ các giải pháp thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý rác thải nông thôn, rác thải đô thị; thực hiện phân loại các chất thải tại nguồn, nhất là rác thải sinh hoạt; tổ chức lắp đặt camera ở những địa điểm thường xuyên vi phạm về xả rác thải; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm cơ sở sản xuất, hộ gia đình, cá nhân vi phạm; rà soát, bổ sung những vấn đề cụ thể trong vệ sinh môi trường và bảo vệ các dòng sông trong hương ước của thôn, xóm, khối, phố; tăng thời lượng, đa dạng hình thức, nội dung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để mỗi người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm, giữ gìn, đấu tranh bảo vệ vệ sinh môi trường, bảo vệ dòng sông quê hương. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể phát huy hơn nữa vai trò trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đoàn viên, hội viên, Nhân dân, nhất là việc phân loại, xử lý rác ngay tại gia đình; tiếp tục duy trì, xây dựng nhân rộng các mô hình tự quản, kiểm tra, giám sát, phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân tích cực tham gia phong trào“Ngày thứ Bảy xanh, ngày Chủ nhật sạch”, hình thành ý thức, thay đổi hành vi của từng người dân và toàn xã hội. Phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
Bảo vệ môi trường, bảo vệ các dòng sông chính là bảo vệ cuộc sống của tất cả chúng ta, là nghĩa vụ, là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi người; hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông, góp phần xây dựng quê hương Kim Sơn ngày càng giàu đẹp.
-
Điểm sáng Dân vận khéo thực hiện phong trào thi đua “Ngày thứ Bảy xanh, ngày Chủ nhật sạch”
Thứ tư, 20/11/2024 82 lượt xem
-
Ngành Giáo dục và đào tạo huyện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Thứ tư, 20/11/2024 81 lượt xem
-
Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh, Huyện thăm, chúc mừng các cơ sở giáo dục và Nhà giáo nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)
Thứ ba, 19/11/2024 736 lượt xem
-
Các đồng chí lãnh đạo huyện dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các khu dân cư
Thứ hai, 18/11/2024 145 lượt xem
-
Khai giảng lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới khóa III năm 2024
Thứ hai, 18/11/2024 48 lượt xem
Bạn quan tâm mục gì nhất trong Website của chúng tôi?
-
Thông báo Kết quả xét tuyển Vòng 1 và triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự tuyển Vòng 2 Kỳ tuyển dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện Kim Sơn năm 2024
Thứ tư, 20/11/2024 112 lượt xem
-
THÔNG BÁO Chỉ tiêu tuyển dụng viên chức còn lại sau khi tổ chức xét tuyển theo chính sách thu hút
Thứ tư, 06/11/2024 242 lượt xem
-
V/v góp ý vào dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 đối với 04 xã Hùng Tiến, Như Hoà, Văn Hải và xã Thượng Kiệm
Thứ hai, 21/10/2024 308 lượt xem
-
THÔNG BÁO Về việc lấy ý kiến đối với việc đề nghị xét tặng danh hiệu “Xã, thị trấn tiêu biểu” năm 2024
Thứ hai, 21/10/2024 227 lượt xem
-
Thông báo tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến”
Thứ sáu, 04/10/2024 107 lượt xem
-
QĐ công bố cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện
Ban hành: 04/11/2024
-
Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra huyện Kim Sơn
Ban hành: 01/11/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố thủ tục hành chính và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được phân cấp cho Phòng Nội vụ huyện Kim Sơn
Ban hành: 30/10/2024
-
V/v tham gia Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”
Ban hành: 18/10/2024
-
BC Kết quả tổ chức thực hiện “Tuần dịch vụ công trực tuyến” tại Trung tâm Một cửa liên thông huyện
Ban hành: 10/10/2024
-
NQ quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Kim Sơn
Ban hành: 09/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Phạm Văn Khoa và vợ là Đoàn Thị Thu, địa chỉ tại xóm Luận, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Nguyễn Văn Tiến và vợ là Phạm Thị Khánh Linh, địa chỉ tại phố Phúc Nam, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc giao đất cho ông Giang Văn Độ và vợ là bà Nguyễn Thị Hương, địa chỉ tại phố Văn Miếu, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
Ban hành: 08/10/2024
Lượt truy cập: 2126450
Trực tuyến: 215
Hôm nay: 1733